Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 2

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB còn nhiều hạn chế như: tập trung vào kiến thức hơn là việc giáo dục, uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của học sinh; nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức chưa phong phú, xa dời thực tiễn và mang tính giáo điều; công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa tốt… Vì vậy, nếu công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo dức cho HSCB thực hiện tốt vai trò của nó, sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và đảm bảo sự thành công trong tương lai của học sinh. Việc nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Vì vây tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, Thường Tín, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Các nghiên cứu về giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi nền giáo dục. Điểm qua trên thế giới qua nhiều thời kỳ, từ thời cổ đại đến nay, các nhà giáo dục đều quan tâm tới giáo dục đạo đức cho học sinh và cho đó là nhiệm vụ trọng tâm trong các nhà trường. Ở phương Đông, Khổng Tử, là nhà giáo dục đạo đức, đặt nền móng cho lý luận giáo dục đạo đức học sinh. cho đến nay các tư tưởng về giáo dục đạo đức vẫn còn có giá trị trong nền dục hiện đại của nhiều nước. Ở phương Tây, từ thời cổ đại, Aristôt đã chia con người thành ba bộ phận là xương thịt, ý chí và lý chí, tương đương với cấu trúc đó có ba nội dung giáo dục là thể dục, đức dục và trí dục. Giáo dục dạo đức cho học sinh là một trong ba nội dung của giáo dục.

J.A.Cômenxki là một nhà giáo dục vĩ đại, người đặt nền móng cho cho việc xây dựng nền giáo dục tiên tiến đã khẳng định: Nhà trường là xưởng rèn nhân cách, quá trình giáo dục phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên “như sinh hoạt của cỏ, cây, hoa, lá, của cuộc sống xem có phù hợp không, nếu không phù hợp sẽ trái quy luật và dẫn tới đổ vỡ trong giáo dục. [22, tr.87].

Mác và Ănghen đã xây dựng nên học thuyết khoa học của mình, về sự phát triển xã hội gắn với phát triển toàn diện con người. Hai ông đã chỉ ra sự tất yếu xuất hiện của một kiểu đạo đức mới trong lịch sử - đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Theo Ph.Ăngghen, đây là nền đạo đức “đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích của tương lai, tức là đạo đức vô sản, là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [7, tr.136].

Tiếp tục tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, trong quá trình đấu tranh chống lại các học thuyết đạo đức duy tâm, phản động đang đầu độc giai cấp công nhân và nhân dân lao động, V.I. Lênin đã khẳng định sự tất yếu ra đời của “luân lý cộng sản” và “đạo đức cộng sản” [32, tr.366] Trong đó, V.I. Lênin đã chỉ ra thực chất cách mạng của nội dung đạo đức mới đó là: “Những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản” [32, tr.369]

Những luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu quản lý quá trình giáo dục phẩm chất nhân cách nhằm đảm bảo cho con nguời phát triển một cách toàn diện, là cơ sở khoa học để xây dựng, phát triển và quản lý nền giáo dục mới - nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga xã hội chủ nghĩa ra đời, giáo dục bị phân chia thành hai dòng phát triển là giáo dục tư bản chủ nghĩa và giáo dục xã hội chủ nghĩa cùng song song tồn tại. Mỗi dòng giáo dục dựa trên những cơ sở phương pháp luận khác nhau và có những quan niệm khác nhau về giáo dục đạo đức cho học sinh. Dòng giáo dục xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều tác phẩm về giáo dục đạo đức cho họcsinh ra đời vào thời kỳ này, tiêu biểu là M.I. Calinin. Nhiều bài viết của M.I.Calinin về giáo dục đạo đức đã được dịch ra tiếng Việt. Đặc biệt là tác phẩm“Giáo dục cộng sản”, do Nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1973, đã được sử dụng làm tài liệu giáo dục khá phổ biên trong các nhà trường lúc bấy giờ.

Bàn về học sinh cá biệt, của tác giả Fine Benjamin; nhà xuất bản New York:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

E. P Dutton& Co...1967 đã cho rằng “ Cuốn sách của một nhà lỗi lạc đã chỉ cho các bậc phụ huynh, những người giáo viên và tất cả mọi người cách làm thế nào để

ngăn chặn tình trạng học sinh sa sút trong học tập”. Tác giả đưa ra nguyên nhân học kém của trẻ và đưa ra phương pháp mà tất cả chúng ta cần làm để giúp đỡ chúng. Đây là một tài liệu tham khảo quý báu dành cho phụ huynh và giáo viên. [22,tr 253].

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 2

Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đó, dân tộc đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức tốt đẹp như: Yêu quê hương, đất nước; đoàn kết, anh dũng trong cải tạo thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; ham học hỏi và giàu lòng nhân nghĩa, thủy chung... Bàn về đạo đức, Bác Hồ đã khẳng định “Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nước thì sông sẽ cạn. Theo Bác thì con người có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính….thiếu một đức thì không thành người. Đặc biệt Người nhấn mạnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống mà do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[21, Tr612].Vì vậy, trong nhà trường phải dạy cho thanh thiếu niên biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà dũng cảm.

Kế thừa tư tưởng của Bác, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức. Tiêu biểu như "Giáo trình đạo đức" của Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ; Tác phẩm “Đạo hiếu- nhân cách của con người Việt Nam” của Phạm Khắc Chương; “Những vấn đề giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta ” của Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Văn Phúc; “Phương pháp giáo dục cho trẻ em hư” của Phạm Công Sơn -Tô Quốc Tuấn (1997),...

2.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức

Vấn đề quản lý giáo dục đạo đức được nhiều lĩnh vực cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình là luận văn, luận án nghiên cứu vấn đề này:

Tác giả Bùi Thị Kim Liên (2011) nghiên cứu về “Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cấp THPT tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Trực Ninh

- tỉnh Nam Định”. Luận văn thạc sỹ Giáo dục học - Học viện Quản lý giáo dục. Đã đề

cập về việc nâng cao đạo đức cho học sinh khối bổ túc văn hóa có học sinh đầu vào có xếp loại hạnh kiểm thường thấp hơn khối công lập.

Nguyễn Văn Thiệu (2014), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Thăng Long Hà Nội, luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục- Học viện Khoa học xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Thăng long Hà Nội, Hiệu trưởng đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh THPT Thăng Long Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Nguyễn Thanh Phú (2014), Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền Đông Nam bộ”, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, viện KHGDVN. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới và nâng cao kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm.

Nguyễn Thị Thi (2017), Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án tiễn sĩ quản lý giáo dục – Học viện quản lý giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội, Luận án đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB hiện nay cũng có một số bài viết. Tuy nhiên, chủ yếu là dạng các bài viết mang tính chất tổng kết kinh nghiệm của các trường phổ thông, chưa có nghiên cứu khoa học nào. Vì vậy, tôi lựa chon đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HSCB trường THPT nói chung và trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín nói riêng.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín, huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội góp phần cải thiện nhân cách học sinh cá biệt, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT.

Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội.

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT Tô Hiệu,huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín.

Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín.

Giới hạn về khách thể khảo sát:100 học sinh khối 10, 11, 12; 12 cán bộ quản lý và tổ trưởng, ban quản lý học sinh gồm: 02 ban giám hiệu, 5 tổ trưởng và 5 cán bộ trong ban quản lý học sinh; 38 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín.

Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong 3 năm học: Từ năm 2016 đến năm 2018

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các nguyên tắc và cách tiếp cận của đề tài

Đề tài nghiên cứu theo nguyên tắc hệ thống trong mối quan hệ biện chứng, liên quan với nhau, qui định theo một logic nhất định và theo nguyên tắc định tính và định lượng trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT.

Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm hệ thống cấu trúc; quan điểm lịch sử- lôgic; quan điểm thực tiễn trong quá trình nghiên cứu; chức năng quản lý.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu,văn bản liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức để hệ thống các vấn đề lí luận của đề tài.

5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.2.1. Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra bảng hỏi nhằm thu thập thực trạng giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.Khách thể điều tra gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.

5.2.2.2. Các phương pháp quan sát: Quan sát, ghi chép những vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá.

5.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng, nguyên nhân thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học sinh về các nội dung liên quan đến đề tài. Phương pháp này nhằm thu thập các ý tưởng, các kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường được chọn làm người được phỏng vấn.

5.2.2.4. Các phương pháp xử lí số liệu: Nhằm xử lý kết quả điều tra, đánh giá chính xác kết quả nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB. Đề tài có thể làm tài liệu

tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường học về nội dung liên quan tới tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh cá biệt trung học phổ thông.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là căn cứ cho các trường THPT trong quá trình xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB. Ngoài ra những đóng góp của đề tài sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho những nghiên cứu sau này tại địa phương

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông

1.1.1. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức

1.1.1.1. Khái niệm đạo đức

Có nhiều khái niệm đạo đức khác nhau, phụ thuộc vào góc độ tiếp cận vấn đề. Theo Từ điển tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc qui định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định”. [33,tr 211]

Dưới góc độ triết học, các nhà nghiên cứu cho rằng “Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan hệ thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự” [8,tr145].

Dưới góc độ Đạo đức học: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”[10, tr 12]

Dưới góc độ giáo dục học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con người với con người” [33,tr 170-171]

Ngày nay sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các qui tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Các giá trị đạo đức hiện nay ở Việt Nam là sự kết họp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí