Chuyên Môn Hóa Sản Xuất Và Đa Dạng Hóa Kinh Doanh Trong Công Nghiệp


CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa liên kết với nhau. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải bám sát nhu cầu thị trường và sản xuất sản phẩm phù hợp. Đó là nguyên tắc cơ bản chi phối việc hình thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong sự đa dạng của nhu cầu thị trường về các sản phẩm công nghiệp và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án kinh doanh của mình theo một trong ba hướng: phát triển chuyên môn hóa sản xuất; đa dạng hóa kinh doanh; kết hợp giữa chuyên môn hóa sản xuất và đa dạng hóa kinh doanh.

3.1. CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT VÀ ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP

3.1.1. Thực chất và các hình thức chuyên môn hóa sản xuất trong công nghiệp

3.1.1.1. Thực chất của chuyên môn hóa sản xuất

Trên góc độ doanh nghiệp, chuyên môn hóa sản xuất là tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc thực hiện những công việc cùng loại nhất định. Về mặt sản xuất, những công việc cùng loại mà một doanh nghiệp công nghiệp có thể thực hiện theo những nội dung khác nhau: chế tạo những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có công nghệ sản xuất tương tự nhau; thực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ của quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tâp trung chế tạo một số bộ phận, chi tiết của sản phẩm hoàn chỉnh; thực hiện những công việc phụ trợ nhất định phục vụ cho nhiều doanh nghiệp công nghiệp khác nhau…

Sự phát triển của chuyên môn hóa sản xuất trong công nghiệp gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất là những biểu hiện trực tiếp của thực hiện phân công lao động xã hội theo những nội dung khác nhau.

Quá trình hình thành chuyên môn hóa sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp gắn liền với việc xác định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua định hướng nhà nước, điều tra nghiên cứu và phân tích các quan hệ cạnh tranh trên thị trường, khả năng nguồn lực của bản thân doanh nghiệp, các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học công nghệ…

3.1.1.2. Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất trong công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

a. Chuyên môn hóa sản phẩm


Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 11

Chuyên môn hóa sản phẩm là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp vào việc chế tạo một loại sản phẩm hoàn chỉnh đến mức độ nhất định.

Khi thực hiện chuyên môn hóa sản phẩm, doanh nghiệp công nghiệp tự đảm nhận việc chế tạo tất cả các bộ phận và chi tiết cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh, tự thực hiện tất cả các khâu công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm. Về cơ bản, quá trình sản xuất sản phẩm được khép kín trong phạm vi mỗi doanh nghiệp. Việc áp dụng hình thức chuyên môn hóa này đảm bảo sự tập trung trong chỉ huy, điều hành sản xuất, sự chủ động trong tổ chức mối liên hệ sản xuất. Tuy nhiên, nó làm cho cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp trở nên phức tạp, yêu cầu đầu tư lớn và gặp nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý sản xuất. Bởi vậy, hình thức chuyên môn hóa sản phẩm chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn giản về kết cấu và công nghệ chế tạo.

Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp công nghiệp sản xuất một số loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của một số đối tượng nhất định, chẳng hạn: doanh nghiệp cơ khí sản xuất các loại dụng cụ khác nhau (cày, bừa, cuốc, xẻng,…) phục vụ nông nghiệp. Trường hợp này gọi là chuyên môn hóa rộng theo sản phẩm cùng loại. Đó là một biến thể của chuyên môn hóa sản phẩm. Tuy có trình độ thấp nhưng kiểu chuyên môn hóa này thích hợp với điều kiện chủng loại nhu cầu phức tạp nhưng số lượng các doanh nghiệp trong ngành không nhiều.

b. Chuyên môn hóa bộ phận, chi tiết của sản phẩm

Chuyên môn hóa bộ phận, chi tiết của sản phẩm là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc chế tạo một (một số) bộ phận, chi tiết của sản phẩm hoàn chỉnh.

Khi áp dụng hình thức chuyên môn hóa này, sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng là kết tinh lao động của nhiều doanh nghiệp độc lập. Tùy theo kiểu tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp mà các bộ phận, chi tiết sản phẩm do mỗi doanh nghiệp sản xuất có thể đủ tư cách là hàng hóa và đem ra trao đổi trên thị trường hay không. Nếu trong mối quan hệ gia công công nghiệp thì các bộ phận chi tiết do doanh nghiệp nhận gia công sản xuất không được coi là hàng hóa của nó. Còn nếu doanh nghiệp tự đảm bảo nguyên liệu để sản xuất thì các bộ phận, chi tiết do nó sản xuất ra được coi là hàng hóa, doanh nghiệp có thể bán cho doanh nghiệp khác để lắp ráp, hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bán ra trên thị trường như những phụ tùng thay thế.

Là biểu hiện cao của trình độ chuyên môn hóa, để áp dụng có hiệu quả hình thức chuyên môn hóa nà phải đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:

- Sản phẩm có kết cấu phức tạp và lượng nhu cầu lớn.

- Số lượng doanh nghiệp trong ngành nhiều.

- Tổ chức tốt mối liên hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp có liên quan.

- Các bộ phận, chi tiết phải được sản xuất theo tiêu chuẩn thống nhất.


- Các doanh nghiệp hữu quan được phân bố trong cự ly gần nhau để giảm chi phí vận chuyển các bộ phận, chi tiết…

c. Chuyên môn hóa giai đoạn công nghệ chế tạo sản phẩm

Chuyên môn hóa giai đoạn công nghệ là tập trung hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp vào việc thực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm.

Để thực hiện hình thức chuyên môn hóa này, quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tách quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm thành các giai đoạn khác nhau và giao cho các doanh nghiệp độc lập đảm nhận. Sản phẩm cuối cùng là kết quả của sự hiệp tác sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Cũng có trường hợp, một doanh nghiệp đảm nhận một giai đoạn công nghệ phục vụ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp mạ điện đảm nhận việc mạ các chi tiết bằng kim loại phục vụ cho nhiều doanh nghiệp cơ khí.

Để áp dụng hiệu quả hình thức chuyên môn hóa theo giai đoạn công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:

- Công nghệ chế tạo sản phẩm phức tạp, việc tách các giai đoạn công nghệ để hình thành doanh nghiệp độc lập đảm bảo sự hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.

- Tổ chức tốt mối liên hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp có liên quan.

- Có sự phân bố hợp lý các doanh nghiệp liên quan để đảm bảo giảm bớt chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

d. Chuyên môn hóa các hoạt động phụ trợ

Chuyên môn hóa các hoạt động phụ trợ là tập trung hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp vào việc thực hiện công việc phục vụ cho hoạt động chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp khác. Ví dụ, doanh nghiệp cơ khí sửa chữa chuyên ngành, doanh nghiệp sản xuất bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất dụng cụ cắt gọt kim loại… Nếu không áp dụng hình thức chuyên môn hóa sản xuất này, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức các bộ phận phụ trợ của mình. Việc đó vừa gây sự phân tán, lãng phí vốn đầu tư vừa không có khả năng sử dụng đầy đủ công suất của các bộ phận đó.

Kết luận:Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp luôn được đặt trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác và mối quan hệ đó vượt ra khỏi phạm vi không gian hoạt động của một ngành. Mỗi sản phẩm do nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, trong đó mỗi doanh nghiệp chuyên môn chế tạo một hoặc một số chi tiết, bộ phận của sản phẩm. Xét về sự vận động giá trị, đây chính là sự phát triển chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Với toàn bộ nền kinh tế, việc thực hiện hợp lý chuyên môn hóa sản xuất của các doanh nghiệp tạo điều kiện làm sâu sắc phân công lao động xã hội, phân hóa ngành công nghiệp hiện có, hình thành các chuyên ngành công nghiệp mới. Qua đó, sự phát triển chuyên môn hóa sản xuất cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.


3.1.2. Đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp

3.1.2.1. Thực chất của đa dạng hóa kinh doanh

Để thực hiện được hệ thống mục tiêu đã định, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu kinh doanh hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đòi hỏi của thị trường, cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp phải thường xuyên được hoàn thiện và đổi mới. Sự đổi mới cơ cấu điều kiện của doanh nghiệp công nghiệp có thể được thực hiện theo các hướng khác nhau, như:

- Thu hẹp lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh bằng cách loại bỏ những sản phẩm kém sức cạnh tranh và không có khả năng tạo lợi nhuận.

- Giữ nguyên lĩnh vực, sản phẩm đang kinh doanh nhưng cải tiến, hoàn thiện về hình thức, nội dung để thu hút khách hàng.

- Bổ sung thêm lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển khoa học công nghệ.

- Chuyển hóa vị trí các lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp, đưa những lĩnh vực, sản phẩm ở vị trí thứ lên hàng đầu và ngược lại bằng cách thay đổi quy mô kinh doanh mỗi loại sản phẩm.

Trong thực tế, các xu hướng trên đây thường được kết hợp xen kẽ với nhau. Khi cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại, đảm bảo sự tập trung cao hơn, doanh nghiệp sẽ phát triển theo hướng chuyên môn hóa. Ngược lại, khi cơ cấu kinh doanh được mở rộng, doanh nghiệp sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa kinh doanh. Như vậy, đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp là việc mở rộng lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh nhằm đạt được cơ cấu kinh doanh hợp lý.

Khi thực hiện đa dạng hóa kinh doanh, doanh nghiệp công nghiệp không chỉ mở rộng danh mục sản phẩm công nghiệp (đa dạng hóa sản phẩm) của mình mà còn có thể thâm nhập sang các lĩnh vực sản xuất khác (đa dạng hóa sản xuất) và có thể phát triển sang cả các lĩnh vực hoạt động khác như thương mại, dịch vụ…

Sự phát triển xu hướng đa dạng hóa kinh doanh trong công nghiệp có thể được lý giải bằng các lý do chủ yếu sau:

- Tính đa dạng của nhu cầu về loại sản phẩm công nghiệp và sự thay đổi thường xuyên của nhu cầu các loại sản phẩm ấy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đối sách phù hợp để đảm bảo sự thích ứng với thị trường.

- Tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện những nhu cầu mới, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm và tạo những khả năng sản xuất mới, từ đó làm xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.


- Thực hiện đa dạng hóa kinh doanh cho phép doanh nghiệp tận dụng triệt để hơn những nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp.

- Việc mở rộng kinh doanh cho phép doanh nghiệp có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh.

3.1.2.2. Các hình thức đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp

a. Theo sự biến đổi danh mục hoạt động

- Biến đổi hoạt động: là quá trình hoàn thiện các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đang tiến hành để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới. Chẳng hạn, đa dạng hóa về kiểu cách, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thỏa mãn thị hiếu, điều kiện sử dụng và khả năng thanh toán của những khách hàng khác nhau. Sự hoàn thiện ấy có thể thuần túy về hình thức sản phẩm (kiểu dáng, mẫu mã) hoặc về nội dung sản phẩm (chất lượng, kỹ thuật), hoặc cả về hình thức lẫn nội dung sản phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể hoàn thiện và nâng cấp các lĩnh vực kinh doanh hiện có của mình để thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Đổi mới hoạt động: là việc loại bỏ những hoạt động kinh doanh lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những hoạt động kinh doanh mới, sản phẩm mới vào cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Những hoạt động kinh doanh và sản phẩm mới bổ sung này có thể là mới tuyệt đối (mới đối với cả doanh nghiệp và thị trường), hoặc mới tương đối (mới với doanh nghiệp nhưng không mới với thị trường). Việc thực hiện hình thức đa dạng hóa kinh doanh này gắn liền với việc doanh nghiệp rời bỏ một số thị trường cũ và gia nhập những thị trường mới.

- Hỗn hợp: là sự kết hợp một số nội dung của hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai. Nghĩa là, doanh nghiệp vừa hoàn thiện, cải tiến một số hoạt động kinh doanh và sản phẩm đang thực hiện, vừa loại bỏ những hoạt động kinh doanh, sản phẩm không sinh lợi, vừa bổ sung những hoạt động kinh doanh, sản phẩm mới vào cơ cấu kinh doanh.

b. Theo tính chất của nhu cầu sản phẩm

- Đa dạng hóa theo chiều sâu nhu cầu mỗi loại sản phẩm: là việc tăng thêm kiểu cách, mẫu mã của cùng một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất máy ảnh, chế tạo nhiều loại máy ảnh khác nhau. Việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm này gắn liền với việc phân khúc nhu cầu thị trường sản phẩm.

- Đa dạng hóa theo chiều rộng nhu cầu các loại sản phẩm:là việc doanh nghiệp chế tạo một số loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau, để thỏa mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng. Ví dụ: doanh nghiệp không chỉ chế tạo máy ảnh mà còn sản xuất cả dụng cụ in, phóng ảnh. Việc thực hiện hình thức đa dạng hóa sản phẩm này đòi hỏi


phải có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ để xây dựng doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu sản xuất phức tạp.

- Đa dạng hóa theo hướng thoát ly sản phẩm gốc: là việc đưa sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu hai hình thức đa dạng hóa trên vẫn lấy một loại sản phẩm chuyên môn hóa ban đầu làm cơ sở để mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp thì ở hình thức này, sản phẩm được mở rộng không có liên quan đến sản phẩm ban đầu, cả về giá trị sử dụng và công nghệ sản xuất.

c. Theo mối quan hệ với sử dụng nguyên liệu chế tạo sản phẩm

- Sản xuất những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung nguyên liệu gốc. Ví dụ: nhà máy sứ vừa sản xuất sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ, sứ vệ sinh – các sản phẩm này có giá trị sử dụng khác nhau nhưng đều sử dụng cao lanh và một số loại men làm nguyên liệu chính.

- Sử dụng tổng hợp các chất có ích chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: trong công nghiệp mía đường, người ta sử dụng tổng hợp cây mía để sản xuất ra đường, cồn công nghiệp (từ rỉ đường), ván ép hoặc giấy (từ bã mía).

d. Theo phương thức thực hiện

- Đa dạng hóa kinh doanh trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh bằng việc tận dụng nguồn lực hiện có, từ đó có thể tiết kiệm được đầu tư, giảm bớt thiệt hại rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa kinh doanh. Tuy nhiên, sự tận dụng này có thể dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa kinh doanh trên cơ sở các nguồn lực hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung: việc đẩy mạnh kinh doanh đòi hỏi phải có đầu tư thêm, nhưng chỉ giữ vai trò bổ dung nhằm khắc phục những hoạt động yếu hoặc lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp còn thiếu. So với hình thức trên, khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hơn.

- Đa dạng hóa kinh doanh bằng đầu tư mới: doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh mới mà khả năng hiện tại không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này, nhu cầu đầu tư thường lớn và xác suất rủi ro cao hơn nhưng khả năng và phạm vi kinh doanh sẽ được mở rộng hơn.

3.1.3. Kết hợp phát triển chuyên môn hóa sản xuất và mở rộng đa dạng hóa kinh doanh

3.1.3.1 Mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa

Đa dạng hóa vừa có những điểm khác biệt, vừa có mối quan hệ hữu cơ với chuyên môn hóa. Về hình thức, khi phạm vi đa dạng hóa kinh doanh càng rộng, trình


độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp càng thấp. Về nội dung, đó không phải là hai quá trình đối lập nhau mà có quan hệ ước định lẫn nhau:

- Hoạt động chuyên môn hóa của doanh nghiệp phải được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp có được sức cạnh tranh để giữ và mở rộng thị trường hoạt động. Theo đó, hoạt động chuyên môn hóa của doanh nghiệp được đa dạng hóa theo hình thức biến đổi hoạt động kinh doanh.

- Với nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện các hoạt động chuyên môn hóa thường không sử dụng hết các nguồn lực sẵn có. Do vậy, trong khi coi nâng cao một cách hợp lý trình độ chuyên môn hóa là phương hướng chủ đạo trong quá trình phát triển, doanh nghiệp vẫn cần mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh để tận dụng nguồn lực, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Với nội dung này, đa dạng hóa hỗ trợ quan trọng cho phát triển chuyên môn hóa.

- Trong các phương thức đa dạng hóa kinh doanh, nếu được thực hiện trên nền tảng các điều kiện sẵn có của chuyên môn hóa sẽ giảm bớt được nhu cầu đầu tư, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đây chính là ràng buộc của chuyên môn hóa đến việc thực hiện da dạng hóa.

Chuyên môn hóa luôn được coi là hạt nhân trung tâm và là phương hướng chủ đạo trong kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động chuyên môn hóa cũng phải được đa dạng hóa. Trong quản lý, không nên coi đa dạng hóa là giải pháp mang tính tình thế nhất thời mà cần có phương hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa kinh doanh.

Sự kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa có thể được thực hiện trên nguyên tắc tổ chức theo chiều dọc (công ty liên hợp) hoặc kết hợp chiều dọc và chiều ngang (Tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực). Các tổ chức này cùng với các thành viên trực thuộc có thể đảm nhiệm các hoạt động khác nhau như sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, tài chính…

3.1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa

a. Nhu cầu thị trường

Trong điều kiện kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải bám sát nhu cầu của thị trường để tiến hành hoạt động kinh doanh, đưa ra thị trường những sản phẩm mà thị trường cần. Tùy theo yêu cầu của quản lý mà việc điều tra, phân tích nhu cầu được tập trung vào những nội dung cụ thể khác nhau. Để xác định phương hướng chuyên môn hóa và đa dạng hóa kinh doanh, cần quan tâm tới những nội dung sau:

- Kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ mỗi loại sản phẩm mà thị trường yêu cầu. Việc phân khúc thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích nhu cầu thị trường về mỗi loại sản phẩm.


- Tính phức tạp về kết cấu sản phẩm và công nghệ sản xuất sản phẩm.

- Nhu cầu các loại sản phẩm khác nhau có liên quan trong tiêu dùng. Qua đó để xác định phương hướng chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm.

- Các loại sản phẩm thay thế. Việc phân tích này nhằm hạn chế rủi ro trong phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp.

- Sự vận động của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó. Việc đa dạng hóa nếu nhằm vào sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái sẽ làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh.

b. Khả năng của mỗi doanh nghiệp

Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ rất đa dạng và thường xuyên thay đổi tạo nên các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần năng động và nhạy bén nắm bắt các cơ hội kinh doanh, phản ánh chúng trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Trong quá trình ấy, phải đánh giá đúng khả năng hiện có và có thể có của doanh nghiệp. Việc đánh giá khả năng của doanh nghiệp được thực hiện theo nhiều góc độ khác nhau: khả năng các yếu tố của quá trình sản xuất; khả năng của các tài sản hữu hình và vô hình… Trong môi trường cạnh tranh, từ việc đánh giá khả năng doanh nghiệp, cần phải đánh giá đúng mức khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất phát từ những yêu cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có khả năng gì, lợi thế gì và yếu thế gì, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp. Do vậy, việc đánh giá khả năng doanh nghiệp đã vượt ra khỏi phạm vi từng doanh nghiệp riêng lẻ và phải được xem xét trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác có liên quan.

c. Các quan hệ liên kết kinh tế

Mở rộng quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể là một xu hướng khách quan có tác động trực tiếp tới việc xác định phương hướng và nội dung thực hiện chuyên môn hóa và đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện trên các mặt sau:

- Quy định trực tiếp khả năng ứng dụng một số hình thức chuyên môn hóa sản xuất. Chẳng hạn, doanh nghiệp không thể áp dụng hình thức chuyên môn hóa theo giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản phẩm nếu không tổ chức tốt các hình thức hợp tác hóa sản xuất thích hợp.

- Tạo điều kiện tăng khả năng của doanh nghiệp thông qua sự hỗ trợ từ bên ngoài, thể hiện qua việc khắc phục những khâu yếu trong dây chuyền sản xuất, hỗ trợ vốn, năng lực nghiên cứu,…

- Tạo thành một tổ chức (tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ - con) để thực hiện sự phân công lao động giữa các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng trùng lắp kém hiệu quả trong hoạt động, phát huy khả năng, sở trường của từng doanh nghiệp.

d. Trình độ tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí