Tư Tưởng Chủ Đạo Của Dạy Học Theo Quan Điểm Dhph

bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi; đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá…[49]

Khi phân tích người học, Burns đã đưa ra Định đề :

- Không có hai người học cùng một tốc độ tiến bộ.

- Không có hai người học sẵn sàng học cùng một lúc.

- Không có hai người học sử dụng những kĩ thuật giống nhau.

- Không có hai người học giải quyết vấn đề một cách thật giống nhau.

- Không có hai người học cùng chung một trình tự hành vi.

- Không có hai người học cùng chung một hứng thú.

- Không có hai người học đều có động cơ thúc đẩy đạt đến mục đích chung.[57, tr 51, 52]

Như vậy ta thấy rằng: Mỗi người học đều có phẩm chất tâm lý, có những ước mơ hoài bão, có hoàn cảnh sống, có sức khoẻ, có trình độ xuất phát, có trí thông minh, có phong cách học tập, có mục đích học khác nhau cho nên hhọc khác nhau. Việc học đích thực chỉ có thể tiến hành với những người học cụ thể, tức là với những nhân tố phân hoá cá nhân. Giai đoạn THPT chính là giai đoạn HS bộc lộ rõ rệt sự khác biệt đó. Trong giả ng dạy, nếu biết tôn trọng sự khác biệt đó và tiến hành dạy học theo năng lực của HS thì có ththu hẹp sự khác biệt về năng lực tiếp thu và vận dụng tri thức mới. Ngoài ra, nếu biết phát huy tình cảm, ý chí và tính cách, nâng cao tính tích cực tham gia học tập của từng HS thì chất lượng dạy học có sự cải thiện rõ rệt. Tình cảm có thể trực tiếp chuyển hóa thành động cơ học tập, trở thành động lực bên trong khuyến khích HS học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Dạy học phân hóa là dạy học quan tâm đến sự khác biệt của HS, yêu mến HS, tin tưởng HS trong quá trình lên lớp của mỗi GV.

1.4.4. Tư tưởng chủ đạo của dạy học theo quan điểm DHPH

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 7

Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục đích dạy học với tất cả HS, đồng thời khuyến khích và phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân.

Đặc điểm cơ bản của dạy học theo quan điểm DHPH là phát hiện và bồi đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập. Dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất đ ể đạt được mục đích của dạy học đồng loạt.

Tư tưng về dạy học theo quan điểm DHPH được thể hiện trong các nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc dạy học được nhiều tác giả đưa ra:

- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức riêng trong dạy học

- Đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục

- Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

- Đảm bảo tính thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa

Như vậy, theo chúng tôi tiến hành dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá cần dựa trên những tư tưởng chỉ đạo dưới đây :

- Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng.

- Tìm cách đưa HS diện yếu kém lên trình độ chung.

- Tìm cách đưa HS diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản.

1.4.5. Một số nội dung của dạy học theo quan điểm DHPH ở trường phổ thông

*)Mục đích chủ yếu của dạy học phân hóa là :Phát huy tối đa sự trưởng thành của HS bằng cách đáp ứng nhu cầu của chúng và giúp chúng tiến bộ. Trong thực tế, kiểu dạy học bao gồm cả những một số kinh nghiệm học tập khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người học.

*)Các hình thức cơ bản của dạy học theo quan điểm DHPH

+ Phân hóa theo hứng thú của người học : Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá nhận thức.

+ Phân hóa theo sự nhận thức của người học : Lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ đơn vị kiến thức này sang đơn vị kiến thức khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Lớp học có nhiều nhịp độ nhận thức khác nhau.

+ Phân hóa theo sức học của người học: Căn cứ vào thực chất năng lực, trình độ của HS để GV tổ chức những tác động sư phạm phù hợp với HS để kích thích tính tích cực học tập của HS. Dựa trên trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng.

+ Phân hóa theo động cơ, lợi ích học tập của người học : Đối với những nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, nghiên cứu, GV cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung học tập cho HS nhóm này tự học. Đối với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao thì GV phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung, liên hệ những vấn đề thực tiễn giúp HS tăng sự hứng thú, động cơ học tập.

*) Một số thành tố tạo nên nền tảng của môi trường học tập phân hóa có hiệu quả như sau

- GV và HS chấp nhận và tôn trọng sự giống nhau và khác nhau của mỗi người;

- Đánh giá là hoạt động chuẩn đoán liên tục giúp cho giảng dạy.

-Nhiệm vụ học tập được lập ra và điều chỉnh dựa trên số li ệu đánh giá.

- Tất cả HS được tham gia vào những công việc được tôn trọng - công việc đòi hỏi thách thức, có ý nghĩa thú vị và lôi cuốn.

- GV là người phối hợp/sắp xếp chính về thời gian, khoảng cách và các hoạt động hơn là người cung cấp thông tin. Mục đ ích là giúp HS trở thành người học tự tin vào chính mình.

- GV và HS cùng phối hợp trong lớp học cũng như trong các mục tiêu cá nhân.

- HS làm việc trong các nhóm khác nhau cũng như làm việc độc lập.

- Thời gian được sử dụng linh hoạt theo từng bước dự a trên nhu cầu của HS.

- HS thường có những lựa chọn chủ đề mà chúng muốn học, cách thức chúng cần làm việc, và cách thức chúng thể hiện kết quả học tập của mình.

- GV sử dụng đa dạng cách thức giảng dạy (phương pháp) đáp ứng nhu cầu, khả năng của HS.

- HS được đánh giá theo nhiều cách khác nhau, và mỗi sự tiến bộ của HS đều được đo đạc, so sánh với mức khởi đầu trước đó. [24]

*) Nội dung mỗi bài học trong dạy học theo quan điểm DHPH

- Có mục đích rõ ràng cho tất cả HS;

- Gồm nhiều thủ thuật dạy học của GV nhằm đáp ứng nhu cầu HS ở tất cả các cấp độ;

- Tính đến mô hình học của HS trong việc trình bày bài học;

- Huy động mọi HS tham gia vào bài học thông qua việc sử dụng phương pháp phát vấn nhằm tới các cấp độ khác nhau của tư duy (Theo cách xếp loại của Bloom)

- Cho phép rằng cần điều chỉnh đòi hỏi với một số HS;

- Tạo sự lựa chọn về phương pháp mà HS sẽ sử dụng để biểu diễn sự hiểu biết của mình về các khái niệm đó;

- Chấp nhận rằng những phương pháp khác nhau vẫn có giá trị như nhau;

- Đánh giá HS dựa trên những sự khác biệt cá nhân.

Lí do:

- Khuyến khích việc hòa nhập mọi HS vào cùng một lớp;

- Giải quyết được mô hình (cung cách) học khác nhau của HS;

- Cho phép GV đến được với tất cả HS của mình đang dạy với thời lượng cho phép;

- Tính đến sự đa dạng c ủa HS;

- Khuyến khích sự phát triển những mối quan hệ xã hội và giá trị cái tôi;

- Đáp ứng được những nhu cầu xã hội, xúc cảm và học tập. [45]


1.4.6. Những nguyên tắc và các bước tổ chức DH theo quan điểm DHPH ở trường THPT

*) Những nguyên tắc của DH theo quan điểm DHPH

1/ GV thừa nhận người học là khác nhau.

2/ Chất lượng hơn số lượng. GV đánh giá thực chất của nhiệm vụ mà không phải số lượng.

3/ Thay đổi các cách tiếp cận đa phương diện/ nhiều mặt đối với nội dung, quá trình và sản phẩm.

4/ Tập trung vào người học. Học tập là sự phù hợp và hứng thú.

5/ Hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân. Điều này giúp dạy học tạo ra mẫu hình nhịp độ giữa kinh nghiệm học tập cả lớp, nhóm và học tập cá nhân.

6/ Là một tổ chức, là những người học có mục đích đơ n giản và GV cùng học đồng thời.[6]

*) Các bước tổ chức DH theo quan điểm DHPH

Để tổ chức dạy học theo quan điểm phân hóa, trước tiên GV phải nắm được các đặc điểm, tính cách, năng lực học tập, hoàn cảnh, nguyện vọng của từng HS trong lớp.

Sau khi nghiên cứu, nắm vững nội dung và yêu cầu bài học, GV phải thiết kế giáo án lên lớp sao cho thu hút tất cả các đối tượng trong lớp cùng tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng, nhóm đối tượng HS...

Theo chúng tôi, vic tổ chức dạy học theo quan điểm DHPH có thể tiến hành theo các bước cơ bản sau :

Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy về nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện học tập,...

Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc nắm được vị trí môn học, mục tiêu bài học và từ việc phân tích nhu cầu của HS.

Bước 3: Trong giờ dạy GV kết hợp nhiều phương pháp dạy học, phối hợp nhiều hình thức lên lớp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, quan tâm đến các đối tượng HS.

Bước 4 : Kiểm tra, đánh giá sự t iến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy, tạo nhiều cơ hội để HS thể hiện mình, giúp HS trở thành người tự tin vào chính mình.

Lưu ý: trong dạy học theo quan điểm DHPH cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp HS cởi mở, tự tin hơn.

1.4.7. Chức năng cơ bản của dạy học theo quan điểm DHPH

Chức năng cơ bản của dạy học phân hoá là làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểm của nhóm dân cư, nhóm xã hội, nhóm tuổi, với bản chất tự nhiên và xã hội của việc học tập và với điều kiện khác nhau để đảm bảo chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục quốc gia, nhu cầu và lợi ích xã hội.[6]

1.4.8. Tính ưu việt của dạy học theo quan điểm DHPH

*) Dạy học phân hóa là xu thế dân chủ hóa nền giáo dục, xu thế của thời đại

Dạy học phân hóa là xu thế dân chủ hóa nền giáo dục. Hiện nay trên thế giới dân chủ hóa nền giáo dục đang là xu thế được quan tâm ở nhiều nước. Xu thế này nhằm đảm bảo cho đạt được những tầm cao văn hóa, phát huy hết

năng lực của người học, tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể khắc phục được những trở ngại trên bước đường học tập, tạo cơ hội cho mỗi người tiếp tục được học tập và phát triển không ngừng. Để thực hiện dân chủ hóa giáo dục, nhà trường phải có một nội dung giáo dục và đào tạ o đa dạng, uyển chuyển không cứng nhắc để phù hợp với năng lực và điều kiện rất khác nhau của người học. Nội dung đào tạo phải có phần cứng, phần mềm để mỗi học sinh có thể tự chọn và phát triển tùy theo sở trường, năng khiếu và điều kiện cụ thể của mình cũng như để phù hợp với tính khu vực của từng

vùng lãnh thổ.

*) Dạy học phân hóa là xu thế đảm bảo công bằng xã hội

Đảm bảo công bằng là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện đại. Trong giáo dục công bằng có nghĩa là đảm bảo cho mọi công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn. Ngày nay đó không chỉ là một nguyên tắc đạo đức mà còn là điều kiện để bảo đảm sự phát triển xã hội. Chỉ khi có công bằng trong giáo dục, chỉ khi mọi nời cho dù giầu nghèo hay sang hèn đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau thì tiềm năng trí tuệ của xã hội mới được khai thác hết.

Phân hóa trong giáo dục là thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, bởi lẽ, ở đó, người học được chia thành các n hóm khác nhau, dựa trên những đặc điểm khác nhau về hoàn cảnh, thể lực, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng…để cung ứng những dịch vụ giáo dục phù hợp nhằm phát triển cao nhất năng lực bản thân.

*) Dạy học phân hóa là thực hiện yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông

Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông là yêu cầu khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân. Phân hóa trong dạy học tạo tiền đề phân luồng học sinh, một mặt làm cho hệ thống giáo dục có cấu trúc hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác giúp cho học

sinh có thể chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập, phù hợp với năng lực, hứng thú, hoàn cảnh của các em và yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội.[48]

1.5. Những nội dung cơ bản của QLDH theo quan điểm DHPH ở trường THPT

Từ lý luận và thực tế cho thấy, học sinh có nhân cách riêng nên dạy học cần hướng vào sự phát triển chuyên biệt, năng lực cá nhân và quản lý dạy học theo đó không thể là một sự rập khuôn, máy móc, cứng nhắc, áp đặt lên đối tượng, cũng không thể để đối tượng tự do, tùy hứng mà dạy học và quản lý dạy học cần bám sát thực tiễn, sáng tạo theo thực tiễn sinh động của đối tượng.

Để quản lý dạy học theo quan điểm DHPH ở trường THPT thành công thì vai trò của hiệu trưởng là rất quan trọng. Người h iệu trưởng phải bám sát vào bốn chức năng quản lý : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và phải thường xuyên chủ động, bao quát, trọng tâm vào mối quan hệ giũa các chủ thể dạy học, trong đó người hiệu trưởng cần tập trung vào những nội dung cơ bản là: QL đổi mới nhận thức của CBQL, GV về DH theo quan điểm DHPH; QL việc thực hiện nội dung chương trình; QL hoạt động dạy của giáo viên; QL hoạt động học của học sinh và QL các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học trong quá trình dạy học theo tinh thần phân hóa.

1.5.1. Quản lý đổi mới nhận thức của CBQL, GV về DH theo quan điểm DHPH

Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói

chung và của người thầy giáo nói riêng đã có những thay đổi to lớn và c ăn bản. Vị trí trung tâm trong quá trình dạy học đang chuyển dần từ người GV sang người học- HS với yêu cầu GD&ĐT những thế hệ kế tiếp để trở thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022