Quản Lý, Quản Lý Nhà Trường, Quản Lý Dạy Học Và Quản Lý Dạy Học Theo Quan Điểm Dạy Học Phân Hóa

Hoạt động học là quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động, độc lập tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trướng xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay nhằm hình thành cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo hướng ngày càng hoàn thiện. Hoạt động học có hai chức năng là lĩnh hội tri thức và tự điều khiển hoạt động học.

Mục đích sâu xa của dạy học là giúp HS thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách sống để thích ứng với đời sống xã hội hiện đại và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng bằng lao động cần cù, sáng tạo của bản thân. Kiểu dạy học “nhồi nhét”, “thụ động”, “bình quân”, “đồng loạt” không quan tâm đến sự phát triển các năng l ực của cá nhân, hoàn cảnh,…của HS, đều không còn phù hợp nữa. Dạy học không chỉ tập trung vào nội dung (tức là chỉ lo dạy “cái gì”) mà còn cần tập trung hình thành phương pháp học tập, phương pháp tự học, tự phát triển, tự giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi bài học để HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới. GV cần hỗ trợ một cách cao nhất về phương tiện, điều kiện để HS hoàn thành việc học tập một cách chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải có kế hoạch (cả năm, từng học kì, từng chương, từng bài) để giúp HS đạt được m ục tiêu của giáo dục theo đúng năng lực của từng cá nhân. GV cần quan tâm đúng mức tới môi trường học tập của HS. GV và HS đều là chủ thể của hoạt động dạy học.

1.2.1.2. Dạy học phân hóa

Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông HS, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV khó có thể chăm lo từng HS nên đã hình thành kiểu dạy học " thông báo đồng loạt ’’. Trước hết GV quan tâm đến việc hoàn thành nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng diễn giảng để cho mọi HS hiểu và nhớ những điều mình giảng. Cách dạy này đã sinh ra cách học tập thụ động, ít

suy nghĩ cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy học, không đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Để khác phục tình tr ạng này các nhà giáo dục kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của HS, thực hiện Dạy học phân hóa.

Thuật ngữ Dạy học phân hóado Louis Legrand nhà giáo dục người Pháp đưa ra vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước khi ông bắt đầu thực hiện các nghiên cứu đổi mới các trường trung học.

Theo L.Legrand: vấn đề quan trọng không phải là kiến thức có sẵn được đưa vào môn học trong chương trình nhà trường mà chính là năng lực của từng học sinh như thế nào trước khối kiến thức đó. Do vậy chương trình giáo dục cần phải được thiết kế bằng những kỹ năng cập nhật được thông qua các hoạt động của chủ thể.

Tiếp bước L.Legrand là Carol Ann Tomlinson. Bà xác định phân hóa là

một cách dạy học mà theo đó, giáo viên tích cực thay đổi hoặc điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy, các nguồn lực, hoạt động học và những sản phẩm của học sinh để đáp ứng nhu cầu của cá nhân học sinh . Phân hóa không phải là một phương pháp hay một kế hoạch mà hơn thế, nó là một sự cam kết với một triết lý dạy học, khuyến khích học sinh bằng cách gặp chúng ở chính nơi chúng đang có mặt và đưa chúng đến nơi chúng cần đến, dù chúng là HS giỏi hay yếu hoặc chúng là những HS xuất thân từ các gia đình và các nền văn hóa khác nhau. Phân hóa là chìa khóa đáp ứng nhu yêu cầu đa dạng của HS chúng ta phát hiện được trong lớp học hiện nay.[45]

Theo Tracey Hall: Dạy học phân hóa là lí thuyết giảng dạy dựa trên mệnh đề là các cách tiếp cận giảng dạy cần phải đa dạng và thích nghi với sự đa dạng của HS trong lớp học. Mô hình DHPH đòi hỏi GV lin h hoạt trong cách tiếp cận của mình đối với việc giảng dạy ,…. Mục đích của dạy học phân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

hoá là tối ưu hoá sự trưởng thành của từng HS và giúp cho từng cá nhân người học thành công trong suốt quá trình học.[ 24]

Ở Việt Nam, theo tác giả Đặng Thành Hưng: Dạy học phân hoá (Differenciated Instruction) được hiểu là quá trình dạy học có phân biệt những người học hay nhóm người học, chứ không tiến hành giảng dạy chung chung. Đó là chiến lược dạy học dựa vào sự khác biệt cá nhân và nhóm người học. Trên thực tế mỗi người học thực hiện một quá trình học tập không hoàn toàn như nhau vì nhu cầu, năng lực, hành vi học tập của mỗi người không như nhau. Trong khi đó người dạy lại thường có trách nhiệm giảng dạy ở qui mô lớp và nhóm, dựa trên một chương trình học chung. Vì thế khi sử dụng mô hình chung này nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt đó thì hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. Dạy học phân hoá là cách khắc phục lối dạy cào bằng, hời hợt và nhấn mạnh hoạt động của người học và đáp ứng tốt nhất lợi ích cá nhân của họ.

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 5

Khái niệm DHPH trước hết liên quan đến người dạy, người học và quá trình dạy học bên trong chương trình (GD). Đó là chiến lược dạy học dựa vào sự khác biệt của nhóm hay cá nhân người học nhằm làm cho chương trình, bài giảng và quá trình dạy học nói chung thích ứng tốt hơn với những khác biệt này, với người học, nhờ vậy có thể đạt hiệu quả cao hơn. [50, tr 30]

Theo tác giả Tôn Thân: Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, sở thích, nhu cầu, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập tốt nhất và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học . [76]

Từ những định nghĩa của các tác giả khác nhau, chúng ta có thể hiểu

rằng:

Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học tập trung vào việc thiết kế giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế của HS, dựa vào đặc điểm cá nhân, tâm lí, sinh lí, nhu cầu, động cơ, hứng thú, nguyện vọn g, điều kiện hoàn cảnh... của các HS mà tìm cách dạy cho phù hợp.

Dạy học phân hoá có thể thực hiện ở 2 cấp độ

Dạy học phân hoá ở cấp vĩ mô (phân hoá ngoài), là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại trường khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình GD khác nhau.

Dạy học phân hoá ở cấp vi mô (phân hoá trong), là tổ chức quá trình dạy học với việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong tiết học của lớp học cùng một chương trình và sách giáo khoa c ó tính đến đặc điểm, hoàn cảnh, năng lực , nhu cầu… cá nhân HS. Hình thức phân hóa này luôn được là cần thiết, đó là nhiệm vụ của GV trực tiếp giảng dạy cũng như của tổ chuyên môn và hiệu trưởng nhà trường .

1.2.2. Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý dạy học và quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

1.2.2.1. Quản lý

Hoạt động QL nảy sinh, phát triển từ sự hợp tác, phân công lao động của con người, có ý nghĩa lịch sử và vĩnh hằng với tư cách điều khiển mọi hoạt động của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá, GD,…

Xã hội càng phát triển, các loại hình QL càng phức tạp và do đó lao động QL càng phát triển và luôn là một khoa học có chức năng đặc biệt.

K.Marx đã viết “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” .[10]

W. Taylor là người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó và nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm

tăng năng suất lao động. Ông cho rằng “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.[23]

Trước đây, QL được xem là việc cai trị một bộ máy bằng cách đặt ra mục tiêu cho bộ máy và tìm kiếm các biện pháp tác động vào bộ máy để bộ máy đạt đến mục tiêu.

Ngày nay, QL được xem dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Góc độ Chính trị- Xã hội : QL được xem là một thuộc tính của sự phát triển xã hội.

Sự phát triển của tri thức và trình độ tổ chức lao động đòi hỏi phải có sự QL tương ứng (phân công lao động, đãi ngộ…). Do đó vấn đề cơ bản là phải tìm ra cơ chế QL phù hợp để thúc đẩy tri thức và lao động phát triển.

- Góc độ hành động: QL là quá trình điều khiển, đặt ra mục tiêu và điều khiển bộ máy để đạt tới mục tiêu.

Các nhà nghiên cứu QLGD ở nước ta đã đưa ra một số định nghĩa về quản lý như sau:

Hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “QL là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người QL mong muốn”. [47]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng : QL gồm hai quá trình tích hợp vào

nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển.[2]

Hai tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: QL là

quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng ) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.[14]

Theo tác giả Nguyễn Văn Lê: “QL là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra”. [59]

Từ những định nghĩa trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng đều gặp nhau ở nội dung cơ bản của khái niệm QL : Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên khách thể QL bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra . Đối với giáo dục, quản lý thực chất là sự tác động một cách khoa học của chủ thể QL đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn.

Theo chúng tôi: QL là sự tác động điều khiển, hướng dẫn các quy trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã xác định. Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội..

QL là một khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hoá và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt. QL là khoa học về phân loại và xử lý các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ giữa chủ thể QL và đối tượng QL. Với tư cách là khoa học, QL đòi hỏi các nhà QL phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực QL.

QL là một nghệ thuật vì nó là hoạt động đặc biệt, đòi hỏi sự khoé léo, tinh tế và linh hoạt những tri thức, kinh nghiệm đã được đúc kết để áp dụng vào việc tổ chức con người và công việc. Với tư cách là nghthuật, QL đòi hỏi nhà quản lý phải không ngừng rèn luyện để nâng cao hiệu quả QL.

1.2.2.2. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục, vì nhà trường là đơn vị cơ sở cấu trúc lên hệ thống giáo dục quốc dân, là n ơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nội hàm của khái niệm QL nhà trường đã được các nhà nghiên cứu GD trong và ngoài nước diễn tả theo nhiều góc độ khác nhau.

Theo M.I.Kondacov, Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu QL nhà trường (cô ng việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể QL đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD thế hệ đang lớn lên” .[56]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “QL nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng th ái mới” [69, tr 8].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang quản lý nhà trường có các nội dung:

+ Tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ , phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể QL đến tập thể GV-HS và các cán bộ khác.

+ Nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có.

+ Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ.

+ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đư a nhà trường tiến lên trạng thái mới.[69]

Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu:

QL trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có tính hướng đích của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội

trong và ngoài nhà trường nhằm để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sánh tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc bản thân và của xã hội. QL trường học chính là QLGD nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị GD nền tảng là nhà trường.

Mục đích của QL nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới. Bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực GD và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng GD.

Nội dung của QL nhà trường gồm: QL dạy học; QL nhân sự; QL hành chính; QL cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; QL tài chính và các nguồn lực; QL môi trường GD…Trong đó QL dạy học là nhiệm vụ trọng tâm; các lĩnh vực QL khác đều nhằm phục vụ QL dạy học trong nhà trường.

1.2.2.3. Quản lý dạy học

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm diễn ra trong nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều ớng vào hoạt động trung tâm này. Trọng tâm của việc quản lý trường học là quản lý dạy học và giáo dục. Đó chính là quản lý hoạt động lao động sư phạm của người thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của trò được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học.

Quản lý dạy học trong nhà trường phổ thông bao gồm:

+ Quản lý hoạt động của giáo viên, như: Phân công chủ nhiệm và giảng dạy, xếp và quản lý thời khóa biểu, sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo và bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện quy chế nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng kế hoạch chuyên môn….

+ Quản lý hoạt động của học sinh, như: Lập hồ sơ học sinh, xếp lớp theo nguyện vọng, theo dõi chuyên cần, đánh giá, xếp loại học sinh, bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu, kém, tổ chức kiểm tra định kì….

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí