Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Phân Hoá Ở Trung Tâm Gdnn-Gdtx Huyện Ba Bể

làm". Đây cũng là tiêu chí được đánh giá cao nhất về mức độ thực hiện, với 50% ý kiến đánh giá là thực hiện tốt.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Bể

Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể


TT


Nội dung đánh giá


Số ý kiến

Mức độ thực hiện

Rất ảnh hưởng


Ảnh hưởng


Không ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các yếu tố chủ quan


1.1

Nhận thức, tâm lý, năng lực dạy học phân hoá của đội ngũ giáo viên Trung tâm


34


16


47


18


53


0


0


1.2

Năng lực quản lý dạy học phân hoá của cán bộ quản lý Trung tâm


34


8


23,5


26


76,5


0


0


1.3

Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của học viên Trung tâm


34


14


41,1


20


58,9


0


0

2

Các yếu tố khách quan


2.1

Chủ trương, chính sách về dạy học phân hoá


34


0


0


22


64,7


12


35,3


2.2

Điều kiện dạy học thực tế của Trung tâm


34


20


58,9


14


41,1


0


0


2.3

Điều kiện của gia đình và môi trường xã hội


34


2


5,9


22


64,7


10


29,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 9

Bảng kết quả khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến hoạt động quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể. Theo đó, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không đồng đều, có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ít ảnh hưởng hơn.

Được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả đến hoạt động quản lý dạy học phan hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể là "Điều kiện dạy học thực tế của Trung tâm" với 58,9% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng. Tiếp đến là "Nhận thức, tâm lý, năng lực dạy học phân hoá của đội ngũ giáo viên Trung tâm" với 47% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và đầu vào "Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của học viên Trung tâm" với 41,1% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng.

Một số giáo viên Trung tâm cho biết những khó khăn về điều kiện dạy học, đặc biệt là những cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ cho dạy học phân hoá ở Trung tâm là một nguyên nhân quan trọng cản trở việc họ thực hiện và thực hiện dạy học phân hoá hiệu quả ở những lớp mà họ phụ trách. Thêm vào đó, mặc dù nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của dạy học phân hoá, nhưng việc không được thường xuyên bồi dưỡng khiến cho giáo viên có nhiều lúng túng khi thực hiện dạy học phân hoá.

Nhóm yếu tố được cho là có ít ảnh hưởng hơn đến hoạt động quản lý dạy học phan hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể là "Chủ trương, chính sách về dạy học phân hoá" với 35,3% ý kiến đánh giá không ảnh hưởng và "Điều kiện của gia đình và môi trường xã hội" với 29,4% ý kiến đánh giá không ảnh hưởng.

So sánh thấy rằng các yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố khách quan. Đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thực tiễn quản lý dạy học phân hoá là cơ sở quan trọng để lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm GDNN-GDTX Ba Bể.

2.5. Nhận xét chung

2.5.1. Những mặt mạnh

Về nhận thức, từ thực trạng cho thấy đội ngũ giáo viên Trung tâm rất tâm huyết với nghề, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học viên. Đội ngũ giáo viên Trung tâm đã nhận thức được trong giai đoạn tiến hành đổi mới giáo dục hiện nay thì dạy học phân hoá là tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục khu vực và thế giới.

Về quản lý chương trình, chương trình dạy học được Trung tâm thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên. Trong các năm học,Trung tâm thực hiện đúng kế hoạch dạy học, đảm bảo đúng tiến độ, bám sát vào phân phối chương trình của Sở Giáo dục và đào tạo đề ra.

Về công tác quản lý hoạt động dạy học phân hoá của giáo viên, dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của Trung tâm, Ban giám đốc và các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong việc phân công giảng dạy cho giáo viên, Ban Giám đốc đều cố gắng trong điều kiện cho phép của nguồn nhân lực để tiến hành phân công dựa trên cơ sở năng lực, nguyện vọng của giáo viên sao cho phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm, đáp ứng yêu cầu, phù hợp với năng lực, sở trường, hoàn cảnh của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học phân hoá.

Công tác bồi dưỡng giáo viên bước đầu được Trung tâm quan tâm. Hàng năm, theo kế hoạch của cấp trên (nếu có), Trung tâm tạo điều kiện cho giáo viên bồi chuyên môn nghiệp vụ. Trung tâm chú ý xây dựng kế hoạch và duy trì chế độ kiểm tra,thanh tra chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên. Phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, … để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy và học.

Hàng năm, Trung tâm xây dựng được tiêu chí thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên ngay từ đầu năm học.

Về công tác quản lý hoạt động học tập của học viên, Trung tâm làm tốt công tác tổ chức lớp, đảm bảo sắp xếp các lớp phù hợp với nguyện vọng của học viên. Xây dựng và quản lý nền nếp của học viên, chỉ đạo đoàn thanh niên trực tiếp theo dõi việc chấp hành nội quy học viên và có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện tốt việc phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm và học viên, Trung tâm và gia đình trong công tác giáo dục học viên.

Về công tác quản lý, xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất, Trung tâm có kế hoạch bảo quản hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy học, tích cực; chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, bổ sung cho những đồ dùng còn thiếu, tổ chức nghiệm thu những đồ dùng giáo viên tự làm, có biện pháp khắc phục và khen thưởng kịp thời.

2.5.2. Những mặt tồn tại

Về nhận thức, còn một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề dạy học phân hoá; chưa nhận thức đầy đủ những tích cực mà dạy học phân hoá mang lại,cũng như sự phù hợp của phương pháp này với xu thế phát triển chung của giáo dục hiện đại.

- Giáo viên thực hiện dạy học phân hoá vẫn theo những kinh nghiệm tích lũy trong thời gian công tác; cán bộ quản lý Trung tâm quản lý theo kinh nghiệm, truyền thống, chưa tiếp cận được nhiều về lý luận quản lý dạy học phân hoá, đặc biệt khi sáp nhập hai hình thức trung tâm thành một.

Về chương trình,trong chương trình hiện hành, nội dung một số phần, một số bài của một số môn học chưa phù hợp với nhận thức là đối tượng học viên Trung tâm GDNN-GDTX, kiến thức còn nặng, thiếu tính thực tiễn. Phân phối chương trình chưa phù hợp giữa lượng kiến thức của một chương, một bài, một tiết học...

Về quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, khi thực hiện dạy học phân hoá, việc quản lý các hoạt động như chuẩn bị bài lên lớp, sinh hoạt tổ nhóm, lập kế hoạch, thực hiện chương trình các môn, quản lý giờ lên lớp của giáo

viên… còn chưa thực sự chặt chẽ, đôi khi nặng về hình thức, thiếu tính đổi mới, chưa thể hiện rõ nét đặc trưng của dạy học phân hoá. Tổ chuyên môn trong Trung tâm chưa thể hiện được vai trò trong quản lý dạy học phân hoá.

Về quản lý hoạt động học tập của viên, công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên chưa thực sự đổi mới, chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học tập của học viên. Trong quá trình tìm hiểu năng lực và nguyện vọng của học viên, chưa có sự phối hợp giữa học viên - gia đình và Trung tâm.

Về cơ sở vật chất trường học phục vụ cho dạy học phân hoá, cơ sở vật chất của Trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động dạy học phân hoá, còn thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, các thiết bị dạy học, các phương tiện hiện đại để hỗ trợ dạy học phân hoá. Việc chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện phong trào tự làm đồ dùng chưa có hiệu quả cao, chất lượng đồ dùng tự tạo chưa cao, số lượng không nhiều.

2.5.3. Nguyên nhân của những thành công và những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân của những thành công

* Nguyên nhân chủ quan

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên Trung tâm đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của dạy học phân hoá, sự phù hợp của nó với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm từng bước được nâng lên. Lực lượng này đã tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý. Trong quá trình lãnh đạo Trung tâm, đã có nhiều sáng tạo trong quản lý, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Qua nhiều năm, việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, quản lý giảng dạy, quản lý học tập, quản lý kiểm tra đánh giá, công tác dự giờ đã đi vào nề nếp, có hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại thi đua của cán bộ, giáo viên, có biện pháp khen thưởng kịp thời, động viên sự cố gắng của giáo viên trong Trung tâm.

* Nguyên nhân khách quan

Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Kạn đã trực tiếp chỉ đạo, có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tuy chưa thường xuyên, các tài liệu hỗ trợ hoạt động dạy học phân hoá, có chế độ chính sách đối với giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ. Các tài liệu, văn bản về dạy học phân hoá đã được ban hành để cán bộ quản lý, giáo viên Trung tâm sử dụng làm căn cứ tham khảo và thực hiện.

Đời sống của giáo viên Trung tâm từng bước được cải thiện. Trung tâm bước đầu có những biện pháp khuyến khích nhà giáo, giáo viên đã trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Một bộ phận học viên và phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo điều kiện về thời gian cũng như đầu tư phương tiện phục vụ học tập.

2.5.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức hết mục đích, ý nghĩa, sự phù hợp của dạy học phân hoá trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý do chưa được tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng.

Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, quản lý việc lập kế hoạch, quản lý nội dung, hình thức, phương pháp dạy học phân hoá chưa thật sâu sát. Việc dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy của một số cán bộ quản lý còn ít, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn chung chung, kém hiệu quả, chưa đi sâu vào nội dung dạy học phân hoá.

Một số cán bộ quản lý chưa quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc của giáo viên cũng như môi trường học tập của học viên, để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học phân hoá.

* Nguyên nhân khách quan

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của Trung tâm còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy và học theo quan điểm phân hoá.

Nội dung chương trình hiện hành còn quá tải so với trình độ nhận thức của học viên Trung tâm GDNN-GDTX.

Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn dạy học phân hoá... chưa kịp thời; chế độ chính sách đối với giáo viên đã có nhưng chưa tạo được động lực phấn đấu mạnh mẽ cho giáo viên.

Một số cán bộ quản lý làm quản lý lâu năm mới chỉ qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý nói chung, hệ thống lý luận về quản lý dạy học phân hoá nói riêng để vận dụng vào thực tiễn.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát và đánh giá cho thấy hoạt động quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm đã bước đầu đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, hạn chế vẫn còn khá nhiều. Trung tâm đã bước đầu quan tâm đến việc đổi mới nhận thức cho cán bộ giáo viên và học viên về dạy học phân hoá, nhưng hình thức tổ chức chưa đa dạng, chủ yếu dừng lại ở việc tổ chức dự giờ mô hình dạy học phân hoá trong nội bộ Trung tâm.

Việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạt động học của học viên đã được thực hiện. Quản lý hoạt động học của học viên có chất lượng hơn quản lý hoạt động dạy của giáo viên.

Việc quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hoá còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do điều kiện khó khăn của cơ sở giáo dục vùng miền núi. Ngoài ra, còn do Tổ chuyên môn trong Trung tâm cũng chưa phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ Ban Giám đốc Trung tâm quản lý dạy học phân hoá.

Các yếu tố khách quan (chủ trương chính sách về dạy học phân hoá, điều kiện dạy học thực tế của Trung tâm, điều kiện gia đì nh và môi trường xã hội) và chủ quan (đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học viên Trung tâm) đều có những ảnh hưởng với mức độ khác nhau đến hoạt động quản lý dạy học phân hoá ở Trung tâm. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn yếu tố khách quan.

Thực trạng quản lý dạy học phân hoá được khảo sát và phân tích ở chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học phân hoá, qua đó nâng cao chất lượng dạy học của Trung tâm GDNN-GDTX trong chương 3.

Ngày đăng: 20/05/2022