Tầm Quan Trọng Của Việc Bồi Dưỡng Nlth Cho Hs Trong Dạy Học Vật Lí

dựa vào mục tiêu về kĩ năng mà HS cần đạt được. Trong đào tạo theo năng lực, có hai loại bảng phân loại mục tiêu giáo dục của Harrow và Dave cho lĩnh vực kĩ năng thường được sử dụng.

Harrow [11] phân loại mục tiêu kĩ năng gồm có 5 mức độ từ thấp đến cao.


Bảng 1.1 Phân loại mục tiêu kĩ năng của Harrow


Mức độ

Biểu hiện

1. Bắt chước

Sao chép, rập khuôn máy móc.

2. Làm được

Thực hiện công việc được như hướng dẫn nhưng còn nhiều

thao tác, động tác thừa.

3. Làm chính xác

Thực hiện công việc một cách chu n xác, hầu như không có

thao tác, động tác thừa.

4. Làm biến hoá

Thực hiện công việc trong các hoàn cảnh và điều kiện khác

nhau.

5. Làm thuần thục

Thực hiện công việc với độ chính xác và tốc độ cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 THPT - 4

Dave [10] cǜng chia mục tiêu kĩ năng thành 5 mức:


Mức 1. Bắt chước có quan sát, là sự thực hiện các thao tác, động tác qua việc quan sát hành vi của người khác để làm theo, có thể hoàn thành với chất lượng thấp.

Mức 2. Vận dụng và làm lại, là khả năng thể hiện một hành động cụ thể bằng cách làm lại theo cấu trúc nội tâm không cần có sự quan sát. Các kĩ năng đã bước đầu được hình thành trên cơ sở chỉ dẫn và những kiến thức, kinh nghiệm thu được.

Mức 3. Chính xác hóa các hoạt động, là khả năng tự thực hiện một nhiệm vụ mà chỉ mắc phải một vài sai sót nhỏ. Mức độ này thể hiện sự hình thành các khả năng liên kết, phối hợp các kĩ năng trong quy trình thực hiện một công việc hoặc một sản ph m nhất định.

Mức 4. Thành thạo, là khả năng phối hợp một loạt các hành động bằng cách kết hợp hai hay nhiều kĩ năng. Ở mức độ này, các hoạt động được phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, hình thành kĩ xảo.

Mức 5. Tự động hóa các hoạt động, là khả năng thực hiện theo bản năng, không cần suy nghĩ.

1.1.5.2. Bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành

Để đánh giá NLTH của HS trong dạy học vật lí, luận văn xây dựng một bộ gồm 5 tiêu chí. Mỗi tiêu chí đề cập đến một kĩ năng xác định, được chia theo bốn mức độ tương ứng với các mức năng lực từ thấp đến cao và được trình bày chi tiết ở Bảng 1.2.

Bảng 1.2 Bộ tiêu chí đánh giá NLTH vật lí của HS THPT


Tiêu chí 1. Lập được bản kế hoạch TN hợp lí


Mức 1

Chưa tự lập được kế hoạch TN, cần GV đưa ra phương án TN và

mẫu kế hoạch TN để bắt chước và sao chép theo các bước lập kế hoạch của GV.


Mức 2

Bản kế hoạch TN còn sơ sài, phương án TN thiếu tính khả thi, cần

GV định hướng phương án TN và hướng dẫn chi tiết các bước trong lập kế hoạch TN.


Mức 3

Lập được bản kế hoạch TN nhưng chưa đầy đủ và chi tiết, phương án TN có tính khả thi nhưng còn chưa tối ưu và cần GV sửa chữa, bổ sung thêm.


Mức 4

Đề xuất được phương án TN và lập được bản kế hoạch chi tiết mà

không cần đến sự hỗ trợ của GV.


Mức 5

Lựa chọn được phương án TN tối ưu, trình bày đầy đủ và chi tiết

bản kế hoạch trong thời gian ngắn.

Tiêu chí 2. Tìm hiểu đầy đủ về dụng cụ và biết cách sử dụng dụng cụ. Chế

tạo được dụng cụ đáp ứng yêu cầu của phương án TN đã đưa ra.


Mức 1

Lặp lại các thao tác tìm hiểu dụng cụ và sử dụng dụng cụ theo các

thao tác GV đã làm mẫu. Không chế tạo được các dụng cụ theo yêu cầu của phương án.


Mức 2

Tìm hiểu dụng cụ, thực hiện các thao tác sử dụng dụng cụ theo

hướng dẫn. Chế tạo dụng cụ theo sự hướng dẫn chi tiết của GV.

Mức 3

Tìm hiểu dụng cụ qua quan sát trực tiếp dụng cụ và đọc tài liệu.

Thao tác được với dụng cụ mà không cần sự trợ giúp nhiều của GV.

Chế tạo được các dụng cụ TN nhưng tính kĩ thuật chưa cao, cần GV chỉnh sửa lại.


Mức 4

Tự tìm hiểu được một dụng cụ mới (mà trước đó chưa được biết) qua quan sát trực tiếp dụng cụ và đọc tài liệu. Thao tác được với dụng cụ mà không cần sự trợ giúp của GV. Chế tạo được các dụng cụ phù

hợp với phương án TN và không cần sự giúp đỡ của GV.


Mức 5

Tự tìm hiểu được một dụng cụ mới (mà trước đó chưa được biết)

và thao tác sử dụng dụng cụ thành thạo trong thời gian ngắn. Chế tạo dụng cụ đảm bảo tính kĩ thuật và tính th m mĩ cao và nhanh chóng.

Tiêu chí 3. Lắp đặt, bố trí thí nghiệm đúng và hợp lí

Mức 1

Không thể tự tháo lắp được dụng cụ theo sơ đồ, cần GV thực hiện

mẫu để bắt chước việc tháo lắp các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.


Mức 2

Tháo lắp các dụng cụ theo sự chỉ dẫn từng bước của GV, bố trí TN

theo sơ đồ cho sẵn trong tài liệu tuy nhiên các thao tác vẫn còn lúng túng, vụng về.

Mức 3

Tháo lắp được dụng cụ, bố trí TN theo sơ đồ nhưng cần GV chỉnh

sửa về cách sắp đặt dụng cụ sao cho phù hợp về mặt không gian.


Mức 4

Tháo lắp dụng cụ, bố trí TN một cách chính xác mà không cần tới

sự hỗ trợ của GV.


Mức 5

Tháo lắp các dụng cụ một cách chính xác, thuần thục và nhanh

chóng, sắp đặt dụng cụ phù hợp với nguyên tắc l thuyết, đảm bảo hợp lí về mặt không gian.

Tiêu chí 4. Thu thập nhanh chóng và chính xác các số liệu và kết quả TN


Mức 1

Không biết cách điều chỉnh dụng cụ, chỉ bắt chước theo các thao

tác đo đạc, thu thập số liệu mà GV đã làm mẫu.


Mức 2

Lựa chọn được thang đo, điều chỉnh dụng cụ và thu thập số liệu

dưới sự hướng dẫn chi tiết của GV.


Mức 3

Lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh được dụng cụ nhưng còn chậm, thu thập được số liệu nhưng chậm và phải lặp đi lặp lại nhiều lần.


Mức 4

Lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh dụng cụ chính xác, đọc đúng số liệu thu được trên dụng cụ theo đúng sai số quy định.


Mức 5

Lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh dụng cụ một cách chính xác, nhanh chóng, thuần thục, thu thập số liệu nhanh và chính xác.

Tiêu chí 5. Xử lí nhanh các số liệu, rút ra được các nhận xét về kết quả TN

và đánh giá được quá trình làm TN


Mức 1

Không tự tính toán được các sai số, cần các công thức tính sai số cho sẵn, nhận xét kết quả theo mẫu cho trước.


Mức 2

Còn có nhầm lẫn trong việc tính toán sai số và các giá trị trung bình. Kết quả tính toán chưa phù hợp với thực tế. Cần có sự chỉ dẫn của GV khi xử lí số liệu và rút ra nhận xét.


Mức 3

Xử lí được các số liệu và rút ra các nhận xét nhưng kết quả còn sai lệch so với thực tế, sai số thu được còn lớn, chỉ đưa ra được một số nhận xét, đánh giá chung về TN.


Mức 4

Xử lí được các số liệu và đưa ra được các nhận xét về quá trình làm TN. Kết quả thực nghiệm phù hợp với thực tế, sai số nằm trong phạm vi cho phép (<5%), rút ra được nguyên nhân dẫn đến sai số nhưng chưa đề xuất được các giải pháp khắc phục và cải tiến.


Mức 5

Xử lí được các số liệu nhanh chóng; rút ra được các nhận xét về quá trình làm TN. Kết quả thực nghiệm phù hợp với thực tế, sai số nhỏ (<5%), tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sai số và đề xuất được các giải pháp khắc phục và cải tiến.


1.2. Bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí


1.2.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển như vǜ bão làm cho sự ra đời của các thiết bị kĩ thuật mới phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết. Các thiết bị này đã góp phần làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm sức lao động của con người và trong tương lai sự phát triển này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Do đó yêu cầu của xã hội với những người lao động mới là phải luôn theo kịp với sự phát triển này, phải luôn luôn làm chủ được các công nghệ mới. Người làm chủ được công nghệ là người hiểu rò và có khả năng thao tác, vận hành, sửa chữa các thiết bị kĩ thuật. Để làm chủ được công nghệ thì người lao động không thể không có NLTH. Một người có NLTH sẽ luôn sẵn sàng khám phá, vận hành và sữa chữa những thiết bị kĩ thuật mới. Trong khi đó, người không có NLTH sẽ luôn cảm thấy e dè, ngại phải tiếp xúc với các máy móc, thiết bị mới. Rò ràng NLTH là một trong những năng lực quan trọng mà xã hội yêu cầu đối với những con người lao động trong thời đại mới.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng mục tiêu giáo dục hiện nay đã có sự thay đổi so với trước đây. Trước đây mục tiêu giáo dục toàn diện thường được hiểu đơn giản là: HS phải học đầy đủ tất cả các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao Không những thế, việc thực hiện mục tiêu giáo dục cǜng thiên về truyền thụ kiến thức càng nhiều càng tốt, chú trọng truyền bá kiến thức hơn bồi dưỡng năng lực của người học, ít yêu cầu người học vận dụng kiến thức vào thực tế Tuy nhiên hiện nay, mục tiêu giáo dục phổ thông trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã có sự thay đổi, chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho người học, trong đó nhấn mạnh đến NLTH. Điều này được thể hiện rò trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW): “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành ph m chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục l tưởng, truyền thống, đạo đức,

lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Mặc dù mục tiêu giáo dục nhấn mạnh việc phát triển NLTH như vậy, nhưng thực tế việc giảng dạy ở trường phổ thông còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát triển NLTH cho người học. Vì thế mà NLTH Vật lí của HS ở các trường phổ thông vẫn còn yếu. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra thì mỗi GV cần phải thực hiện việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong quá trình dạy học bộ môn Vật lí.

Việc bồi dưỡng NLTH sẽ giúp HS hình thành thói quen gắn kết các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhờ vậy mà sau khi học xong mỗi phần kiến thức, ngay cả khi GV không yêu cầu, HS sẽ vẫn luôn có thức xem xét, liên hệ các kiến thức lí thuyết vừa mới được học vào các tình huống thực trong đời sống hằng ngày. Điều này có nghĩa quan trọng trong việc kích thích hứng thú học tập của HS, đồng thời cǜng góp phần làm phong phú vốn tri thức thực tế cho các em.

Dễ dàng nhận thấy rằng, những HS có NLTH sẽ luôn có tâm thế sẵn sàng, tự tin, chủ động trong việc tìm hiểu, sữa chữa các thiết bị trong cuộc sống, đơn giản như việc mắc mạch điện trong gia đình, sửa chữa một số dụng cụ điện... Đồng thời, những HS này sẽ có khả năng tiếp cận thế giới tự nhiên tốt hơn, biết cách tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Đối với các HS có đam mê nghiên cứu sâu hơn về vật lí thì năng lực này càng có nghĩa quan trọng. Bởi Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm. Để khám phá ra các quy luật, định luật, con người cần tác động vào thế giới tự nhiên. Do đó, người nghiên cứu phải có NLTH. Đối với những ngành chuyên nghiên cứu Vật lí về lí thuyết thì NLTH cǜng có nghĩa quan trọng không kém bởi những kết quả lí thuyết rút ra cǜng cần có thực nghiệm kiểm chứng để đưa những kết quả đó vào trong thực tiễn. Đó mới là mục đích chính của Vật lí học.

Bồi dưỡng NLTH cho HS trong quá trình dạy học Vật lí thực sự là một hoạt động có nghĩa, góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

1.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS


Biện pháp 1. Tăng cường sử dụng TN trong dạy học


TN vật lí có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành cho HS. Nó được xem là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn.

Có hai loại TN được sử dụng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông là TN biểu diễn và TN thực tập. Tăng cường TN trong dạy học thể hiện ở việc GV khai thác, sử dụng nhiều TN biễu diễn có liên quan đến nội dung bài học và thường xuyên tổ chức cho HS làm các TN thực tập trong quá trình dạy học. Đối với TN biểu diễn, GV có thể sử dụng trong nhiều khâu khác nhau của quá trình dạy học như đề xuất vấn đề, hình thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cố kiến thức, kĩ năng và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS. Với các TN thực tập, GV thường xuyên tổ chức cho HS làm các TN trực diện, TN thực hành, TN và quan sát vật lí ở nhà.

Mục đích của việc tăng cường làm TN trước hết là để HS có niềm tin vào việc có thể tự lực làm TN. Từ chỗ đơn giản là bắt chước, làm TN theo hướng dẫn và có phương án cho trước đến việc tự đề xuất phương án TN, tự chế tạo dụng cụ và tiến hành TN độc lập.

TN biểu diễn thường do GV tiến hành là chính, nhưng qua việc tăng cường sử dụng chúng, HS có thể được quan sát GV thực hiện nhiều lần và bắt chước theo các thao tác này. Đây chính là những cơ sở ban đầu cho việc hình thành các kĩ năng thực hành ở HS.

Khi làm TN thực tập, HS được tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ, được tiến hành đo đạc, thu thập số liệu Đối với các TN trực diện, HS tiến hành TN tại lớp và thường thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. Do lượng thời gian hạn chế trong mỗi tiết học mà tất cả các kĩ năng thực hành sẽ không được rèn luyện hết mà chỉ có một số kĩ năng riêng lẻ được rèn luyện. Tuy nhiên, nếu các kĩ năng này được rèn luyện tốt thì sẽ giúp HS thực hiện các TN thực hành được tốt hơn. Với TN thực hành, yêu cầu đối với HS ở loại TN này cao hơn so với ở TN trực diện. Học sinh phải tự lực

thực hiện các giai đoạn của quá trình TN, thực hiện nhiều thao tác, tiến hành nhiều phép đo, xử lí nhiều số liệu định lượng mới có thể rút ra các kết luận cần thiết. Tuy nhiên, trong TN thực hành mức độ tự lực và sự phát triển các kĩ năng thực hành của HS vẫn chưa được phát triển hết mức. Điều này thể hiện ở chỗ HS thường tiến hành TN theo bản hướng dẫn chi tiết cho sẵn trong SGK. Để HS phát triển khả năng sáng tạo và mức độ tự lực tối đa của HS, GV cần thường xuyên giao cho các em làm các TN và quan sát vật lí ở nhà. Các TN này đòi hỏi HS phải tự lực giải quyết vấn đề trong điều kiện không có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của GV. Do đó TN và quan sát vật lí ở nhà có tác dụng mạnh đến sự phát triển các kĩ năng thực hành như lập kế hoạch TN, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành TN, xử lí kết quả TN thu được nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu GV sử dụng thường xuyên loại TN này thì sẽ có tác dụng làm phát triển những kĩ năng thực hành mà HS đã được rèn luyện trong khi làm TN trực diện và TN thực hành.

Để thực hiện tốt việc bồi dưỡng tốt NLTH cho HS, trong quá trình làm TN GV cần chú :

a. Đối với thí nghiệm biểu diễn

Khi lắp ráp dụng cụ, GV thực hiện lắp ráp từng bước trước mắt HS. Điều này nhằm giúp HS quan sát và ghi nhớ các thao tác và có thể bắt chước theo. Trong trường hợp thời gian không cho phép, phải lắp ráp hoàn chỉnh trước giờ học thì GV phải phân tích kĩ lưỡng cách nối kết các bộ phận với nhau để HS hiểu được cách thức lắp ráp.

Đối với những thiết bị mà HS mới gặp lần đầu, GV phải mô tả, giải thích cho HS hiểu rò nguyên tắc hoạt động của chúng. Các dụng cụ cǜng cần được bố trí và sắp đặt sao cho chúng không che khuất lẫn nhau và các bộ phận của một thiết bị phải nằm cạnh nhau.

Khi bố trí TN, GV cần thống nhất tối đa việc sắp xếp, bố trí các dụng cụ TN theo đúng sơ đồ TN. Trong khi tiến hành TN, GV cần định hướng HS vào những trọng điểm cần quan sát, hướng dẫn HS cách chọn hướng, cự li và thời điểm quan sát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022