Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt 1898 – 1945 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ

------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


LỊCH SỬ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT (1898 – 1945)


GVHD: ThS. NGÔ SỸ TRÁNG SVTH: NGUYỄN TRẦN ĐÔNG DUY MSSV: K40.602.009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018

Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt 1898 – 1945 - 1


0

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Mục đích nghiên cứu 5

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5

1. Đối tượng nghiên cứu 7

2. Phạm vi nghiên cứu 7

IV. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1. Nguồn tài liệu 7

2. Phương pháp nghiên cứu 8

V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 9

CHƯƠNG 1. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG 10

1.1. HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG PAUL DOUMER.. 10

1.1.1. Tình hình giao thông vận tải ở Việt Nam trước khi Chương trình khai thác thuộc địa của Toàn quyền Paul Doumer ra đời (trước năm 1897) 10

1.1.1.1. Các loại hình giao thông vận tải truyền thống 11

1.1.1.2. Đường sắt – loại hình giao thông vận tải hiện đại và hiệu quả 12

1.1.2. Yêu cầu cấp bách về việc xây dựng Hệ thống đường sắt Đông Dương 12

1.1.2.1. Vấn đề phát triển giao thông vận tải đặt ra trong Chính sách khai thác thuộc địa của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (năm 1897) 12

1.1.2.2. Những mục đích của người Pháp trong việc xây dựng Hệ thống đường sắt Đông Dương của người Pháp 13

1.2. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG 16

1.2.1. Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 16

1.2.1.1. Kế hoạch sơ bộ năm 1897 16

1.2.1.2. Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 17

1.1.2.3. Đạo luật ngày 25/12/1898 của Tổng thống Pháp 17

1.2.2. Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương 18

1.2.2.1. Sơ lược lịch sử quá trình xây dựng và khai thác Hệ thống đường sắt Đông Dương (1881 – 1936) 18

1.2.2.2. Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương 19

CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT 21

2.1. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA NGƯỜI PHÁP ĐỐI VỚI ĐÀ LẠT QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ (1897 – 1945) 21

2.1.1. Đà Lạt buổi đầu khám phá (1893 – 1897) 21

2.1.2. Đà Lạt trong chính sách của người Pháp (1897 – 1945) 22

2.1.2.1. Trạm nghỉ dưỡng trên núi cao 22

2.1.2.2. Thủ phủ của Liên bang Đông Dương 25

2.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THIẾT LẬP TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LÊN ĐÀ LẠT . 29

CHƯƠNG 3. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT (1898 – 1945) 32

3.1. BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO VIỆC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT 32

3.1.1. Các phái đoàn khảo sát xây dựng Tuyến Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt 32

3.1.2. Một số nội dung về kỹ thuật trong việc xây dựng và vận hành tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt 33

3.1.2.1. Hạ tầng cơ sở 33

3.1.2.2. Thượng tầng cấu tạo 34

3.1.2.3. Thiết bị chạy 35

3.2. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT (1898 – 1932) 36

3.2.1. Giai đoạn 1: Tháp Chàm – Krongpha (1898 – 1922) 36

3.2.1.1. Đoạn đường Phan Rang – Xóm Gòn (1898 – 1914) 36

3.2.1.2. Đoạn đường Xóm Gòn – Krongpha (1919 – 1922) 38

3.2.2. Giai đoạn 2: Krongpha – Đà Lạt (1922 – 1932) 40

3.2.2.1. Đoạn đường Krongpha – Eo Gió (1922 – 1928) 40

3.2.2.2. Các đoạn đường cuối Eo Gió – Đà Lạt (1928 – 1932) 41

3.3. MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT 43

3.3.1. Vận tải hành khách 43

3.3.1.1. Thời kỳ 1914 – 1922 43

3.3.1.2. Thời kỳ 1922 – 1945 44

3.3.2. Vận tải hàng hóa 47

3.3.2.1. Thời kỳ 1914 – 1922 47

3.3.2.2. Thời kỳ 1922 – 1945 48

3.4. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN ĐƯỜNG SẮT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT 50

3.4.1. Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường sắt 50

3.4.1.1. Phu làm đường trên đoạn Phan Rang – Xóm Gòn bỏ trốn 51

3.4.1.2. Phong trào đấu tranh của phu làm đường trên đoạn đường Krongpha – Eo Gió năm 1922 52

3.4.1.3. Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường hầm Cầu Đất dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 1930 53

3.4.2. Phong trào công nhân đường sắt dưới sự lãnh đạo của Đảng 54

3.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG LỊCH SỬ 55

3.5.1. Đóng góp về mặt giao thông vận tải 55

3.5.2. Đóng góp về mặt kinh tế – xã hội 55

3.5.3. Ga Đà Lạt – Di tích kiến trúc cấp Quốc gia 56

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 64

MỞ ĐẦU‌


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU‌

1. Lý do chọn đề tài‌

a. Lý do thực tiễn

Đà Lạt tọa lạc trên cao nguyên Lâm Viên, là một vùng đất mới được người Pháp khám phá và tiến hành xây dựng, phát triển thành từ nơi núi rừng hoang vu trên dãy Trường Sơn trở thành một thành phố đô hội chỉ mới 125 năm nay (1893 – 2018).

Với vị trí đặc biệt, cùng bầu không khí mát mẻ, giống với khí hậu Âu châu, trải qua các thời Toàn quyền Đông Dương, từ Paul Doumer tới Jean Decoux, đã từng bước xây dựng và biến Đà Lạt trở thành viện điều dưỡng trên núi cao, thành phố của người Âu và tiến tới là thủ phủ thật sự của Liên bang Đông Dương trong thời kỳ hoàng kim phát triển của Đà Lạt trước năm 1945.

Để có thể tiến hành khai thác các tiềm năng to lớn từ “miền đất hứa” sơn cước này, người Pháp đã cho xây dựng những con đường từ miền xuôi, vượt núi đèo để lên cao nguyên Lâm Viên, trong đó đường sắt được xác định là phương tiện quan trọng chủ đạo và quyết tâm thực hiện xây dựng Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt ngay từ trong kế hoạch của Toàn quyền Paul Doumer năm 1898. Tuyến đường này vốn là một bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương, đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển của ngành đường sắt ở Đông Dương với việc áp dụng thành tựu kỹ thuật bánh răng và việc ngày càng tăng khối lượng chuyên chở trên tuyến đường này để phục vụ đưa sức người, sức của từ miền xuôi lên miền ngược cho thành phố cao nguyên này theo thời gian dần trở thành một thủ phủ của xứ Đông Dương.

Đà Lạt ngày nay là một thành phố nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan hàng năm, trong quá khứ cũng đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ, nhưng những công trình nghiên cứu về lịch sử của Đà Lạt vẫn chưa nhiều. Tuyến đường sắt huyền thoại đi cùng năm tháng đã đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển của miền đất cao nguyên này cho tới nay có vẻ như không còn được biết tới nhiều, mặc dù đoạn đường sắt còn lại vẫn đang được khai thác để phục vụ du lịch và Ga Đà Lạt là một điểm đến tham quan nổi tiếng mà những du khách khi tới Đà Lạt vẫn thường xuyên ghé thăm.

Hiện nay, tuyến đường sắt đang được kêu gọi đầu tư khôi phục, nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về tuyến đường sắt huyền thoại này và nó đang đứng trước nguy cơ chìm vào quên lãng nếu vẫn tiếp tục không được nhắc tới và nghiên cứu.

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945) để làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp.

b. Lý do khoa học

Bên cạnh những lý do thực tiễn nêu trên, việc chọn nghiên cứu đề tài Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945) còn vì phục vụ những yêu cầu khoa học sau đây:

Từ việc nghiên cứu về những dự tính của người Pháp trong việc xây dựng đường sắt ở Đông Dương, ta có thể hiểu được tầm quan trọng của tuyến đường sắt này trong công cuộc cai trị và khai thác Đông Dương của họ. Đồng thời, còn hiểu được sự xuất hiện của phương tiện giao thông đường sắt đã mang lại một hiệu quả vô cùng lớn về phát triển kinh tế – xã hội ở những nơi nó đi qua, trong đó nổi bật là Đà Lạt.

Có thể khẳng định rằng, việc người Pháp xây dựng tuyến đường này ngay từ đầu không phải vì muốn giúp đỡ cho người Việt Nam, không vì cái gọi là “khai hóa” cho người bản xứ như họ tuyên truyền, mà mục đích thật sự là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại Đông Dương và vận chuyển nhân lực, vật lực lên để xây dựng và hiện thực hóa những dự định của họ tại Đà Lạt – một vị trí quan trọng trong chính sách của Pháp ở Đông Dương.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Từ những lý do thực tiễn và khoa học như đã trình bày, trên cơ sở tập hợp, tham khảo, kế thừa về mặt tư liệu, tôi cố gắng thu thập những số liệu, tài liệu, công văn của các cơ quan công quyền thời Pháp thuộc về việc xây dựng đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt và hoạt động của nó, nhằm khôi phục lại một phần bức tranh lịch sử của tuyến đường sắt huyền thoại này trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Qua đó làm rõ ảnh hưởng của nó và khẳng định rằng lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt thời Pháp thuộc gắn bó mật thiết và không thể tách rời với quá trình xây dựng, kết nối và hoạt động của Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt.

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ‌

Để thực hiện đề tài nghiên cứu Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945), về mặt tư liệu đối với tôi vô cùng khó khăn, do chưa có điều kiện khai thác tư liệu ở nhiều nơi và vẫn chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào về đề tài này, kể cả ở Đà Lạt.

Những tư liệu nghiên cứu về tuyến đường sắt này có xuất hiện rời rạc trong một số tác phẩm nhưng vẫn chưa thật sự chi tiết. Có thể điểm qua một số tác phẩm chứa thông có giá trị về tuyến đường sắt này như sau:

- Các công trình giao thông công chính Đông Dương xuất bản năm 1998, do Kỹ sư Nguyễn Trọng Giai dịch lại từ bản nguyên tác tiếng Pháp Les travaux publics de l’Indochine do Tổng Thanh tra công chính Đông Dương A. A. Pouyane xuất bản năm 1926. Nguyên tác tác phẩm ra đời trong bối cảnh Toàn quyền Đông Dương yêu cầu Giám đốc các nha thuộc Phủ Toàn quyền soạn những tài liệu cần thiết để gộp thành một

tập sách chung cho toàn Đông Dương do Hội Địa dư học Hà Nội đề nghị xuất bản. Tác phẩm đã thống kê lại các công trình giao thông ở Đông Dương cho tới năm 1926 và ghi nhận chi tiết về kỹ thuật công trình, tài chính xây dựng, kết quả khai thác, dự tính tương lai cho ngành giao thông công chính ở Đông Dương. Trong tác phẩm, tác giả đã dành hẳn một chương cho đường sắt, trong đó có trình bày khá rõ nét những nội dung về kỹ thuật xây dựng đường sắt ở Đông Dương và đây là một nguồn tài liệu đáng tin cậy cho phần nội dung kỹ thuật đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt trong bài khóa luận.

- Địa chí Đà Lạt do UBND Tp Đà Lạt tổ chức biên soạn năm 2008. Đây là công trình biên soạn địa chí cấp tỉnh, do những chuyên gia nghiên cứu tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy, có nhiều mô tả chi tiết và chính xác về quá trình xây dựng và hoạt động của tuyến đường sắt. Những nội dung trong bộ địa chí này đã cung cấp một lượng không nhỏ những thông tin về thời gian xây dựng và những nội dung kỹ thuật chi tiết của tuyến đường từ Tháp Chàm lên Đà Lạt (độ dài các đoạn đường, vị trí và độ dài các đoạn răng cưa, hầm vượt núi, cầu sắt, nhà ga, lộ trình, …), đóng góp to lớn về mặt tư liệu cho chương trọng tâm trong bài khóa luận. Tuy nhiên, thông tin về số liệu hoạt động vận tải trong tác phẩm không đề cập tới.

- Đỉnh cao đế quốc: Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp của tác giả Eric T. Jennings, được dịch bởi Phạm Viêm Phương, xuất bản năm 2015. Tác giả là một người nước ngoài nghiên cứu về Đà Lạt, đã có hơn 10 năm tập hợp nhiều tài liệu ở Việt Nam, Pháp và một số nước để viết cuốn sách này. Trong tác phẩm có trích dẫn rất nhiều tư liệu quý được khai thác ở nhiều nơi với độ tin cậy rất cao. Những thông tin về tuyến đường sắt trong tác phẩm này (quá trình xây dựng, kỹ thuật xây dựng, vấn đề nhân công, một số chính sách của chính quyền thuộc địa, vấn đề tài chính, …) được tác giả đề cập rất phong phú và tương đối khách quan, có giá trị tư liệu rất lớn để khai thác đóng góp cho bài khóa luận. Tuy nhiên, số liệu về hoạt động vận tải bằng đường sắt vẫn chưa được tác giả đề cập trong tác phẩm.

- Đà Lạt năm xưa của tác giả Nguyễn Hữu Tranh. Tác giả là người sống tại Đà Lạt và có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử của Đà Lạt. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu năm 1993, tái bản năm 2001 và mới đây là cuối năm 2017, qua mỗi lần tái bản đều có bổ sung thêm nhiều thông tin tư liệu phong phú. Trong tác phẩm có dành hẳn một phần viết về tuyến đường sắt với nhiều thông tin chi tiết đáng tin cậy về thời gian xây dựng, lộ trình tuyến đường, kỹ thuật xây dựng, nhưng chưa có thông tin về vấn đề nhân công xây dựng tuyến đường. Đặc biệt hơn, tác phẩm này có đề cập nhiều thông tin về số liệu vận tải, giá vé, giờ tàu trên tuyến đường. Mặc dù chỉ ở mức độ sơ thảo do những hạn chế nhất định về mặt tư liệu, nhưng đây là những thông tin vô cùng quan trọng cho bài khóa luận mà vẫn chưa tìm thấy được ở tác phẩm nào trước đó đề cập tới.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt này còn được đề cập tới trong nhiều tác phẩm khác viết về Đà Lạt, về đường sắt Đông Dương, hay một số tờ báo của Pháp thời kỳ Đông Dương, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, rời rạc và không có nhiều tư liệu để khai thác.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu‌

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm

– Đà Lạt, bao gồm hoạt động xây dựng và khai thác tuyến đường.

Bên cạnh đó, vì tuyến đường này nhằm mục đích chính phục vụ xây dựng và phát triển Đà Lạt của người Pháp nên những dự định của người Pháp đối với Đà Lạt cũng là một đối tượng, qua đó sẽ tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa Đà Lạt với tuyến đường sắt này. Cùng với việc đây là một bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương, nên hệ thống này cũng là một đối tượng để giúp ta nhìn thấy rõ hơn vai trò gắn kết Đà Lạt bằng tuyến đường này với các vùng miền trên toàn Đông Dương và chỉ đề cập trong bài khóa luận trục đường Hà Nội – Sài Gòn.

2. Phạm vi nghiên cứu‌

Không gian nghiên cứu chính là những vùng đất mà tuyến đường này đi qua trên địa phận Ninh Thuận và cao nguyên Lâm Viên với chủ thể là tuyến đường sắt. Tuy nhiên, để làm rõ hơn một số khía cạnh, Hệ thống Đường sắt Đông Dương và Đà Lạt vẫn được dành đề cập một phần trong bài khóa luận.

Thời gian nghiên cứu chính được xác định bởi hai mốc:

- Mốc mở đầu là năm 1898, kể từ khi tuyến đường sắt này được đề cập trong kế hoạch xây dựng đường sắt Đông Dương của Toàn quyền Paul Doumer được đệ trình lên Hội đồng Tối cao Đông Dương. Để làm rõ nhiều khía cạnh dẫn tới sự ra đời của tuyến đường này, một số sự kiện xảy ra trước đó sẽ được đề cập một cách sơ thảo để bổ sung cho bài khóa luận được rõ ràng hơn.

- Mốc kết thúc là năm 1945, khi cuộc Cách mạng Tháng Tám diễn ra và thành công, bước đầu chấm dứt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuyến đường sắt về sau đó vẫn còn hoạt động và đảm trách những vai trò lịch sử khác, nhưng do không nằm trong phạm vi thời gian mà đề tài nghiên cứu nên sẽ không được đề cập trong bài.

IV. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

1. Nguồn tài liệu‌

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nghiêm túc kế thừa về cả hai mặt tư liệu và lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tài liệu này gồm sách, báo, tạp chí, luận văn lưu trữ tại các thư viện ở TPHCM và Đà Lạt:

- TPHCM: Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, Thư viện Khoa học xã hội tại TPHCM.

- Đà Lạt: Thư viện Tỉnh Lâm Đồng và Thư viện trường Đại học Đà Lạt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023