Thu, Chi Của Các Nhóm Đối Tượng Theo Trách Nhiệm Đóng Bhyt Năm 2010 Ở Hà Nội.



2.1. Ngoại trú

637.415

788.487

2.2. Nội trú

752.327

935.160

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 8

(Nguồn: Vụ Điều trị )


Ngoài những đối tượng mà BHYT chi trả 100% chi phí thì còn lại 70% số đối tượng tham gia BHYT hiện nay được Ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ mức đóng, chiếm 40% tổng quỹ BHYT. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức 49,3% năm 2009. Điều này cho thấy vai trò của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, đồng thời số liệu sử dụng dịch vụ y tế của các nhóm có thể phản ánh vấn đề liên quan đến công bằng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế của người tham gia BHYT. (Bảng 2.10)


Bảng 2.10: Thu, chi của các nhóm đối tượng theo trách nhiệm đóng BHYT năm 2010 ở Hà Nội.

Đơn vị tính: người, tỷ đồng


Đối tượng

Số người

tham gia

Tổng thu

BHYT

Tổng chi

KCB

Cân đối

thu-chi

Tổng

4.352.580

2.617

2.356

261

Do người lao động và

người sử dụng lao động đóng


701.270


917


418


499

Do Quỹ BHXH đóng

184.600

230

392

-162

Do Ngân sách nhà nước đóng

Tỷ lệ %/tổng số

2.183.950

1.009

995

14


50%


38,6%


42,3%


Được Ngân sách nhà

936.610

301

185

116



nước hỗ trợ

Tỷ lệ %/tổng số


21,5%


11,5%


7,9%


Do cá nhân tự đóng

Tỷ lệ %/tổng số

345.370

160

365

-205

7,9%

6,1%

15,5%


(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Phân tích theo chi phí của các nhóm đối tượng theo trách nhiệm đóng BHYT cho thấy: nhóm do quỹ BHXH đóng có số chi bằng 1,7 lần thu và đặc biệt nhóm tự đóng (tự nguyện) mà trong số này có thành phần lao động phi chính thức tham gia có số chi hơn bằng 2.2 lần số thu (Bảng 2.8). Tỉ lệ đóng chỉ chiếm 6,1% giá trị nhưng chi phí KCB chiếm 15,5% tổng chi phí khám BHYT cả Hà Nội.

Trong hai năm 2010 và 2011, Quỹ BHYT đã đảm bảo cân đối thu chi. Có một số nguyên nhân sau đây đóng góp cho kết quả này: Gia tăng số người tham gia BHYT đảm bảo sự chia sẻ giữa các đối tượng tham gia; Tăng mức đóng BHYT (bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc mức tiền lương tối thiểu so với trước năm 2009 là 3%); Mức tiền lương tối thiểu cũng được điều chỉnh tăng theo lộ trình; Áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh với hầu hết các nhóm đối tượng tham gia BHYT; Thay đổi bước đầu về phương thức thanh toán chi phí (áp dụng phương thức định suất tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu) và trần thanh toán đối với người bệnh chuyển tuyến; Tăng cường các biện pháp giám sát, đánh giá sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh.

Về chi phí khám chữa bệnh trung bình của người tham gia BHYT theo nhóm đối tượng cho thấy: người tự nguyện tham gia BHYT có chi phí trung bình/ thẻ cao nhất, hơn 400% so với chi phí trung bình mỗi thẻ khám chữa bệnh. Điều này phản ánh rằng đối tượng tự nguyện bao gồm thành phần lao


động khu vực kinh tế phi chính thức đã tham gia BHYT chủ yếu là người có nhu cầu khám chữa bệnh do đã mắc bệnh mạn tính. Đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là những người mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo, có chi phí điều trị lớn (Bảng 2.11).


Bảng 2.11: Chi phí KCB BHYT trung bình của một số đối tượng

ở Hà Nội năm 2011

(Đơn vị tính: lượt, đồng)



Đối tượng

Chung

Tổng lượt KCB BHYT

Chi phí TB/lượt KCB

Chi phí bình

quân/thẻ

Người lao động

992.875

380.123

795.245

Hưu trí

1.133.088

681.952

2.054.996

Người nghèo, dân tộc thiểu số,

cận nghèo‌


1.051.301


353.162


484.497

Trẻ em dưới 6 tuổi

810.196

268.252

515.128

Học sinh, sinh viên

443.299

298.147

234.733

Người tự nguyện tham gia

BHYT


1.068.239


453.816


2.165.913

Tổng

5.489.998

428.363

541.610

(Nguồn: Vụ Điều trị)

2.3 Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHYT khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội

2.3.1 Thành tựu

BHYT mang tính nhân đạo, tương thân tương ai sâu sắc nên luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, sâu sát. Luật Bảo hiển y tế sau 3 năm triển khai


đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đánh dấu một bước trong hoàn thiện pháp luật về BHYT, là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hoá quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân, xây dựng nền y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Năm 2010 Hà Nội với số dân khoảng 6,4 triệu người. Số người tham gia BHYT khoảng 4 triệu người, khoảng 62,5% dân số Hà Nội được bao phủ bởi Bảo hiểm y tế. Kể từ khi Luật bảo hiểm y tế ban hành và có hiệu lực vào năm 2009, đặc biệt là chính sách bao phủ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi và một phần cho người cận nghèo được đánh giá là một chính sách ưu việt, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

Tuy vậy, đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức không được cụ thể trong các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Mức độ tham gia và hưởng thụ chính sách bảo hiểm y tế của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức rất thấp. Năm 2010 tại Hà Nội có khoảng hơn 1 triệu lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức, chiếm 1/3 trong tổng số lao động toàn Hà Nội. Trong số 1 triệu lao động này thì có khoảng 5.000 người tham gia Bảo hiểm y tế. Chỉ mới khoảng 0,5% số lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức được bao phủ bởi BHYT. Trong số 5.000 người lao động khu vực kinh tế phi chính thức tham gia BHYT này thì phần lớn họ tham gia có sự lựa chọn ngược. Tức là, họ thường là những người có bệnh kinh niên, bệnh nặng... họ lựa chọn tham gia BHYT để sử dụng vào việc điều trị bệnh của họ để giảm chi phí. Một tỷ lệ lớn người lao động thuộc khu vực kinh tế không chính thức không nằm trong diện bao phủ của hệ thống an sinh xã hội, chưa có những biện pháp bảo vệ an toàn khi cần thiết.


Mặc dù đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội nhưng chương trình, chính sách an sinh xã hội hiện vẫn chưa bao phủ lên số đông người lao động làm việc tại khu vực kinh tế phi chính thức. Do đặc thù riêng, Hà Nội cũng cần có những chính sách riêng, mới để từng bước tạo điều kiện cho người nghèo, người lao động trong khu vực phi chính thức được tiếp cận với các dịch vụ y tế đặc biệt.

Tại Hà Nội, thì khu vực kinh tế phi chính thức là nguồn cung cấp việc làm cho số lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm hơn 30% tổng số lao động. Nếu không có sự đóng góp của khu vực kinh tế phi chính thức thì đời sống xã hội của thành phố lớn này sẽ phức tạp. Quan trọng là thế, nhưng các chính sách để quản lý thúc đẩy và hỗ trợ khu vực này phát triển đúng hướng, đúng mục đích dường như vẫn chưa được các nhà hoạch định chính sách công chú ý thỏa đáng. Hầu hết khu vực kinh tế phi chính thức ít được các chính sách của Nhà nước đề cập.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Qua phiếu thăm dò điều tra ngẫu nhiên 300 lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội, số liệu điều tra được tổng hợp như sau:


Bảng 2.12: Tổng hợp phiếu điều tra



Số người

Tỷ lệ

1. Tham gia BHYT



2

0,67%

Không

298

99,33%

2. Loại BHYT tham gia



Có tham gia của Nhà nước

1

0,33%

Có tham gia của đơn vị khác

1

0,33%

Không

298

99,34%



3. Tin tưởng vào chất lượng khám bệnh


Tin tưởng

53

17,67%

Không tin

247

82,33%

4. Đánh giá chất lượng BHYT


Tin tưởng

26

8,67%

Không tin

176

58,66%

Không ý kiến

98

32,67%

5. Thái độ của cán bộ y tế


Ân cần

9

3%

Bình thường

89

29,67%

Thiếu thiện cảm

180

60%

Không ý kiến

22

7,33%

6. Phí BHYT hiện nay



Cao

174

58%

Bình thường

89

29,67%

Thấp

37

12,33%

7. Lý do chưa tham gia BHYT


Thu nhập thấp

109

36,58%

Thiếu thông tin, chưa hiểu

biết về chính sách BHYT

140

46,98%

Việc thanh toán chế độ phức

tạp

18

6,04%

Chưa tin tưởng vào hoạt

động BHYT

31

10,40%

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Đánh giá kết quả từ phiếu điều tra thăm dò:

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trong khu vực kinh tế phi chính thức thấp


- Không tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh tỷ lệ này còn khá cao

- Thái độ phục vụ của y, bác sỹ đa phần là thiếu thiện cảm

- Chất lượng BHYT đa phần là trung bình

- Phí BHYT hiện nay đối với những người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức là cao do thu nhập của họ còn thấp

- Còn thiếu thông tin, chưa hiểu biết về chính sách BHYT

- Có một số đối tượng chưa tham gia BHYT do không tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh, có một số ít chấp nhận tham gia ở đơn vị ngoài BHYT của Nhà nước.

* Công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu

Nhiệm vụ tuyên truyền về chính sách BHYT được phân công cho nhiều sở, ngành khác nhau nhưng chưa rõ cơ quan nào là đầu mối do vậy hiệu quả của công tác này còn tương đối hạn chế. Công tác truyền thông, tuyên truyền thực hiện không thường xuyên và phương thức chưa phù hợp, chưa có chiều sâu dẫn tới việc tiếp cận với thông tin về chính sách BHYT còn rất hạn chế, ngay cả những vùng nội thành. Thành phố Hà Nội chưa thấy rõ trách nhiệm tuyên truyền về chính sách BHYT, UBND các cấp coi đây là trách nhiệm của riêng ngành BHXH nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về BHYT vừa không đủ về số lượng, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thiếu tính chuyên nghiệp. Việc phân bổ kinh phí cho công tác tuyên truyền hiện nay chưa được quy định rõ ràng và còn thấp so với yêu cầu. Chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể quần chúng trong công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia BHYT.


* Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ y tế

Chất lượng khám, chữa bệnh nhìn chung còn chưa đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở ngoại thành do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy định phạm vi chuyên môn, năng lực cán bộ còn hạn chế. Chất lượng chăm sóc y tế còn thấp, nhất là ở dưới tuyến cơ sở. Chi phí cho y tế của nhóm lao động phi chính thức ít, các nhóm dễ bị tổn thương vượt quá khả năng tài chính của họ. Y tế cộng đồng bao gồm các biện pháp thúc đẩy lối sống lành mạnh, bảo vệ môi trường trong sạch, phát triển y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, v.v… chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân. Thủ tục khám chữa bệnh BHYT còn phiền hà, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế, quyền lợi còn bị giới hạn, quy trình chuyển tuyến còn phiền hà hoặc thẻ BHYT chỉ có giá trị tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT đã làm giảm đi phần nào ý nghĩa và giá trị khi tham gia BHYT. Thêm vào đó, tình trạng quá tải tại các bệnh viện, nhất là ở tuyến trung ương phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho người dân không muốn tham gia BHYT, với nhiều người, BHYT chỉ thực sự có giá trị khi bị mắc bệnh nặng hoặc phải vào điều trị nội trú.

Quyền lợi về BHYT bao gồm danh mục thuốc, danh mục kỹ thuật, vật tư y tế tiêu hao và vật tư thay thế không được cập nhật thường xuyên nên người bệnh chưa được thụ hưởng đầy đủ. Công tác KCB và thanh toán chi phí còn nhiều vướng mắc. Việc lựa chọn danh mục, đặc biệt là danh mục vật tư sử dụng trong khám, chữa bệnh không thống nhất của các cơ sở y tế cũng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Trong khi đó, bệnh nhân vẫn đang phải trả thêm tiền cho các loại dịch vụ đó mặc dù đã được quy định trong phạm vi quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023