Rủi Ro Đối Với Agribank Khi Là Ngân Hàng Phát Hành (Ngân Hàng Mở L/c- Issuing Bank)

gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành (có thể là Agribank).

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu còn có thể do không được giao hàng theo hợp đồng, bị giao hàng muộn, thiếu hàng, hàng giả, lừa đảo, kém phẩm chất và không đúng quy cách. Thậm chí, cả khi ngân hàng được uỷ nhiệm chiết khấu hay nhờ thu không thực hiện đúng quy cách quốc tế. Có trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu chọn chi nhánh là ngân hàng phát hành nhưng gặp rủi ro vì phía hãng tàu cụ thể là một doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ nước ngoài mở thư tín dụng chứng từ thanh toán tại chi nhánh.

2.2.2.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

2.2.2.3. Rủi ro đối với Agribank khi là ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C- issuing bank)

NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu

thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Đã từng có những trường hợp khi doanh nghiệp nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ trong đó có vận đơn để nhận hàng về đến cảng, doanh nghiệp đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, nhưng trên thực tế thì sau khi doanh nghiệp nhận được hàng thì lại không thực hiện cam kết như đã thỏa thuận.

Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, Agribank cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

2.2.2.4. Rủi ro đối với Agribank khi là ngân hàng thông báo thư tín dụng (advising bank)

NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chi nhánh Agribank nhận được một L/C trị giá USD 1,057,0000.00 phát hành bừng telex từ một NH ở Mỹ cho người được hưởng lợi là công ty XNK gạo. Bức điện có mã khóa với NH Bank of NewYork, Hong Kong. Tuy nhiên NH này thông báo là không cấp mã khóa đó và đề nghị Agribank xác nhận lại với NHPH. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị hàng đủ ở cảng, đang rất cần L/C để xuất hàng nên giục Agribank thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính xác thực của bức điện, Agribank đã thông báo từ chối thông báo

L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là nhà xuất khẩu chưa giao hàng. Qua vụ việc trên đây có thể thấy răng việc kiểm tra tính chân thực của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng là rất quan trọng. Trong bất kỳ hình thức giả mạo nào, cam kết của NHPH đều không có hiệu lực. Agribank với vai trò là NHTB phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của L/C để tránh trường hợp giả mạo. Trường hợp Agribank đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định tính chân thực bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi với NHPH và từ chối thông báo cho người thụ hưởng.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 9

Trường hợp thứ hai: Agribank nhận được một L/C quy định giá hàng hóa là theo giá FOB không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm, nhưng lại yêu cầu vận đơn ghi “Freight prepaid” (cước phí đã trả) và xuất trình chứng từ bảo hiểm. Đây là điểm bất lợi cho nhà nhập khẩu. Để lập được chứng từ phù hợp với L/C, nhà nhập khẩu phải tự bỏ tiền ra để trả cước phí và mua bảo hiểm. Nếu không bộ chứng từ sẽ bị bất đồng và từ chối thanh toán. Với tư cách là NHTB Agribank cần tư vấn cho khách hàng kiểm tra nội dung L/C so với hợp đồng ngoại thương. Cam kết của NHPH chỉ dựa trên L/C, không liên quan đến hợp đồng. Do vậy nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng những điều khoản của L/C phản ánh trung thực trách nhiệm quyền và trách nhiệm của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu phát hiện ra những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn hợp đồng, quy định không rõ ràng thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu đề nghị NH sửa đổi L/C rồi mới giao hàng.

2.2.2.5. Rủi ro đối với Agribank khi ngân hàng chiết khấu (negotiating bank)

NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NHPH, NHCK có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với NHCK phần nhiều phụ thuộc vào

thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NHCK có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NHCK không hành động đúng theo quy định của UCP600.

Hiện nay Agribank chỉ thực hiện chiết khấu có truy đòi, nếu bộ chứng từ đã được Agribank chiết khấu bị NHPH hoặc NHXN từ chối thanh toán thì Agribank có quyền truy đòi lại nhà xuất khẩu số tiền đã ứng trước. Nhưng nếu nhà xuất khẩu không có khả năng hoàn trả lại số tiền đó thì Agribank là NHCK sẽ phải gánh chịu rủi ro.

2.2.2.6. Rủi ro về phía khách hàng

Có 2 rủi ro chính mà khách hàng thường gặp phải trong quá trình giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C với các NHTM. Đó là:

- Rủi ro vì hình thức thanh toán thư tín dụng chưa đa dạng: Là một ngân hàng với quy mô lớn nhất cả nước hiện nay, tuy nhiên hình thức thanh toán bằng L/C còn hạn chế bởi tính không đa dạng của những loại L/C này. Tại Việt Nam việc thanh toán bằng L/C là phổ biến nhưng chỉ có một số ít các loại L/C được sử dụng (6 loại). Đặc biệt là L/C tuần hoàn (L/C revoling) chưa được triển khai rộng rãi mặc dù các nhà nhập khẩu rất ưa thích và có nhu cầu được sử dụng.

- Rủi ro vì tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm: Phải nói rằng để thực hiện thanh toán một quy trình nghiệp vụ của L/C, ngân hàng phải mất khá nhiều thời gian để kiểm tra và xử lý chứng từ từ cấp chi nhánh rồi mới lên tới SGD1. Điều này gây ra hiện tượng “ùn tắc” và gây rủi ro lớn với khách hàng. Có rất rất nhiều trường hợp khách hàng là những doanh nghiệp nhập khẩu trong nước có nhu cầu về hàng hoá trong thời gian ngắn nhưng do thời gian phát hành L/C chậm nên hàng hoá không được giao đúng kỳ hạn khiến

doanh nghiệp bị tổn thất lợi nhuận cũng như cơ hồi kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp công ty A xin mở L/C tại ngân hàng. Trong thời gian L/C được chuyển tới cho khách hàng thì hết hạn thanh toán ghi trong hợp đồng.

2.2.2.7. Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh

Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

Trong trường hợp Agribank phục vụ khách hàng xuất khẩu trong nghiệp vụ L/C hàng xuất, nếu nhà nhập khẩu không phải là những bạn hàng đáng tin cậy, vì những lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo đức kinh doanh thì có thể lừa nhà xuất khẩu xếp hàng lên tàu rồi trì hoãn hoặc từ chối thanh toán. Những rủi ro này ảnh hưởng đến khách hàng và Agribank là NHCK bộ chứng từ.

2.2.2.8. Rủi ro chính trị, pháp lý

Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.

Nguyên nhân loại rủi ro này là môi trường pháp lý và pháp luật các nước khác nhau. Thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ thì UCP và pháp luật quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Luật quốc gia thường được ưu tiên áp dụng tuy nhiên trong một số trường hợp thì xung đột với thông lệ quốc tế. Agribank đã gặp phải rủi ro này khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C như: Khi Chi nhánh của Agribank nhận được một L/C

phát hành từ một ngân hàng của Nga, không ghi rõ là có hủy ngang hay không hủy ngang, cán bộ Agribank đã không đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi và đã thông báo cho khách hàng. Một tháng sau ngân hàng của Nga thông báo cho Agribank là L/C nói trên đã bị hủy mà không cần có sự đồng ý của người thụ hưởng L/C, bởi vì theo họ đây là L/C hủy ngang. Theo UCP 500 quy định, nếu L/C không quy định là hủy ngang hay không hủy ngang thì được coi là L/C hủy ngang (Điều 6C UCP 500). Tuy nhiên, theo Bộ luật sự Nga, nếu L/C không quy định cụ thể là hủy ngang hay không hủy ngang thì được hiểu là L/C hủy ngang. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu mới chỉ chuẩn bị hàng hóa để giao nên không bị mất hàng. Đây là một tình huống rất nguy hiểm có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhà xuất khẩu cũng như ngân hàng xuất khẩu. UCP 600 quy định tại Điều 3 rằng “Thư tín dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi nó không quy định như thế”.

Trường hợp thứ hai: Một công ty nhập khẩu A đến Agribank xin mở một L/C cho khách hàng nước ngoài hưởng lợi. Agriank yêu cầu ký quỹ 20% và vận đơn theo lệnh của Agribank. Theo thông lệ quốc tế về vận tải, vận đơn đó NH được quyền nhận hành hoặc bán hàng cho bên thứ ba nếu nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán. Nhưng khi Agribank đưa chứng từ đi nhận hàng thì bị hải quan từ chối với lý do: Agribank chỉ là người bảo lãnh chứ không phải là người mua nên không được nhận hàng, trong khi đó mặt hàng này phải có quota nhập khẩu nên NH không có đủ điểu kiện để nhận lại hàng bán cho bên thứ ba. Như vậy, sự thay đổi chính sách thuế quan, áp dụng hạn ngạch…. cũng gây khó khăn cho các NHTM nói chung cũng như Agribank nói riêng.

2.2.2.9. Rủi ro hối đoái

Để đảm bảo khả năng thanh toán, Agribank phải dự trữ một số lượng ngoại tệ nhất định, trong điều kiện hiện nay, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến

động do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, vì vậy rủi ro về hối đoái là rất lớn. Agribank gặp rủi ro về chênh lệch tý giá ngoại tệ giữa giá mua và giá bán đồng USD và VND. Một ví dụ cụ thể như Khách hàng của Agribank có nhu cầu mua ngoại tệ là EURO để thanh toán L/C, ngân hàng xác nhận ngoại tệ với tỷ giá đã được niêm yết. Do dự trữ EURO không đủ nên phải mua của thị trường. Giá EURO lên tại thời điển xác nhận giao dịch mua EURO và VND cao hơn tỷ giá bán cho khách hàng. Như vậy rủi ro về chênh lệch giá mua, giá bán Agribank hoàn toàn gánh chịu.

2.2.3. Một số vụ việc điển hình tại Agribank

2.2.3.1. Vụ việc 1 (Nguồn: Agribank)

Vụ L/C LN/SGDI-00/071 do Sở giao dịch - Agribank mở cho chi nhánh Công ty CENTRIMEX tại Hà Nội. Đây là vụ việc điển hình trong hoạt động thanh toán L/C tại Agribank.

Vụ việc mở L/C nhập mười ngàn tấn UREA tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I (gọi tắt là SGD I) xảy ra năm 2000.

Ngày 17/7/2000, Chi nhánh công ty XNK tổng hợp III tại Hà Nội (gọi tắt là Chi nhánh CENTRIMEX) đã ký hợp đồng số 611/17120 mua của Công ty HELM (Đức) 10.000 tấn phân URê (+ 10%) với giá 145 USD/ MT CFR FO, thanh toán bằng L/C không hủy ngang.

Để thực hiện hợp đồng, ngày 19/7/2000 Chi nhánh CENTRIMEX đã gửi giấy yêu cầu Sở Giao dịch I mở thư tín dụng (L/C) không hủy ngang, thanh toán ngay 1.450.000 USD (+ 10%) có giá trị đến ngày 10/10/2000 với điều kiện chỉ thanh toán khi người hưởng (HELM) xuất trình đủ chứng từ (như đã nêu trong HĐ ngoại) và L/C phải tuân thủ UCP500.

Căn cứ giấy yêu cầu mở L/C gửi kèm giấy nhận nợ; giấy cam kết thanh toán trả đủ tiền để Ngân hàng (NH) thanh toán cho nước ngoài trước khi Ngân

hàng ký hậu vận đơn hoặc phát hành thư bảo lãnh đi nhận hàng; số tiền ký quỹ bằng 5% giá trị hợp đồng (= 1.022.000.000đ). SGD I đã mở L/C không hủy ngang số LN/SGD I - 00/071 theo yêu cầu của Chi nhánh CENTRIMEX.

Ngày 27/9/2000 tàu DEWAN I chở 10.013,35 tấn phân URê trị giá 1.451.935,75 USD cho Chi nhánh CENTRIMEX đã cập cảng thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 2/10/2000 SGD I nhận được bộ chứng từ đòi 1.451.935,75 USD do Ngân hàng BHF (Đức) gửi đến. Khi kiểm tra bộ chứng từ, sở giao dich I cho rằng bộ chứng từ có lỗi so với UCP500 qui định. Nên đã thông báo gửi Chi nhánh CENTRIMEX về 03 lỗi gồm:

+ Không ghi ngày xếp hàng lên tàu (trên vận đơn).

+ Trên hối phiếu không có tên Ngân hàng trả tiền.

+ Sai số tiền bằng chữ trên hối phiếu.

Và đề nghị Chi nhánh cho biết ý kiến về những sai sót này trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Ngày 3/10/2000, Chi nhánh công ty CENTRIMEX có công văn gửi Sở giao dịch Agribank thông báo: Ngoài ba sai biệt NH thông báo, Chi nhánh còn phát hiện có 03 sai biệt khác trong bộ chứng từ:

+ Dẫn chiếu sai số hợp đồng và ngày ký hợp đồng.

+ Điều kiện giao hàng CFRFO không phù hợp với INCOTERMS 2000 và pháp luật Việt Nam trong hạch toán kinh tế.

+ Lịch trình chạy tàu không hợp lý: Vận đơn ký phát ngày 06/9/2000 thông báo tàu khởi hành ngày 08/9/2000, dự kiến ngày 15/9/2000 nhưng thực tế ngày 17/9/2000 tàu mới rời cảng bốc, ngày 27/9/2000 mới đến thành phố Hồ Chí Minh... và đề nghị SGD I từ chối thanh toán.

Ngày 4/10/2000 Chi nhánh CENTRIMEX đã gửi công văn đến đại lý hàng hải (VOSA TPHCM) thông báo từ chối nhận hàng vì không có chứng từ để nhận hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023