DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý | |
CNTT | Công nghệ thông tin |
CSVC | Cơ sở vật chất |
CTGD | Chương trình giáo dục |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GV | Giáo viên |
HĐDH | Hoạt động dạy học |
HS | |
KH - CN | Khoa học công nghệ |
KT - ĐG | Kiểm tra - đánh giá |
Nxb | Nhà xuất bản |
PPDH | Phương pháp dạy học |
QL | Quản lý |
QLGD | Quản lý giáo dục |
TBDH | Thiết bị dạy học |
THPT |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Tổng Quan Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Dạy Học Vật Lý Theo Hướng Tăng Cường Kỹ Năng Thực Hành
- Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Môn Vật Lí
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp trong các năm học 43
Bảng 2.2. Kết quả Xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2018 -2019 45
Bảng 2.3. Kết quả Xếp loại học lực của học sinh năm học 2018 -2019 45
Bảng 2.4. Kết quả tốt nghiệp THPT năm 2019 46
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng công tác soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV ... 48 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học trên lớp của GV 49
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí ... 53 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Vật lí 54
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học môn Vật lí trên lớp của HS 56
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí của HS 57
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí... 58 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và thực hiện các kế hoạch 61
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng phân công giảng dạy môn Vật lí 62
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy trên lớp môn Vật lí
của GV 63
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học 64
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 65
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học môn Vật lí của HS... 67 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
môn Vật lí của GV 68
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí 70
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 93
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 95
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp 95
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 97
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 92
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hướng đến việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Việc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 đã và đang được triển khai thực hiện. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.
Dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, quản lý nhà trường thực chất là quản lý HĐDH và GD. Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động tới tất cả các lĩnh vực, trong đó ảnh hưởng lớn tới giáo dục, tới các nhà trường. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi người cán bộ quản lý, mỗi giáo viên, học sinh phải làm chủ được công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong quản lý, trong dạy và học. Hơn nữa,để sáng tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao thì việcdạy học môn Vật lí ở các bậc học phổ thông, đặc biệt là THPT là điều kiện không thể thiếu.
Môn Vật lí là môn học quan trọng của CTGDPT, là một trong những môn học có tính tương tác cao, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, kinh doanh, môi trường, y học,...Môn Vật lí là một môn thi, là thành phần để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, do đó, nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí là một nhiệm vụ cần thiết của mỗi nhà trường phổ thông. Quản lý tốt hoạt động dạy học môn Vật lí sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí và qua đó nâng cao chất lượng GD của trường phổ thông, giúp nhà trường đạt được mục tiêu GD đã xác định.
Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện nghèo ở vùng núi phía bắc, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua, cùng với ngành giáo dục Bắc Kạn, các trường THPT trên địa bàn huyện Ba Bể đã cố gắng đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, qua đó đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt đối với môn Vật lí, là một môn học khó đối với học sinh miền núi.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học môn Vật lí cấp trung học phổ thông, những năm qua, mặc dù đã cố gắng chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nhưng số học sinh đáp ứng được yêu cầu của môn học còn thấp, đặc biệt là kỹ năng thực hành môn Vật lí của học sinh còn nhiều điểm yếu, khả năng vận dụng kiến thức Vật lí trong thực tế còn hạn chế, kết quả đạt được chưa cao. Số lượng học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh còn ít, không có học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp Quốc gia.
Là một cán bộ quản lý ở trường trung học phổ thông, tôi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học, đặc biệt đối với môn Vật lí, cần quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí của nhà trường.
Hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành học sinh ở các trường THPT. Đặc biệt tại các trường THPT tỉnh Bắc Kạn chưa có công trình nghiên cứu về dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học mônVật lí.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện Pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng thực hành của học sinh chưa thể đáp ứng được hết các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hànhdo tác giả đề xuất thì đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng môn học này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thôngtheo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ở các trường trung học phổ thông huyên Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông và tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong năm học 2017- 2018, và năm học 2018-2019.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp - phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, thông tư, quyết định, báo cáo chính trị của Đảng và Nhà nước;
các quy định, quy chế, thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành… và các tài liệu có liên quan tới các vấn đề lý luận về dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi lấy ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
Cụ thể: Sử dụng các mẫu phiếu khảo sát với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài là: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với số lượng 4 CBQL, 29 giáo viên; 100 học sinh THPT.
Nội dung điều tra:
- Hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Phiếu điều tra phụ lục số 1, số 2).
- Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường THPThuyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Phiếu điều tra phụ lục số 1, số 2).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trực tiếp phỏng vấn, điều tra sâu một số đối tượng như: cán bộ quản lý sở, huyện, chuyên gia, giáo viên, học sinh,… nhằm thu thập thông tin để kiểm tra, bổ sung, củng cố những kết luận khoa học.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục thông qua các buổi trao đổi, tọa đàm về dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kết quả học tập của học sinh nhằm làm sáng tỏ vấn đề dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông.
7.3. Các phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích về mặt định hướng các số liệu, kết quả nghiên cứu, đồng thời xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh các trường trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hànhcho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.