Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Dạy Học Phân Hóa Và Quản Lý Dạy Học Theo Quan Điểm Dạy Học Phân Hoá Ở Nước Ngoài


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học phân hóa và quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ở nước ngoài

Thời văn hoá phục hưng, J.A.Cômenxki – Nhà GD vĩ đại, nhà sư phạm người Sec đã đưa ra những tư tưởng GD đạt tới đỉnh cao nhất của những tư tưởng GD từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XVII, mở đường một nền dân chủ, khoa học phát triển.

J.A.Cômenxki rất quan tâm đến phương pháp dạy học, các nguyên tắc dạy học và hình thức tổ chức dạy học.

- Về phương pháp dạy học: J.A.Cômenxki rất quan tâm đến phương pháp dạy học khiến cho người ít lao lực hơn, nhà trường đỡ vất vả hơn, loại bỏ được những côn g việc nhàm chán vô ích, nhưng lại yên tĩnh, hồ hởi và đạt kết quả bền lâu. Theo ông, quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do HS tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng quyền uy để bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì.

- Về các nguyên tắc dạy học: J.A.Cômenxki đã đưa ra một số nguyên tắc dạy học rất có giá trị là: Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của HS; Nguyên tắc hệ thống liên tục; Nguyên tắc củng cố kiến thức; Nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu của HS; Nguyên tắc dạy học phải thiết thực và Dạy học theo nguyên tắc cá biệt.

- Về hình thức tổ chức dạy học: J.A.Cômenxki là người đầu tiên đưa ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

kiến nghị đổi mới một cách sâu sắc quá tr ình dạy học nói chung và hình thức

tổ chức dạy học nói riêng. Hình thức tổ chức dạy học trên lớp do ông đề ra là một sáng kiến vĩ đại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 3

Nghiên cứu về J.A.Cômenxki ta thấy: Tư tưởng GD của ông là cơ sở lý luận để giải quyết đúng đắn vấn đề mới và hoàn thiện quá trình dạy học trong các nhà trường. Ngày nay, những quan điểm của J.A.Cômenxki về phương pháp, nguyên tắc, hình thức tổ chức dạy học vẫn còn ý nghĩa tích cực đối với lý luận dạy học hiện đại, giúp cho các nhà QLGD có cơ sở để vận dụng sáng tạo trong công tác của mình.[21]

Trong giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại, việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường đã trở thành vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Để nâng cao chất lượng dạy học, vai trò của công tác QL là hết sức quan trọng, đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu về QLGD quan tâm, họ đã nghiên cứu thực tiễn các nhà trường để tìm ra các biện pháp QL hiệu quả nhất.

Nhà nghiên cứu V.A.Xukhômlinxki cùng với một số tác giả khác như

V.P. Xtrêzicodin, G.I.Goocscaia,…đã đưa ra một số biện pháp QL của HT trường phổ thông như sau:

Việc phân công hợp lý công việc giữa HT và Phó HT phụ trách công tác dạy học.

Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Tổ chức hội thảo khoa học

Dự giờ và phân tích bài học [85]

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, hình thành xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hoá đã tạo nên một làn sóng đổi mới, cải cách GD trên thế giới (cải cách GD lần thứ ba). Trong cuộc cải cách lần này, xuất phát điểm để xem xét các vấn đề chủ yếu của các nước tương đối giống nhau với trọng tâm là:

- GD đại chúng dần thay thế cho GD tinh hoa.

- Quan tâm đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho thế hệ trẻ và người lao động về ý thức trách nhiệm, tính t ích cực chủ động, năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với những sự đổi mới, phát huy cá tính, bản sắc của người học.

- Thực hiện chương trình cốt lõi (60%) thống nhất trong toàn quốc, đồng thời trao quyền tự chủ cho địa phương, trường học, nhà giáo, HS, s inh viên quyết định vận dụng linh hoạt khoảng 40% còn lại.

- Đầu tư mạnh mẽ cho GD, giúp người học tiếp cận với những thành tựu hiện đại của khoa học công nghệ.[33]

- Thực hiện dạy học theo quan điểm DHPH để nâng cao chất lượng dạy học mang tính nhân vă n.

Dưới đây là một số hình thức dạy học phân hoá đã và đang được sử dụng ở bậc THPT của một số nước trên thế giới.

Đối với giáo dục ở nước Pháp : Hệ thống giáo dục của Cộng hòa Pháp đặc trưng cho mô hình hệ thống giáo dục châu Âu cổ điển. Nội dung giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học (cao trung) được phân hóa theo nhiều ban hẹp, trong đó phần lớn là các ban kĩ thuật - công nghệ bao gồm nhiều môn văn hóa phổ thông và kĩ thuật nghề nghiệp.

Nhìn chung kế hoạch dạy học ở tất cả các cấp học trong trường phổ thông đều bao hàm các môn văn hóa phổ thông và các môn kĩ thuật - công nghệ với nội dung được thiết kế cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp theo hướng tích hợp ở cấp I và phân hóa sâu ở cấp II và cấp III theo từng phân ban.

Để chuẩn bị cho việc phân luồng học sinh THCS vào ba loại trường THPT (ba loại t

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022