những con người năng động và sáng tạo, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại.
Người GV không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần, tuy rằng chức năng này vẫn cần thiết ở các mức độ thích hợp mà còn có nhiệm vụ dạy cho HS cách học, cách thu nhận và xử lý kiến thức, các tình huống trong thực tiễn đời sống đa dạng…Nói cách khác, người GV trong nền giáo dục hiện đại không chỉ được coi là người truyền thụ cái đã chính thống, người cung cấp những thông tin được soạn thảo trên cơ sở những điều có sẵn, người thừa hành mà phải là người đề xướng, thiết kế nội du ng và phương pháp dạy nhằm làm thay đổi thị hiếu, hứng thú người học, là người giúp cho HS biết cách học, cách tự rèn luyện.
Trong nền giáo dục hiện đại, vai trò của người GV đã có thay đổi theo các phương hướng lớn sau đây:
+ Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.
+ Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của HS, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội.
+ Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất quan hệ thầy trò.
+ Yêu cầu sử dụng rộng rãi và chặt chẽ hơn những phương tiện dạy học
hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết.
+ Yêu cầu hợp tác chặt chẽ hơn mối quan hệ với cha mẹ HS và c ộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Yêu cầu GV tham gia các hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý, Quản Lý Nhà Trường, Quản Lý Dạy Học Và Quản Lý Dạy Học Theo Quan Điểm Dạy Học Phân Hóa
- Quản Lý Dạy Học Theo Quan Điểm Dhph Trong Nhà Trường
- Tư Tưởng Chủ Đạo Của Dạy Học Theo Quan Điểm Dhph
- Quản Lý Việc Bồi Dưỡng, Nâng Cao Năng Lực Dh Theo Quan Điểm Dhph Cho Gv
- Nhà Trường Trung Học Phổ Thông Việt Nam Hiện Nay
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Nhận Thức, Cũng Như Mức Độ Thực Hiện Dh Theo Quan Điểm Dhph Ở Trường Thpt Hiện Nay
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
+ Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với HS, nhất là đối với HS lớn và với cha mẹ HS.[30, tr.129, tr.133]
Thuật ngữ “người học” có nguồn gốc từ (studium), có nghĩa là “cố gắng và học tập”, nghĩa rộng là “cam kết và trách nhiệm”. Do đó, người học là người đi học mà không phải là người được học. Như vậy, điều trước hết yêu cầu người học là phải “học cách học”, nghĩa là hình thành cho mình phương pháp học, trong đó người học phải sử dụng nội lực của bản thân… [54]
Dạy học phân hóa có tên tiếng Anh là “differentiated instruction” hay
“differentiated teaching” đã được thực hiện mấy thập kỉ qua ở nhiều nước từ Thụy sỹ và Pháp nó được truyền qua Đại Tây Dương, đặc biệt phát triển ở Hoa Kỳ. Nó ra đời và phát triển do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại là :
+ Nhờ những thành tựu mới có được những nghiên cứu gần đây về bộ não người;
+ Phương pháp dạy học truyền thống, xét trên nhiều phương diện, không còn hoàn toàn phù hợp với các lớp có những học sinh không thuần nhất về hứng thú, sở thích học, tâm thế sẵn sàng và mô hình học.
Guild and Garger năm 1998 cũng phê phán gay gắt rằng trong khi chúng ta với tư cách là những nh à giáo dục bị thách thức bởi tính đa dạng trong thành phần đối tượng học sinh thì chúng ta lại không đáp ứng được đầy đủ những khác biệt đó. Thay vào đó chúng ta có xu hướng làm ngơ những khác biệt của học sinh và dựa vào cách tiếp cận “dạy cho những học sinh trung bình” hay “một giáo án chung cho tất cả” mà theo những cách tiếp cận đó, tất cả học sinh có thể chỉ được đọc cùng một giáo trình, thực hiện cùng một hoạt động bài học, làm việc cùng một tốc độ, làm cùng một bài tập về nhà và làm cùng một bài kiểm tra. Kết quả thu được rất đáng thất vọng với nhiều học sinh. Những học sinh thành công trong công việc được giao không có chút thách thức nào và do đó, việc học trở nên buồn tẻ. Đối với những học sinh thấy việc học quá khó hoặc những học sinh có cách học có nhiều ưu điểm về trí thông minh, kết quả cũng kém do những nhu cầu khác nhau của họ không
được đáp ứng. Giáo viên thất vọng do họ không dạy được hết tất cả học sinh. Trong nỗ lực tìm kiếm cách tạo ra hoạt động tích cực, nhiều giáo viên phát hiện ra rằng có thể đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của học sinh bằng cách dạy học phân hóa.
Mục đích của DH theo quan điểm DHPH là phát triển tối đa phát triển của mọi học sinh bằng cách đáp ứng nhu cầu của chúng và giúp chúng tiến bộ. Trong thực tế, nó gồm cả việc cung cấp cho học sinh một số kinh nghiệm học để đáp lại yê u cầu đa dạng của học sinh.[46]
Như vậy, để làm chuyển biến nhận thức về bản chất dạy học theo quan điểm DHPH trong CBQL, GV...người hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức để CBQL, GV được nghe, đ ược bàn, được thảo luận trên cơ sở được trang bị những tri thức cập nhật về những thành tựu của khoa học và nhận thức được việc thay đổi quan niệm về dạy học là tất yếu khách quan.
1.5.2. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình theo tinh thần
phân hóa
Trong việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục, trước hết phải quản lý thực hiện mục tiêu của chương trình. Luật Giáo dục có nhấn mạnh trong mục tiêu giáo dục phổ thông “Phát triển năng lực cá nhân” hoặc “giúp học sinh có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển ”.
Để đạt được những điều đó cần phải thực hiện dạy học phân hóa trong lớp học, trường học . Bản chất của dạy học theo tiếp cận phân hóa trong nhà trường là tạo ra sự khác biệt nhất định trong nội dung và phương pháp dạy học bằng cách thiết kế và thực hiện chương trình dạy học theo nhiều hướn g khác nhau dựa vào năng lực, hứng thú hoặc nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo dục của xã hội.
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học theo quan điểm DHPH ở trường THPT là một khâu quan trọng, đó là quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo theo yêu cầu dạy học theo quan điểm DHPH.
Với tư cách là người QL chịu cao nhất về chuyên môn, để QL việc thực hiện nội dung chương trình dạy học theo quan điểm DHPH, người hiệu trưởng cần phải tập trung vào việc thực hiện các chức năng QL, đó là :
Kế hoạch hóa
- Chỉ rõ những căn cứ để lập kế hoạch và phân tích đặc điểm tình hình dạy học của nhà trường, tình hình học tập của HS...
- Xác định mục tiêu giáo dục, mục tiêu của cấp học cần đạt để định hướng cho các môn học và hoạt động giáo dục.
-Nắm chắc phân phối chương trình, các nguồn lực giáo viên, năng lực học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, nguồn kinh phí...
- Sử dụng cán bộ, giáo viên đúng khả năng và yê u cầu công việc; quan tâm đúng mức nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân...
- Hướng dẫn GV lập kế hoạch dạy học bộ môn : kế hoạch phải phản ánh được những hoạt động của GV đối với HS có học lực giỏi, khá và HS có học lực TB, Yếu...
Tổ chức thực hiện
- Tạo điều kiện và yêu cầu giáo viên nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của người học ở chương trình giá o dục phổ thông lớp đó, môn đó để từ đó GV có tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân có tính đến từng loại đối tượng HS.
- Hướng dẫn, động viên khuyến khích GV xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung từng tiết giảng, từng bài, từng chương phù hợ p với nhu cầu nhận thức của HS.
- Thiết lập các quy định của nhà trường về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học theo quan điểm DHPH và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định đó.
Chỉ đạo
- Chỉ đạo các tổ bộ môn cụ thể hóa phân phối chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết cho từng môn học theo tiến độ từng tuần, từng học kì và cho cả năm học phù hợp với các đối tượng giỏi, khá, trung bình, kém , đáp ứng năng lực, nhu cầu của người học.
- Chỉ đạo giáo viên soạn giáo án, phân phối thời lượng dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng HS, chú ý đến vùng miền, năng lực nhận thức, sức khỏe, nhu cầu của HS (sử dụng sự khác nhau của HS như là cơ sở của việc lập kế hoạch).
Kiểm tra
Thông qua việc QL thời khóa biểu, QL kế hoạch cá nhân...dự giờ thăm lớp để điều khiển, kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học mà GV đã đề ra.
Trong quản lý nội dung chương trình theo quan điểm phân hóa, hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựng phong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu hiệu:
- Dân chủ trong quản lý.
- Tôn trọng nhân cách của GV.
- Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường.
- Tôn trọng tính sáng tạo của GV, đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác
trong nhà trường.
1.5.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Để quản lý hoạt động dạy của GV theo quan điểm DHPH, h iệu trưởng cần tập trung vào các nội dung đổi mới chủ yếu sau đây:
1.5.3.1. Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV
Phân công giảng dạy cho GV có liên quan chặt chẽ đến công tác tổ chức nhân sự. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào quyết định phân cô ng, phân nhiệm của hiệu trưởng.
Vì vậy, để QL được việc phân công giảng dạy cho GV, trước tiên hiệu trưởng phải nhận thức được GV tuy có trình độ ngang nhau nhưng năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe khác nhau. Việc phân công đúng người đúng việc sẽ phát huy vai trò cá nhân trong tập thể, tạo đi ều kiện để họ tự khẳng định mình. Ngoài ra còn giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề.
QL việc phân công giảng dạy là đầu mối quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường. Vì thế, người hiệu trưởng cần nắm thật chắc chất lượng đội ngũ, hiểu rõ đặc điểm, sàng lọc thông tin, đánh giá chính xác, thận trọng. Bên cạnh đó, cần xem xét quyền lợi của HS, tham khảo yêu cầu của phụ huynh HS, nguyện vọng của GV để phân công phù hợp, đáp ứng các yêu cầu trên. Việc phân công các GV bộ môn dạy cùng khối lớp nên có cùng những đồng chí đã có thâm niên về giảng dạy với những đồng chí có kinh nghiệm chưa nhiều…
1.5.3.2.Quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và GV
Việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình dạy học quy định phần cứng và phần mềm, dựa vào trình độ, kỹ năng sư phạm của GV, khả năng HS, kết quả học tập của những năm trước và điều kiện cụ thể của nhà trường đảm bảo cho dạy học để xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ bộ môn,…
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theo quan điểm D HPH, đây thực chất là thiết kế chương trình dạy học chi tiết cần phải dựa trên kết q uả đánh giá đầu vào về khả năng/năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức đ ộ khó, nhịp độ và hình thức họ c tập của HS một cách phù hợp. Các em HS giỏi phải được học ngang tầm với khả năng để có thể phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có và nhu cầu/ ham muốn của mình, ngược lại những HS yếu/kém được học phù hợp với khả năng sao cho có thể nâng cao trình độ, không có cảm giác sợ hoặc chán nản với việc học tập.
Vì vậy, để QL lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theo quan điểm DHPH, hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch chi tiết dựa trên các căn cứ hướng dẫn, đặc biệt chú ý đến quy định của giờ dạy phân hóa mà nhà trường đã đề ra, giúp họ xác định mục tiêu và tìm ra các biện pháp để thực hiện được mục tiêu đó. Đồng thời, hiệu trưởng phải tạo các điều kiện tốt nhất để các tổ chuyên môn và GV thực hiện được mục tiêu kế hoạch đề ra.
1.5.3.3. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV
Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kì; chuẩn bị từng tiết dạy/bài soạn; chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học; các hồ sơ dạy học của GV.
QL tốt việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo quan điểm DHPH, người hiệu trưởng đặc biệt lưu tâm đến những công việc sau đây:
+ Chỉ đạo tổ chuyên thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâu điều tra, phân tích nhu cầu và hứng thú của người học với môn học, việc điều tra này giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn học để có chiến lược dạy học phù hợp .
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất quy định bài soạn thể hiện tinh thần phân hóa HS, hướng dẫn việc soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thức nhưng không rập khuôn, máy móc, tránh sao chép. Mục tiêu dạy học theo quan điểm DHPH phải thể hiện rõ về lĩnh vực nhận thức: căn cứ 6 bậc nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), trong giáo án phải được nêu chi tiết của mục tiêu dạy học tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3. Bảo đảm tính khoa học, chính xác các nội dung các kiến thức. Cần xác định rõ, cụ thể hệ thống kĩ năng được hình thành trong bài giảng. Cần làm rõ các yêu cầu, nội dung các chuẩn mực giá trị thái độ cần hình thành, củng cố, hoàn thiện trong quá trình đào tạo nói chung và ở phạm vi bài học nói riêng…
+ Cung cấp sách GV, sách tham khảo, CSVC trường học…
+ Chỉ đạo GV phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ bộ chuyên môn.
+ Giao tổ chuyên môn tăng cường kiểm tra giáo án, kiểm tra hồ sơ và phiếu báo giảng…
+ Dự giờ để đánh giá soạn giảng qua bài giảng trên lớp.
1.5.3.4. Quản lý giờ lên lớp của GV
Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy học, GV là người trực tiếp điều khiển, hướng dẫn HS học tập đạt kết quả. Người hiệu trưởng tác động gián tiếp đến hiệu qu ả giờ lên lớp, cho nên để QL tốt giờ lên lớp thể hiện theo quan điểm DHPH cần phải trung vào các vấn đề sau:
+Yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, học kì, năm có thể hiện rõ việc quan tâm đến từng đối tượng HS…
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn trên cơ sở quy định của nhà trường, xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện tính chất phân hóa. Cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp từng bộ môn một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo sự phấn đấu dạy học theo hướng tích cực, chú ý đến năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu…của HS.
+ Tổ chức dự giờ thăm lớp định kì, đột xuất có rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy.
+ Chỉ đạo áp dụng chuẩn giờ lên lớp cũng như việc áp dụng nguyên tắc dạy học theo quan điểm DHPH trong dạy học của GV để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
+ Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, hiệu trưởng cũng cần chú ý đến công tác thu thập thông tin của HS, đồng nghiệp, phụ huynh HS về GV bộ môn.
(Chẳng hạn như : Nhà trường/ tổ bộ môn tổ chức cho học sinh nhận xét về công việc giảng dạy của GV. Việc lên lương, bổ nhiệ m, khen thưởng, kỷ