Tổng Quan Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN

VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT‌

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Dạy họcquản lý dạy học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và tổng kết:

Nhà triết học Platon (427-348 TCN) đã khẳng định được vai trò tất yếu của giáo dục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối vớ giáo dục. Tư tưởng đó đã phần nào nói lên tmf quan trong của thể chế xã hội, của quản lý xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng.

Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479 TCN) đã nêu lên quan điểm về phương pháp dạy học là dùng cách gợi mở, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, đò hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải luyện tập, hình thành nền nếp, thói quen tronghọc tập. Trong dạy học, ông coi trọng việc tự học, tự rèn luyện phát huy mặt tích cực, sáng tạo, dạy học sát đối tượng. Kết hợp học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, phát huy động cơ học tập đúng đắn, tạohứng thú và quyết tâm của người học.

Với nhiều công trình nghiên cứu, Jêm Amot Comenxki (1592-1670) cho rằng, quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết. Ông là ngườ đầu tiên trong lịch sử đã nêm lên một hệ thống các nguyên tắc trong dạy học như: nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục, nguyên tắc dạy học thao khả năng tiếp thu của học sinh, dạy học theo nguyên tắc cá biệt….

P.V.Zimin, M.I.Korđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu việc lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng [37].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa Mác - Lênin với các tácphẩm kinh điển đã định hướng cho các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, nhiều nhà khoa học của Liên Xô đã có những thành tựu đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học [38].

Trên thực tế và lý luận, nhiều tác giả của các nước trên thế giới đã rất quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học để tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiện nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 3

1.1.2. Trong nước

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề dạy học phát triển năng lực học sinh được biên soạn, công bố. Vấn đề quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT đã được giới nghiên cứu, khai thác ở một số khía cạnh và mức độ nhất định trong hai nhóm tài liệu sau đây:

Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nhóm tài liệu này chiếm số lượng khá lớn. Bao gồm chủ yếu là các sách chuyên khảo được xuất bản trong một vài năm trở lại đây.

Cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh của các tác giả Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc... (Nxb Đại học Sư phạm, 2015) cung cấp một số cơ sở lý luận cần thiết về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực. Đồng thời, cuốn sách còn giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức độ tích hợp khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ đến tích hợp ở mức độ hội tụ - vận dụng kiến thức liên môn, mức độ hoà trộn và tích hợp dựa trên các nguyên lý vận động, phát triển chung của giới tự nhiên.

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dụcQuản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Trần Trung Dũng bảo vệ tại Đại học Vinh năm 2016 là một nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về dạy học phát triển năng lực. Luận án xoay quanh việc trình bày cơ sở lí luận của vấn đề quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Cùng năm 2016, nhóm tác giả Trần Thị Bích Liễu (chủ biên), Lê Kim Long, Hồ Thị Nhật... cho ấn hành cuốn Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh phổ thông: Lý thuyết và thực hành (Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề chung về phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Điểm đáng chú ý là cuốn sách cung cấp các tiêu chí đánh giá, mẫu bài soạn, mẫu quan sát giờ dạy

phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; hướng dẫn phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong một số môn học và qua câu lạc bộ sáng tạo.

Gần đây, cuốn Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông của nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My (Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2017) tiếp tục nghiên cứu lí luận về năng lực, phát triển năng lực học sinh phổ thông, phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Trên cơ sở đó, trình bày nội dung phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông.

Ngoài ra, vấn đề dạy học phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông còn được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu khác như bài báo Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Trần Trung Dũng đăng trên Tạp chí Giáo dục Số 362 (2015); bài báo Vận dụng dạy học dự án trong môn sinh học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các tác giả Văn Thị Thanh Nhung, Phạm Thị Hồng Hạnh đăng trên Tạp chí Giáo dục số 368 (2015);…

Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học môn Vật lí

Nhóm tài liệu này có số lượng khiêm tốn hơn, chủ yếu tập trung vào những vấn đề như tổ chức hoạt động nhận thức, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thí nghiệm… Có thể kể đến một vài nghiên cứu tiêu biểu:

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Việt với cuốn Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông (Nxb Giáo dục, 2003). Cuốn sách giới thiệu chung về phương pháp dạy học, sự vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học Vật lí trong quá trình dạy học Vật lí nhằm bồi dưỡng các phương pháp này cho học sinh.

Tác giả Phạm Hữu Tòng trong cuốn Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học (Nxb Đại học Sư phạm, 2004) đã nêu lên những vấn đề cơ bản của hoạt động dạy học ở các mức độ của học sinh; tổ chức, định hướng hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của học sinh; định hướng nghiên cứu chiến lược dạy học, khoa học về hoạt động dạy học môn vật lí ở trường phổ thông.

Cuốn Ứng dụng tin học trong dạy học Vật lí của tác giả Trần Huy Hoàng (Nxb Giáo dục, 2012). Cuốn sách gồm hai phần nội dung: một là tổng quan về ứng dụng tin học trong dạy học; các chức năng hỗ trợ, ứng dụng cụ thể của máy tính trong dạy học Vật lí; quan điểm cơ bản để thiết kế phần mềm cùng một số tiêu chuẩn để xây dựng và

đánh giá phần mềm dạy học. Hai là cuốn sách giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ dạy học Vật lí; thiết kế bài giảng điện tử; việc sử dụng internet hỗ trợ dạy học Vật lí.

Trên tạp chí Giáo dục học, nhiều nghiên cứu về dạy học Vật lí trong nhà trường được công bố. Đáng chú ý như Khai thác và sử dụng Internet trong việc thiết kế bài dạy học Vật lí (Lê Công Triêm, Nguyễn Hoàng Nam, Tạp chí Giáo dục, 2005, số 113, tr.33-34); Tổ chức hoạt động dạy học chương "từ trường" (Vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực học sinh (tác giả Nguyễn Lâm Đức, Tạp chí Giáo dục, 2015, số 353, tr. 48-50); …

Bên cạnh các sách xuất bản và bài tạp chí, dạy học Vật lí cũng là đề tài của nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ giáo dục học. Có thể kể đến tác giả Huỳnh Trọng Dương trong Luận án Tiến sĩ Giáo dục học Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học cơ sở bảo vệ tại Đại học Huế năm 2007; tác giả Nguyễn Ngọc Lê Nam với Luận án Tiến sĩ Giáo dục học Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí nhờ sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính (thể hiện qua chương "Dòng điện trong các môi trường" lớp 11 THPT chương trình nâng cao) bảo vệ tại Đại học Vinh năm 2012; …

Như vậy, mặc dù nguồn tài liệu xuất bản liên quan đến đề tài khá phong phú, đa dạng, giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, tuy nhiên số công trình đề cập trực tiếp đến quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT còn hạn chế. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn “Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

“Quản lý” là một thuật ngữ phổ biến trong xã hội. Mọi hoạt động của tổ chức, xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Quản lý trở thành một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề trong xã hội hiện đại. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tùy thuộc vào cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu vàhoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị. Có thể điểm qua một số quan điểm đó như sau:

Karl Marx cho rằng: “Tất cả mọi lao động xã hôi trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc cần phải có một nhạc trưởng” (dẫn theo [7]).

Như vậy Karl Marx đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người, Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung.

Các tác giả Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [28].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (nhà quản lý) đến khách thể quản lý (đối tượng bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8].

Tác giả Phan Văn Kha khẳng định: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích đã định” [18].

Hiểu một cách chung nhất, quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý dựa trên những thông tin về tình trạng của đối tượng hình thành một môi trường phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của cá nhân và tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Những chức năng cơ bản của quản lý gồm:

- Lập kế hoạch

Đây là việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó.

- Tổ chức

Đây là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả.

- Lãnh đạo, điều hành

Đây là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu.

- Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời, giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt được mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh.

Các chức năng quản lý có liên hệ biện chứng chặt chẽ. Tùy theo thời điểm, nội dung mà một số chức năng có thể tiến hành đồng thời, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội trong đó có hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục là quản lý một lĩnh vực xã hội. Quản lý giáo dục là điển hình nhất về quản lý con người, quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhà nước quản lý giáo dục thông qua tập hợp các tác động hợp quy luật được thể chế hóa bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng đào tạo thế hệ trẻ.

Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nói chung cho nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục.

Theo M.I.Kônđacốp:“QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”(dẫn theo [10]).

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh,…” [11].

Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, sự phát triển tâm lý, thể lực của trẻ em” [21].

Có thể đưa ra khái niệm QLGD ở 2 cấp độ:

Ở cấp độ hệ thống: QLGD là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng.

Ở cấp độ trường học: QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ QL nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường mà tiêu điểm là quá trình dạy học - giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác Giáo dục và Đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể quản lý, vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD.

1.2.3. Hoạt động dạy học

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Quá trình dạy học được tổ chức trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt, nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [35].

Theo thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại trong quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường.

Như vậy, hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giao tiếp sư phạm mang ý nghĩa xã hội. Chủ thể của hoạt động dạy học bao gồm người dạy và người học, họ tiến hành các hoạt động khác nhau, song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình nhưng không hề đối lập nhau mà được thống nhất và hỗ trợ cho nhau. Kết quả học tập của học sinh được đánh giá không chỉ là kết quả của hoạt động học mà còn là kết quả của hoạt động dạy, kết quả dạy của thầy không thể đánh giá tách rời kết quả học tập của trò.

Lí thuyết tương tác ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX với kết quả nghiên cứu của Guy Brouseau, Claude Comiti,… thuộc Viện Đại học đào tạo Giáo viên ở Gremnoble (Dẫn theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương) [27]. Các tác giả đã đưa thêm yếu tố môi trường vào trong dạy học và từ đó cấu trúc dạy học gồm bốn nhân tố ra đời: người dạy, người học, nội dung kiến thức, môi trường dạy học.Những kết quả nghiên cứu đã phân tích sâu sắc yếu tố người dạy, người học trong môi trường để hướng tới mục tiêu môn học đồng thời còn chỉ ra cơ chế của sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc cấu trúc dạy học.

Trong tác phẩm “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác”, hai tác giả người Canada là Jean Marc Denommes và Madeleine Roy cũng đã mô tả logic của dạy học và mở ra một quan điểm sư phạm tương tác với cấu trúc dạy học là một “Bộ ba” gồm: người học, người dạy và môi trường, còn nội dung kiến thức được coi như là một yếu tố khách quan mà người dạy muốn hướng người học chiếm lĩnh.” Theo lý thuyết dạy học tương tác thì các yếu tố trong quá trình dạy học có mối quan hệ tác động mật thiết hỗ trợ nhau hướng tới đạt mục tiêu dạy học, khi đó người học giữ vai trò trung tâm, chủ động trong dạy học; người thầy luôn giữ vài trò định hướng, tư vấn, hỗ trợ và giữ mối liên hệ mật thiết, hiểu và hỗ trợ người học giúp người học lĩnh hội tri thức, kinh nghiêm một cách hiệu quả nhất. Lý thuyết này được luận văn coi trọng vì liên quan đến dạy học lấy người học làm trung tâm, phát huy năng lực người học.

Như vậy, hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, có sự chỉ dẫn điều hành của nhà giáo dục và có hoạt động tích cực, tự giác của người học trong tất cả các loại hình hoạt động học tập. Trong nhà trường, hoạt động dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó [25]:

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí