Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


NGUYỄN THỊ THÚY


NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tính, giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức khoa học và tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên


Nguyễn Thị Thúy

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các luận điểm và kết quả nghiên cứu được nêu trong khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên


Nguyễn Thị Thúy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp của đề tài 5

7. Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục 6

1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ 6

1.1.2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” 6

1.2. Khái niệm nhân vật bình phàm 8

1.2.1. Khái niệm nhân vật 8

1.2.2. Khái niệm nhân vật bình phàm 10

Chương 2. NHẬN DIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC 12

2.1. Thống kê nhân vật bình phàm 12

2.2. Phân loại nhân vật bình phàm 14

2.3. Các đặc điểm của nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục 15

2.3.1. Địa vị xã hội của nhân vật bình phàm 15

2.3.2. Tư tưởng, lối sống của nhân vật bình phàm 16

2.3.3. Số phận của nhân vật bình phàm 25

Chương 3. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC 31

3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 31

3.2. Các motip phổ biến 34

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm 40

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lí do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Nguyễn Dữ chỉ để lại một tác phẩm duy nhất là Truyền kì mạn lục. Chỉ với tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì lên một tầm cao mới. Tác phẩm đã chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Nguyễn Dữ chính là “cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam” [12, 213]. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn vị trí của tác giả và tác phẩm trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Một số tác phẩm trong Truyền kì mạn lục được đưa vào sách giáo khoa, giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông cho thấy vị trí của Nguyễn Dữ đối với văn học dân tộc. Đó là Chuyện người con gái Nam Xương trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Hơn nữa, nhân vật bình phàm là cầu nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. Sau khi học xong phần văn học trung đại, học sinh được tiếp xúc với các tác phẩm văn học hiện đại có các nhân vật bình phàm. Việc tìm hiểu “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” sẽ giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa nhân vật bình phàm trong văn học trung đại và văn học hiện đại, đồng thời tìm ra điểm khác biệt, nét riêng của từng bộ phận văn học trong dòng chảy chung của văn học nước nhà.

Nhân vật bình phàm là một trong những phương tiện quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, thành công của tác phẩm Truyền kì mạn lục. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lại chưa quan tâm tới vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, với việc tiếp thu, kế thừa các công trình nghiên cứu và thành tựu đi trước,

tôi sẽ cố gắng trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình một cách hệ thống, cụ thể hơn về nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

2. Lịch sử vấn đề

Truyền kì mạn lục là tác phẩm đỉnh cao trong văn học truyền kì trung đại Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, tác phẩm đã làm hao tổn biết bao tâm trí, giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đó là các tác giả: Lê Qúy Đôn, Phan Huy Chú, Vũ Khâm Lân, Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Phạm Hùng…

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam tập II, Bùi Văn Nguyên đã có những nhận xét tổng quát về nội dung, nghệ thuật của Truyền kì mạn lục “Truyền kì mạn lục là một tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chi tiết sinh động, nhưng cái hay ở đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lí, phô diễn ngôn ngữ” [13, 131].

Trong Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đỗ Thị Mỹ Dung có bài viết Cái chết oan và bi kịch của người phụ nữ trong “Truyền kỳ mạn lục. Tác giả cho rằng: “Trong văn học trung đại Việt Nam, có thể nói Nguyễn Dữ là người đầu tiên đề cập đến cái chết mang màu sắc oan khuất của người phụ nữ. Và cũng có thể nói, ông là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề thân phận người phụ nữ - những khao khát bị chà đạp, những nỗi đau khổ, bất hạnh, những bế tắc, mở đầu cho trào lưu văn học viết về người phụ nữ giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX” [3, 49].

Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn có những bài viết nói về mối quan hệ ảnh hưởng giữa Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) với Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu). Trong “So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Trần Đình Sử có viết: “Truyện Từ Thức chịu ảnh hưởng của Cù Hựu chỉ một phần nhỏ, phần lớn chịu ảnh hưởng của tiên thoại, truyền kì Trung Quốc và chịu tác động của thực tại Việt Nam. Chỉ

khi nào so sánh văn học cổ Việt Nam trong bối cảnh văn hóa, văn học rộng lớn thì mới nhìn rò mối quan hệ ảnh hưởng và sáng tạo của nó. Nhà văn cổ điển Việt Nam, dù vay mượn của ai, cái gì, thì trên thực tế họ chịu ảnh hưởng của cả nền văn học, văn hóa Trung Quốc” [19, 26].

Nhân vật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục cũng được các tác giả nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, giới nghiên cứu tập trung chủ yếu vào kiểu nhân vật kì ảo, nhân vật đạo sĩ và dật sĩ. Trong Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 8/2017, tác giả Lê Văn Tấn và Kim Ki Hyun đã có bài viết “Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”. Tác giả cho rằng: “Bằng việc khảo sát, phân tích và luận giải, có thể khẳng định sự thành công của Nguyễn Dữ trên phương diện xây dựng các loại hình nhân vật nói chung, loại hình nhân vật đạo sĩ và dật sĩ nói riêng trong tập truyện. Từ tư thế của một nhà nho ẩn dật, với lợi thế thể loại, Nguyễn Dữ đã khá tự do, phóng túng trong việc tạo cho hai kiểu nhân vật này những màu sắc kì ảo song vẫn có những hạt nhân gắn bó chặt chẽ với hiện thực” [20, 36].

Giáo sư Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Với “Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức ước lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì. Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực…” [11, 32].

Tác giả Trần Thị Thu Hiền trong Tạp chí Khoa học, số 5, 2010, Đại học Sư phạm Hà Nội có nghiên cứu “Oan và giải oan trong Truyện nghiệp oan của Đào thị”: “Có thể nói, với truyện Nghiệp oan của Đào thị, Nguyễn Dữ đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Thần quyền không còn là nơi trông cậy, ngược lại là nơi gieo tai họa cho con người. Cường quyền và dư luận có thể vùi dập, dồn đuổi con người đến đường cùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022