2.1.3. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank
2.1.3.1. Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank
Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank hiện nay được tổ chức theo ngành dọc. Ban Quan hệ quốc tế, Sở giao dịch Agribank là đầu mối về thanh toán quốc tế cho toàn hệ thống.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các Chi nhánh Agribank được tổ chức thành 2 loại:
- Loại 1: Các Chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp: Là các chi nhánh có đủ điều kiện cần thiết về nhân sự, thị trường và khách hàng cũng như công nghệ để trực tiếp xử lý các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và được phép hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp theo Quyết định 388/HĐQT-QHQT ngày 5/9/2005 của Hội đồng Quản trị Agribank. Chi nhánh trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm đối với các giao dịch phát sinh.
- Loại 2: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế gián tiếp: Là các chi nhánh cấp 2, chưa đủ điều kiện thực hiện trực tiếp nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hồ sơ sẽ được gửi lên chi nhánh có thẩm quyền thực hiện.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và tỷ trọng TTQT theo phương thức L/C của Agribank trong thời gian 2008 – 2011
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và tỷ trọng TTQT theo phương thức L/C của Agribank trong thời gian 2008 – 2011
Đơn vị; Triệu USD
Doanh số TTQT | Doanh số TT bằng L/C | Tỷ trọng L/C /Tổng doanh số TTQT | |
2008 | 10.643 | 8.642 | 81.2% |
2009 | 9.700 | 8.788 | 90.6% |
2010 | 8.790 | 7.566 | 86.1% |
2011 | 7.734 | 6.788 | 87.7% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Tương Quan Về Hiệu Lực Giữa Pháp Luật Quốc Gia Và Pháp Luật Quốc Tế Trong Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng
- Nội Dung Điều Chỉnh Của Pháp Luật Về Thanh Toán Bằng Thư Tín Dụng
- Tổng Quan Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Rủi Ro Đối Với Agribank Khi Là Ngân Hàng Phát Hành (Ngân Hàng Mở L/c- Issuing Bank)
- Một Số Trường Hợp Rủi Ro Khi Sử Dụng Phương Thức L/c Tại Một Số Nhtm Khác
- Rủi Ro Do Doanh Nghiệp Chưa Hiểu Rõ Bản Chất Của Thư Tín Dụng
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh từ năm 2008 – 2011)
2.2. THỰC TIỄN THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK
Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch...trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Như vậy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt.
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank bao gồm 3 phương thức thanh toán quốc tế chính là: chuyển tiền đi và đến, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (xuất/nhập khẩu) và phương thức nhờ thu (xuất/nhập khẩu). Trong đó, hiện nay phương thức thanh toán bằng L/C đang được sử dụng phổ biến Agribank nói riêng bởi từ những ưu thế của nó.
2.2.1. Các quy định nội bộ về thanh toán bằng L/C tại Agribank.
2.2.1.1 Nguyên tắc trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank
Điều 2, Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày15 tháng 12 năm 2005 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam về việc Ban hành Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam và Quyết dịnh số 858/QĐ- NHNo-QHQT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung quy định 1998/QĐ-NHNo-QHQT quy định nguyên tắc hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank như sau:
Tất cả hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ:
- Các qui tắc, thông lệ và điều kiện thương mại quốc tế do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành được dẫn chiếu áp dụng làm nguồn luật điều chỉnh.
- Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập còn hiệu lực thi hành.
- Các qui định của luật pháp, chính phủ Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo).
2.2.1.2 Quy định đối với các đơn vị trong hệ thống được tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán bằng L/C
Sở Giao dịch, chi nhánh được phép hoạt động thanh toán quốc tế theo Quyết định số 388/HĐQT-QHQT ngày 05/9/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo ban hành quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo và theo văn bản chấp thuận của Tổng Giám đốc NHNo có trách nhiệm:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng; lập, xử lý chứng từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Cân đối ngoại tệ phục vụ các nhu cầu thanh toán nhập khẩu (trả ngay, trả chậm)
- Kiểm soát nội dung các giao dịch thanh toán quốc tế và báo cáo giao dịch có nghi vấn theo quy định.
2.2.1.3. Quy định điều kiện đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán L/C tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:
Khoản 3, Điều 1, Quyết dịnh số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung quy định 1998/QĐ-NHNo-QHQT quy định điều kiện để khách hàng lần đầu đến giao dịch thanh toán quốc tế tại Agribank phải có:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế, Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, Kế toán trưởng (nếu có)
- Mẫu dấu, tên, chữ ký người đại diện (uỷ quyền) hợp pháp trong giao dịch với ngân hàng.
2.2.1.4. Quy định các hình thức thanh toán bằng L/C
Quy định từ mục I, II, III, IV, V Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày15 tháng 12 năm 2005 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam về việc Ban hành Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam và Quyết dịnh số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung quy định 1998/QĐ-NHNo- QHQT. Theo đó tại Agribank có các hình thức thanh toán bằng L/C như sau:
- LC nhập khẩu trả ngay
- LC nhập khẩu trả chậm
- LC dự phòng
- LC xuất khẩu
- LC chuyển nhượng
2.2.1.5 Nội dung của /LC
Ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng mở L/C, trị giá L/C, loại L/C
(phân theo kỳ hạn thanh toán, ngày thực tế thanh toán, nguồn vốn thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, ghi chú khác
2.2.1.6. Quy trinh thanh toán bằng thư tín dụng
Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng được quy định cụ thể và rõ ràng tại Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày15 tháng 12 năm 2005 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam về việc Ban hành Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam và Quyết dịnh số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung quy định 1998/QĐ-NHNo-QHQT.
- Bước 1: Bên trả tiền khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng lập giấy mở thư tín dụng nộp vào Agribank theo mẫu do ngân hàng quy định.
- Bước 2: Ngân hàng phục vụ người trả tiền kiểm tra xem xét tính hợp lệ của đơn xin mở thư tín dụng và quyết định chấp nhận hay từ chối mở thư tín dụng. Nếu không mở thư tín dụng, ngân hàng phải hoàn trả lại cho khách hàng giấy tờ và kèm theo văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối mở. Nếu đồng ý mở, ngân hàng xử lý giấy mở thư tín dụng:
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm chứng từ hạch toán tại ngân hàng phục vụ người trả tiền.
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm giấy báo nợ gửi người trả tiền.
+ Hai liên giấy mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Sau khi mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng phải gửi ngay thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng.
- Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng mở gửi đến thì tiến hành kiểm tra thủ tục mở thư tín dụng và thông báo cho người thụ hưởng biết.
- Bước 4: Bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng của bên trả tiền do ngân hàng mình gửi đến, người thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng hay đơn đặt hàng nếu đúng thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hóa đơn hay chứng từ giao hàng. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, người thụ hưởng lập 4 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng theo mẫu nộp vào ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền bán hàng.
- Bước 5: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì thanh toán cho người thụ hưởng.
- Bước 6: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi hóa đơn chứng từ giao hàng đến ngân hàng mở để được thanh toán.
- Bước 7: Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán thư tín dụng.
Thủ tục thanh toán trên chỉ áp dụng đối với thanh toán bằng thư tín dụng trong nước, áp dụng cho phương thức thanh toán trả tiền ngay, bộ chứng từ đòi tiền không kèm hối phiếu. Quy trình này còn nhiều hạn chế so với tập quán và thông lệ quốc tế. Với thanh toán nội địa thì quy trình này phức tạp, chậm hơn so với những phương thức thanh toán khác, làm vốn bị ứ đọng. Vì vậy, người có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ lựa chọn phương tiện thanh toán hiệu quả hơn.
2.2.1.7. Điều kiện huỷ L/C
Tại khoản 12, Điều 1, Quyết dịnh số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định điều kiện hủy L/C như sau: Chỉ thực hiện huỷ L/C và rút số dư khi các bên tham gia L/C thống nhất huỷ.Không thực hiện huỷ L/C khi: L/C đã được Chi nhánh phát hành bảo lãnh nhận hàng nhưng bộ chứng từ gốc mà L/C yêu cầu chưa về và L/C đang có tranh chấp chưa được các bên tham gia thống nhất huỷ. Tại Điểm 2, Khoản 12, Điều 1 quy định trường hợp yêu cầu huỷ L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C:
- Ngân hàng người hưởng yêu cầu huỷ L/C: Nhận được điện SWIFT của Ngân hàng người hưởng đề nghị huỷ L/C, Chi nhánh thông báo cho người mở L/C và yêu cầu trả lời bằng văn bản. Căn cứ văn bản trả lời của người mở L/C, Chi nhánh lập điện trả lời Ngân hàng người hưởng. Nếu người mở L/C đồng ý huỷ L/C Thanh toán viên tiến hành làm các thủ tục huỷ L/C theo qui định tại Khoản 4 Điều 1, Quyết định 858/QĐ-NHNo-QHQT.
- Người đề nghị mở L/C yêu cầu huỷ L/C: Căn cứ yêu cầu hủy L/C của người mở L/C kèm văn bản thỏa thuận hủy L/C của người mua và người bán (nếu có), Thanh toán viên lập điện phù hợp theo tiêu chuẩn SWIFT, chuyển Phụ trách Phòng trình Lãnh đạo Chi nhánh ký duyệt gửi Ngân hàng thông báo L/C.
Trong nội dung điện phải yêu cầu Ngân hàng Thông báo cho ý kiến phản hồi của người thụ hưởng. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi điện đề nghị huỷ không nhận được phản hồi của Ngân hàng thông báo thì lập điện hỏi. Nhận được điện chấp nhận huỷ L/C của Ngân hàng thông báo, Thanh toán viên tiến hành làm các thủ tục huỷ L/C theo qui định tại Khoản 4 Điều này.
2.2.1.8. L/C hết hạn hiệu lực
Tại điểm 3, Khoản 12, Điều 1 Quyết dịnh số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định thời hạn L/C hết hạn hiệu lực: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực, Thanh toán viên lập thông báo gửi người mở L/C đề nghị người mở hủy L/C và lập điện phù hợp theo tiêu chuẩn SWIFT gửi Ngân hàng thông báo nêu rõ L/C đã hết hạn hiệu lực, nếu không nhận được sự chỉ thị khác của quí Ngân hàng chúng tôi sẽ tiến hành huỷ L/C sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông này. Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được điện của Ngân hàng thông báo nêu ý kiến về việc người thụ hưởng chấp nhận huỷ L/C hoặc 10 ngày làm việc kể từ ngày người mở L/C có văn bản gửi Chi nhánh thông báo L/C đã hết hiệu lực hoặc chấp nhận huỷ L/C, Thanh toán viên tiến hành làm các thủ tục huỷ L/C theo qui định
2.2.2. Một số rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Agribank
Rủi ro trong hoạt động Thanh toán bằng tín dụng chứng từ của Agribank là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Agribank nói riêng và các NHTM nói chung. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán bằng LC, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình Thanh toán. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động…Những rủi ro này xuất phát từ những thiếu sót hay những hạn chế của các NHTM. Rất khó có thẻ cụ thể hoá những chúng thành các số liệu nhưng đây thực sự là những rủi ro phổ biến với các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
2.2.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của Agribank cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Agribank chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho Agribank chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng