So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Du Lịch Thuần Túy Và Du Lịch Mice

- Việc sử dụng internet-website, tạp chí mạng, tạp chí điểm đến… đóng vai trò nổi trội trong việc tìm kiếm điểm đến.

- Mặc dù thời gian rút ngắn lại nhưng các hội nghị vẫn tăng về số lượng chứ không phải kích cỡ.

- Các lĩnh vực thường xuyên tổ chức hội nghị tập đoàn: Dược phẩm/y tế, Dịch vụ tài chính/ngân hàng, Công nghệ thông tin/viễn thông/điện tử, Hóa học/năng lượng/môi trường, Truyền thông/quan hệ công chúng/quảng cáo, Ô tô, Đào tạo, huấn luyện, Bảo hiểm, Bất động sản, Sản phẩm xa xỉ, Bán hàng trực tiếp.

- Những người đưa ra quyết định về chọn lựa điểm đến thường xuyên thay đổi công việc trong tập đoàn hoặc chuyển đến công ty khác, do vậy việc duy trì dữ liệu liên lạc cho các hội nghị tập đoàn là một nhiệm vụ khó khăn. Các tập đoàn thường xây dựng kế hoạch hội nghị trong khoảng thời gian ngắn nhưng chi tiêu rất cao, ở phân đoạn xa xỉ của thị trường.

Hội nghị tập đoàn nội bộ thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tập đoàn đặt trụ sở. Hội nghị tập đoàn tập trung vào chuỗi Cung hoặc phát triển khách hàng thường được tổ chức tại địa điểm cung cấp đầu vào và nơi đầu ra cho sản phẩm của tập đoàn. Những hội nghị xúc tiến thị trường thường được tổ chức tại những thành phố, đô thị có nền kinh tế mạnh, hoạt động kinh doanh thương mại và hệ thống bán lẻ phát triển, cư dân đông đúc, sức mua của người dân cao. Như vậy, những địa điểm có nhiều trụ sở của các tập đoàn, công ty lớn, có nền kinh tế và hoạt động giao thương phát triển sẽ là nơi phát triển mạnh du lịch MICE. Chi phí tổ chức hội nghị có xu hướng cắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, việc khai thác sử dụng các tiện ích công nghệ viễn thông để phục vụ hội nghị như hình thức trực tuyến, các mạng xã hội có xu hướng phổ biến nhằm tối đa hóa hiệu quả và giảm chi phí. Các nhà tổ chức hội nghị cũng coi trọng yếu tố môi trường, “hội nghị xanh” nhưng đây không phải nhân tố ưu tiên hàng đầu.

1.2.2. Hội nghị của các hiệp hội (association meetings)

a) Khái niệm

Theo ICCA, một hội nghị được gọi là “international association meeting”-hội nghị của hiệp hội quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải được tổ chức bởi một tổ chức, hiệp hội quốc tế hoặc khu vực

- Phải có ít nhất 50 đại biểu

- Phải được tổ chức theo định kỳ

- Phải được tổ chức luân phiên giữa ít nhất 3 nước

b) Theo ICCA, hội nghị của hiệp hội quốc tế có các đặc tính sau

- Các hội nghị được tổ chức nhiều nhất là về y tế, khoa học, chủ đề học thuật, tổ chức thương mại, tổ chức nghề, tổ chức xã hội.

- Việc đăng cai tổ chức thường đến từ đối tác địa phương, là tổ chức quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực đó.

- Phần lớn trụ sở của các tổ chức, hiệp hội quốc tế nằm tại Châu Âu (59%), theo sau là Bắc Mỹ, Châu Á/Trung Đông.

- Hội nghị tổ chức quốc tế được tổ chức nhiều nhất là tại Châu Âu/Bắc Mỹ, Châu Mỹ la tinh, Châu Á/Trung Đông, Châu Phi và Châu Đại Dương.

- Năm 2011, số lượng đại biểu trung bình của 1 hội nghị trên thế giới là 535, giảm 36 đại biểu so với năm ngoái. Trung bình số lượng đại biểu tại một hội nghị quốc tế tại Châu Á trong năm 2010 là 582.

- Thị phần các hội nghị có kích cỡ nhỏ nhất (từ 50-149 và 150-249 đại biểu) ngày càng mở rộng so với hội nghị có kích cỡ trên 500 đại biểu. 30,2% hội nghị có đại biểu từ 50-149 đại biểu.

- Tổng đại biểu tham dự các hội nghị năm 2011 là 5.520.722 đại biểu.

- Phần lớn hội nghị được tổ chức hàng năm (59,8% năm 2011), 2 năm tổ chức 1 lần (21,5%).

- Tháng nhiều hội nghị tổ chức nhất là tháng 9, tiếp theo là tháng 6, tháng 10 và tháng 5.

- Năm 2011, thời gian trung bình của 1 hội nghị là 3,78 ngày, giảm so với 5,1 ngày năm

2010.

- Địa điểm tổ chức hội nghị theo thứ tự ưu tiên là khách sạn (45,4%), tiếp theo là Trung

tâm hội thảo/triển lãm, đại học.

- Chi tiêu trung bình cho 1 đại biểu năm 2010 là 736 đô la Mỹ

- Tổng số đại biểu tại các hội nghị quốc tế tại Châu Á năm 2010 là 1.017.473 người, chiếm 19% số đại biểu trên toàn cầu

c) Điều kiện đăng cai tổ chức hội nghị

- Phải có nhiều khách sạn chất lượng (3-5 sao)

- Trung tâm hội thảo có không gian có thể sử dụng linh động và sức chứa lớn

- Tiếp cận bằng đường hàng không thuận tiện

- Cung cấp dịch vụ đi lại mặt đất có chất lượng

- Khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ cao của các nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp và công ty quản lý điểm đến

- Điểm đến có sức hấp dẫn

- Có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương đăng cai

- An toàn và an ninh.

Hội nghị của các hiệp hội quốc tế thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tổ chức quốc tế đặt trụ sở. Như vậy, địa điểm có nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế đặt trụ sở sẽ có nhiều cơ hội tổ chức hội nghị này. Điều này lý giải việc hội nghị này được tổ chức nhiều nhất tại Châu Âu, Bắc Mỹ do phần lớn các tổ chức quốc tế trên thế giới đặt trụ sở tại đây. Hơn nữa, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là các nước phát triển, là những cường quốc về kinh tế và trung tâm chính trị, văn hóa trên thế giới, sự hợp tác, liên kết giữa các nước rất cao và chặt chẽ nên các tổ chức, hiệp hội rất phát triển bao gồm cả các hiệp hội ngành, nghề.

Số lượng đại biểu tham dự có xu hướng giảm, các hội nghị có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình tăng so với hội nghị có kích cỡ lớn. Thời gian trung bình của hội nghị giảm so với những năm trước. Chủ đề ưa thích số 1 tại các hội nghị là lĩnh vực y tế, tiếp theo là khoa học.

1.2.3. Du lịch khen thưởng

a) Khái niệm

- Incentive tour (IT) có số lượng khách trong đoàn khoảng từ 100 đến 200 khách, thường tồn tại một seri booking (đặt chỗ hàng loạt) trong một khoảng thời gian xác định, sử dụng các phương tiện nguyên chuyến như máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ nhằm chủ động về mặt thời gian và có thể giảm chi phí vận chuyển, còn phương tiện vận chuyển tại điểm du lịch chủ yếu là xe ô tô với số lượng chỗ ngồi mỗi xe từ 45 chỗ đến 50 chỗ và có khoang đựng đồ riêng. IT thường có độ dài trung bình từ 4 đến 5 ngày hoặc từ 8 đến 9 ngày với những hoạt động mang tính tập thể định hướng theo hãng và tham quan danh lam thắng cảnh.

- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, IT thường đi đôi với Meetings và Events. IT được xem như là một cách thức khuyến khích, động viên chính trong một Chương trình mang tính chất thúc đẩy kinh doanh (Motivation Programmes) của một công ty, xí nghiệp ở một ngành kinh doanh nào đó, với các mục tiêu như : khuyến khích các nhà bán buôn, nhà phân phối, đại lý đặt ra và thực hiện các mục tiêu bán hàng cao hơn, gia tăng doanh số bán ra. Có thể nói IT chính là phần thưởng phát cho những người thắng cuộc trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh này. Kinh phí dành cho IT chiếm khoảng 80% trong toàn bộ ngân sách của Chương trình. Các đơn vị xem đầu tư cho IT phải là dạng đầu tư có hiệu quả (return on

investment) nên rất quan tâm đến hình thức IT và kinh phí dành cho IT được cân đối = tỷ lệ % trên mục tiêu lợi nhuận (profit goal) mà công ty/xí nghiệp dự kiến phải đạt trong Chương trình.

b) Đặc điểm

- Hiện nay, phần lớn các chương trình du lịch khen thưởng là những hình thức đầu tư có hiệu quả tương tự như những chương trình khuyến khích bán hàng.

- Trung bình số đêm nghỉ của các chuyến du lịch khen thưởng đã giảm từ 6,5 đêm xuống 4 đêm.

- Các chuyến du lịch bớt rầm rộ hơn. Những điểm đến đầu tiên được lựa chọn là các điểm đến trong nước hoặc điểm đến quốc tế nhưng ở khoảng cách địa lý gần. Đối với những chuyến du lịch quốc tế ở khoảng cách địa lý xa hơn, thì hạng vé máy bay đã giảm từ hạng business class (hạng nhất) xuống hạng economy (hạng phổ thông). Phòng khách sạn cũng giảm xuống một bậc, từ hạng luxury (hạng sang) xuống hạng upper-upscale (hạng trên trung bình).

- Trong các chuyến đi, yếu tố công việc luôn được lồng ghép như thảo luận về chiến lược và hướng phát triển của tập đoàn.

- Các chương trình du lịch khen thưởng thường có ý nghĩa giải trí cao. Do vậy, các nhà xây dựng kế hoạch thường tìm kiếm các điểm đến có những sự chọn lựa giải trí cao về khách sạn và tiện nghi nhằm cung cấp dịch vụ ở những mức cao.

- Trong các chuyến đi, yếu tố Trách nhiệm xã hội của từng người trong đoàn được coi trọng ví dụ như dự án team-building (xây dựng nhóm) nhằm ủng hộ cộng đồng và từ thiện cộng đồng.

- Về cách thức marketing điểm đến, các tin tức e-mail, chuyến fam-trip, email trực tiếp được xếp là những phương tiện hiệu quả nhất, theo sau là sự tham dự tại các hội chợ thương mại. Các trang web điểm đến, các cuộc gọi điện thoại được xếp là những phương tiện kém hiệu quả hơn nhằm xúc tiến các điểm đến du lịch khen thưởng.

c) Các địa điểm đáp ứng được nhu cầu của các nhà lập kế hoạch du lịch khen thưởng

- Các điểm đến thời thượng

- Nghe có vẻ đắt đỏ

- An ninh và an toàn

- Dễ tiếp cận và có các đường bay trực tiếp của những hãng hàng không lớn

- Trải nghiệm thích hợp (phù hợp với nhu cầu của khách mời)

- Dễ dàng tổ chức và đặt chỗ

- Thường tổ chức tại những khách sạn/khu nghỉ mát 4-5 sao có chất lượng nhưng giá cả cạnh tranh

- Có những địa điểm độc đáo dành cho những sự kiện chuyên đề

- Dịch vụ và thức ăn có chất lượng cao

- Có những hoạt động và trải nghiệm độc đáo, ví dụ hoạt động nhóm, mạo hiểm

- Các nhà cung cấp dịch vụ mặt đất có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường du lịch khen thưởng (ví dụ các công ty quản lý điểm đến, công ty vận tải)

- Nhận được sự ủng hộ của địa phương (ví dụ các buổi biểu diễn văn hóa, quà, túi tài liệu, biểu ngữ chào mừng)

- Sáng tạo và linh hoạt nhằm cung cấp những trải nghiệm độc đáo, chân thực với chi phí hợp lý nhất

Tuy Du lịch khen thưởng nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh nhưng trong nội dung chương trình yếu tố giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng phải đặt lên hàng đầu. Do vậy, những điểm du lịch có thương hiệu, thời thượng thường được ưu tiên lựa chọn. Những địa điểm với vị trí cửa ngõ, trung tâm giao thông, từ đó lan tỏa đi các điểm này cũng được hưởng lợi vì du khách thường tiêu một phần chi phí đi lại, lưu trú, mua sắm... tại đây.

Hiện nay, do khủng hoảng kinh tế, các công ty thường có xu hướng cắt giảm chi phí và tối đa hóa hiệu quả kinh phí bỏ ra. Vì vậy, du lịch khen thưởng hiện nay thường được kết hợp, lồng ghép với việc tổ chức hội nghị, hội thảo như bàn về chiến lược hoạt động của tập đoàn, kế hoạch marketing, phát triển khách hàng hay các hoạt động xây dựng nhóm và văn hóa công ty.

Du lịch khen thưởng thường đi đoàn đông, khoảng vài trăm khách, có đoàn lên đến hàng nghìn khách. Các hoạt động của du lịch khen thưởng thường trọn gói từ A đến Z, trong chương trình thường có hoạt động dạ tiệc (gala dinner), xây dựng nhóm (team building). Các sự kiện chuyên đề này phải độc đáo, có tính sáng tạo và để lại những dấu ấn khó quên đối với du khách. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tổ chức sự kiện phải có khả năng ứng phó nhanh với những tình huống bất ngờ, có tính độc lập và sáng tạo cao. Hướng dẫn viên yêu cầu phải có kinh nghiệm, giỏi nghề. Do vậy, các công ty lữ hành tổ chức du lịch khen thưởng thường là những công ty lớn, chuyên nghiệp.

1.2.4. Triển lãm, hội chợ

a) Khái niệm

- Public Show - Hội chợ công cộng: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho người tiêu dùng.

- Trade Show – Hội chợ thương mại: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho các công ty thương mại.

- Public and Trade show - Hội chợ thương mại và Công cộng: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho cả người tiêu dùng và công ty thương mại.

Ba lĩnh vực tổ chức hội chợ nhiều nhất tại Châu Á là: Công trình, công nghiệp, sản xuất và máy móc, Không chuyên sâu vào chủ đề, Thiết kế nội thất và đồ đạc.

b) Nhu cầu của các nhà tổ chức triển lãm

Khi lựa chọn một địa điểm, những nhà sản xuất hội chợ sẽ tìm kiếm các vấn đề sau:

- Những thị trường chính hoặc gần các nhà sản xuất

- Hấp dẫn với người mua

- Nơi các hội chợ tương tự không được tổ chức hoặc tổ chức tại những thành phố gần đấy

- Dễ tiếp cận bằng đường hàng không

- Nhiều phòng khách sạn gần địa điểm

- Ủng hộ của các nhà tài trợ

- Việc dựng gian hàng hiệu quả

- Chi phí thuê không gian.

Trong hội chợ, triển lãm thường lồng ghép tổ chức các hội nghị, hội thảo nhỏ về giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, gặp gỡ khách hàng... Những địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm phải là những trung tâm thương mại lớn, nơi giao thương có đông khách hàng với sức mua lớn. Đặc biệt, nơi đây phải có trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp. Vì các nhà tổ chức triển lãm thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên họ phải tổ chức ở nơi thu hút được nhiều người bán (seller) và người mua (buyer) hay nhiều công ty trưng bày triển lãm và người tiêu dùng tham dự triển lãm.‌

1.3. Phát triển du lịch MICE

1.3.1. So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE



Du lịch thuần túy

Du lịch MICE


Đối tượng khách hàng

Người tiêu dùng/cộng đồng nói chung, ưu tiên các thị trường và những cá nhân có thiên hướng

muốn đi du lịch

Các hiệp hội, tổ chức và tập đoàn, ưu tiên các địa điểm đặt trụ sở, trung tâm thương mại


Đầu cung

- Các nhà bán buôn

- Đại lý lữ hành

- Hệ thống đặt chỗ qua mạng

- Các công ty du lịch

- PCO

- DMC

- Các công ty tổ chức triển lãm

- Các công ty tổ chức sự kiện

- Các đại lý tập đoàn

- Các công ty tổ chức Du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh - 3


khen thưởng và công ty PR


Sản phẩm “bán”

- Các thắng cảnh

- Các chương trình du lịch

- Mua sắm

- Các nhà hàng

- Cửa hàng Bán lẻ

- Cơ sở lưu trú

- Địa điểm

- Khả năng quản lý sự kiện

- Cơ sở lưu trú

- Giao thông

- Tiện ích công nghệ

- Năng lực của tổ chức đăng cai và năng lực của ngành thuộc lĩnh

vực đăng cai tại địa phương


Động cơ thúc đẩy khách đến

- Sự hấp dẫn của điểm đến

- Sự giải trí

- Cơ sở hạ tầng tốt

- Năng lực con người tại địa phương

- Cơ hội giao thương

- Phát triển nghề nghiệp

- Phù hợp với những mục tiêu của tổ chức

Khả năng

cạnh tranh cốt yếu

- Marketing

- Gói sản phẩm và xúc tiến

- Chất lượng dịch vụ

- Bán hàng

- Vận động và xúc tiến

- Đàm phán


Người tham dự

- Khách du lịch/khách nghỉ dưỡng

- Đại biểu

- Nhà triển lãm

- Khách tham quan thương mại

- Người hoạch định chính sách của công ty

- Doanh nhân và chuyên gia


Phương pháp tiếp thị

- Quảng cáo

- PR (quan hệ công chúng)

- Marketing điện tử

- Tờ rơi

- Giới thiệu sản phẩm với công chúng

- Bán hàng trực tiếp

- Bỏ thầu

- Truyền thông và PR

- Xúc tiến sự kiện

Liên quan đến các bộ, ngành của

chính phủ

- Bộ Du lịch

- Xuất nhập cảnh

Tất cả các bộ, ngành


(Nguồn: Gaining Edge Analysis, tháng 9/2011)


Bên cạnh những sự khác nhau như bảng trên, du lịch MICE khác du lịch thuần túy ở những điểm sau:

- Đoàn khách MICE thường rất đông, thấp nhất là từ vài chục người lên đến vài nghìn, thậm chí hàng chục nghìn khách.

- Khách du lịch MICE phần nhiều là những chính khách, doanh nhân, nhà khoa học... thuộc giai tầng trí thức, tinh hoa của xã hội nên chi tiêu nhiều hơn, cao hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, chuyên nghiệp hơn loại hình du lịch thông thường.

- Khách du lịch MICE thường yêu cầu các sự kiện chuyên đề kèm theo phải có tính độc đáo, sáng tạo, mang tính bản sắc của địa phương. Thông tin lịch trình luôn được cập nhật đầy đủ, chính xác và thể hiện khả năng ứng phó tình huống đột biến cao.

- Khách du lịch MICE thường kỹ tính, kỹ càng về chi tiết nên phải đảm bảo không xảy ra sai sót trong suốt quá trình phục vụ từ lúc khách đến tới lúc khách rời đi.

1.3.2. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE


Trên cơ sở sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE, ta có thể khẳng định một địa điểm phát triển du lịch MICE vừa phải đáp ứng những điều kiện để phát triển thành một điểm du lịch thông thường vừa phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt để phát triển thành một điểm du lịch MICE. Dựa trên các thông tin thứ cấp thu thập được, học viên đã tổng hợp, hệ thống hoá và bổ sung các điều kiện để phát triển du lịch MICE, cụ thể như sau :

1.3.2.1. Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện


Kinh doanh loại hình du lịch MICE cần phải có một môi trường ổn định về chính trị cũng như sự ổn định về giá trị của đồng tiền. Đồng thời, môi trường đó phải năng động, độc lập, đáng tin cậy và đa dạng về văn hoá. Ngoài ra, cộng đồng dân cư phải có thái độ, cử chỉ, thân thiện và có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp. Bên cạnh đó, các cuộc họp, hội nghị và sự kiện cần được tổ chức với yêu cầu an ninh, an toàn cao, đặc biệt là các cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia và các cuộc họp có tính quốc tế.

1.3.2.2. Vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu


Địa điểm phát triển du lịch MICE thường ở vị trí cửa ngõ, trung tâm, từ đó có thể lan tỏa ra các vùng khác trong quốc gia hoặc trong khu vực và trên thế giới. Những địa điểm có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết quá khắc nghiệt cũng không phù hợp để phát triển loại hình du lịch này.

1.3.2.3. Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển


Có sân bay quốc tế và nội địa hiện đại, có đủ khả năng đón các đoàn khách lớn, thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan nhanh chóng, có nhiều hãng hàng không quốc tế lớn hoạt động để từ đó bay trực tiếp hoặc nối chuyến đến các vùng trong quốc gia và các khu vực trên khắp thế giới. Việc tiếp cận điểm du lịch MICE bằng đường bộ, đường biển cũng là những yêu cầu quan trọng trong việc thu hút khách MICE vì du khách có thể lựa chọn phương tiện đi lại phù hợp

với mình hoặc sử dụng phương tiện này để tham quan các điểm du lịch lân cận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023