- Hoạt động dạy: Là hoạt động của người thầy để dẫn dắt, định hướng quá trình học tập của HS, giúp HS tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân.
- Hoạt động học: Là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của người học, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, tự làm phong phú giá trị của bản thân.
Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và hoạt động học thâm nhập vào nhau. Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cùng nhau để tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học.
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học
Nội dung của quản lý hoạt động dạy học được xác định tùy theo các tiếp cận khác nhau. Trong đó, theo tiếp cận nội dung hoạt động thì quản lý hoạt động dạy học bao gồm: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh; Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ dạy học; Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Quản lý hoạt động dạy học chính là sự tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực hiện các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học của người HT là hoạt động cơ bản nhất, nó chiếm thời gian, công sức rất lớn của HT.
Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên, học sinh, những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học vận động tối ưu tới mục tiêu dự kiến.
Thực chất quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của từng GV và đội ngũ giáo viên. Nhiệm vụ chính của GV là giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện cho HS kỹ năng, kỹ xảo, đắp bồi cho HS những giá trị tư tưởng, đạo đức và nhân văn.
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí
Từ khái niệm ở mục 1.2.4, có thể định nghĩa “quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí” là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến đội ngũ giáo viên dạy học môn Vật lí, học sinh, những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Tổng Quan Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Môn Vật Lí
- Các Điều Kiện Dạy Học Môn Vật Lí Theo Hướng Tăng Cường Kĩ Năng Thực Hành
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Môn Vật Lí Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Hướng Tăng Cường Kĩ Năng Thực Hành
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học môn Vật lý vận động tối ưu tới mục tiêu dự kiến.
Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí nằm trong toàn bộ quá trình quản lý các hoạt động dạy và học nói chung của nhà trường. Tuy nhiên do đặc thù bộ môn nên cần có cách quản lý riêng cho phù hợp.
1.2.6. Kỹ năng thực hành
1.2.6.1. Kỹ năng
TheoTừ điển TiếngViệt:“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế” [36].
Theo Từ điển Giáo dục học, Kỹ năng là:“Khả năng thực hiện đúnghành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiếnhành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [15].
Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng:“Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mụct iêu và những điều kiện thực tế đã cho” [19].
Kỹ năng được xem là sự vận dụng thành thạo những tri thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người đã được tích lũy qua lý luận và thực tiễn để thực hiện hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả cao; giải quyết, xử lý hiệu quả những vấn đề xảy ra trong công việc và cuộc sống.
Có thể phân loại kĩ năng gồm 5 mức độ sau đây(theo đề xuất của Dave R.H (1970):
1. Bắt chước (imitation): Làm theo một hành động đã được quan sát nhưng thiếu sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
2. Thao tác (manipulation): Làm theo một hành động đã được quan sát thường theo sự chỉ dẫn, thể hiện một số sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
3. Làm chuẩn xác (precison): Thực hiện một hành động thể lực với sự chuẩn xác, cân đối và chính xác.
4. Liên kết (articulation): Thực hiện thành thạo một hành động thể lực có sự phối hợp của một loạt các hành động khác.
5. Tự nhiên hoá (naturalization): Biến một hành động thể lực thành công việc thường làm để mở rộng nó ra và làm cho nó trở thành một sự đáp ứng tự động, không gò bó và cuối cùng thành một sự đáp ứng thuộc về tiềm thức hay bản năng.
Thậm chí, các động tác, các thao tác phải được thực hiện nhiều lần để có sự thành thạo, đảm bảo cho kết quả chính xác hay nói cách khác, kỹ năng được hình thành nhờ quá trình luyện tập của cá nhân trong việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kỹ năng có thể là kỹ năng chung để giải quyết những vấn đề chung để giải quyết mọi công việc và kỹ năng riêng để giải quyết những vấn đề có tính chất đặc thù.
1.2.6.2. Kỹ năng thực hành môn Vật lí
Thực hành Vật lí là việc vận dụng các kiến thức Vật lí thu được để tiến hành các thí nghiệm Vật lí nhằm mục đích hình thành kiến thức mới, giải thích các hiện tượng liên quan hoặc kiểm nghiệm lại các kiến thức Vật lí đã có. Việc thực hành thí nghiệm Vật lí có thể được diễn ra ở trên lớp, ở trong các phòng thực hành, phòng học bộ môn hoặc ở nhà. Việc thực hiện các thí nghiệm thực hành Vật lí của học sinh có thể do giáo viên hướng dẫn hoặc do học sinh tự làm.
Kỹ năng thực hành thí nghiệm Vật lí là loại kỹ năng riêng, có tính đặc thù. Nó là khả năng thực hiện các thí nghiệm Vật lí, là khả năng vận dụng các kiến thức Vật lí để thực hiện các thao tác thí nghiệm nhằm đạt được mục đích thí nghiệm. Các kỹ năng thực hành Vật lí như kỹ năng xác định mục đích thí nghiệm, xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng điều chỉnh sự thay đổi các đại lượng Vật lí, sử dụng các dụng cụ đo, kỹ năng quan sát hiện tượng, đọc, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu bằng biểu đồ, tính toán, xác định sai số của phép đo, viết báo cáo, kết luận,…
Để tăng cường kỹ năng thực hành Vật lí cho học sinh ta cần cho học sinh rèn luyện từng kỹ năng thành phần trong quá trình làm thí nghiệm thực hành như: kỹ năng xác định mục đích thí nghiệm, xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm, dụng cụ đo, kỹ năng quan sát hiện tượng, đọc, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu bằng biểu đồ, tính toán, xác định sai số của phép đo, viết báo cáo, kết luận…
1.2.7. Dạy học Vật lý theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành
Dạy học Vật lý theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành là hoạt động được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, có sự điều hành của nhà giáo giục và hoạt động tự giác học tập của người học. Trong đó:
Người thầy bằng các yêu cầu, các thao tác thí nghiệm thực hành môn Vật lý, hướng học sinh tích cực, chủ động nghiên cứu tìm ra kiến thức cơ bản của môn Vật lý
thông qua các thí nghiệm thực hành đồng thời dúng các thí nghiệm thực hành để kiểm chứng lại các kiến thức lý thuyết vừa được học.
Người học, bằng hoạt động chủ động, sáng tạo, chủ động tham gia vào các tình huống học tập, tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực hành để tìm ra kiến thức mới, kiểm nghiệm lại kiến thức đã được học theo chuẩn kiến thức, từ đó hình thành kỹ năng thực hành để hiểu sâu các kiến thức Vật lý, vận dụng các kiến thức Vật lý vào đời sống một cách hiệu quả, nâng cao kết quả của việc học tập
1.3. Dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông
1.3.1. Đặc điểm của môn Vật lí
Môn Vật lí trong chương trình phổ thông có một số đặc điểm sau [5]:
- Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Sự phát triển của vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Vật lí học sẽ giúp HS giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống và trong kỹ thuật nên dễ gây hứng thú cho HS trong học tập. Vì thế môn Vật lí là môn học lý thú song nó đòi hỏi phải tư duy một cách linh động.
- Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu vật lí là phương pháp thực nghiệm: quan sát và thí nghiệm.
- Môn Vật lí có mối quan hệ gắn chặt chẽ, qua lại với các bộ môn khác. Nhiều kiến thức, kỹ năng đạt được qua môn Vật lí là cơ sở đối với việc học tập các môn khoa học khác, đặc biệt là môn Sinh học, Hoá học và Công nghệ. Mặt khác, vì Vật lí học là một khoa học thực nghiệm đã được toán hoá ở mức độ cao nên nhiều kiến thức và kỹ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập môn Vật lí.
1.3.2. Vị trí, vai trò môn Vật lí ở trường trung học phổ thông
- Môn Vật lí trong trường trung học phổ thông là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ.
- Môn Vật lí ở trường phổ thông góp phần hoàn chỉnh học vấn phổ thông và làm phát triển nhân cách của học sinh, chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động, sản xuất, bảo vệ Tổ quốc hoặc tiếp tục học lên. Vật lí tạo cho học sinh tiếp cận với thực
tiễn kĩ thuật ở trong nước và xây dựng tiềm lực để tiếp thu được các kĩ thuật hiện đại của thế giới.
1.3.3. Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông
1.3.3.1. Mục tiêu dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông
a) Mục tiêu dạy học môn Vật lí ở trường THPT theo chương trình hiện hành
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, môn Vật lí ở Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh [5]:
(1) Về kiến thức: Đạt được một thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm: Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất; Các đại lượng, các định luật và các nguyên lý cơ bản cơ bản; Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất; Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất; Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
(2) Về kỹ năng:
- Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí.
- Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, có kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.
- Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.
- Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.
(3) Về thái độ:
- Có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
Mục tiêu tổng quát của chương trình Vật lí THPT là góp phần phát triển kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông vật lí chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên cao đẳng, đại học, các trường chuyên nghiệp, học nghề hoặc tham gia vào các lao động học thuật thích ứng với cuộc sống của một xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, tương đối có hệ thống, toàn diện về Vật lí học. Hệ thống kiến thức này phải thiết thực, có tính kỹ thuật tổng hợp và phải phù hợp với những quan điểm hiện đại của vật lí.
Góp phần xây dựng cho HS thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng: giáo dục cho HS lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Rèn luyện cho HS những phẩm chất cần thiết của người lao động mới: tác phong làm việc cẩn thận, chu đáo; óc tìm tòi sáng tạo; tính trung thực, cần cù, ham học hỏi; thái độ đúng đắn đối với lao động và quý trọng thành quả lao động.
b) Mục tiêu dạy học môn Vật lí THPT theo định hướng đổi mới giáo dục
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục môn Vật lí cụ thể: Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Vật lí giúp HS đạt được các phẩm chất và năng lực được quy định trong CT GDPT tổng thể. Giúp HS đạt được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, với các biểu hiện sau: (1) có được những kiến thức phổ thông cốt lõi về: các mô hình hệ vật lí; chất, năng lượng và sóng; lực và trường; (2) có và vận dụng được một số kỹ năng tiến trình khoa học; bước đầu sử dụng được toán học, tin học làm ngôn ngữ, công cụ giải quyết vấn đề; (3) vận dụng được một số tri thức vào thực tiễn, ứng xử được với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường; (4) nhận biết đúng được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa chọn được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập.
1.3.3.2. Nội dung chương trình dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông
a) Nội dung chương trình môn Vật lí cấp THPT hiện nay
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nội dung môn Vật lí theo Chương trình chuẩn, cụ thể [5]:
- Đối với khối 10: Với thời lượng 35 tuần, 70 tiết học/năm học, nội dung chương trình Vật lí gồm: Động học chất điểm; Động lực học chất điểm; Cân bằng và chuyển động của vật rắn; Các định luật bảo toàn; Chất khí; Cơ sở của nhiệt động lực học; Chất rắn và chất lỏng, sự chuyểnthể.
- Đối với khối 11: Thời lượng 35 tuần, 70 tiết/năm học, học sinh sẽ học về các nội dung: Điện tích, điện trường; Dòng điện không đổi; Dòng điện trong các môi trường; Từ trường; Cảm ứng điện từ; Khúc xạ ánh sáng; Mắt, các dụng cụ quang.
- Đối với khối 12: Thời lượng 35 tuần, 70 tiết/năm học, các nội dung sẽ học gồm: Dao động cơ; Sóng cơ và sóng âm; Dòng diện xoay chiều; Dao động điện từ,sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyêntử.
Đối với Chương trình nâng cao:
- Cả 3 khối lớp đều có thời lượng học là 35 tuần, khối 10 và 11 học 87,5 tiết/năm học; riêng khối 12 học 105 tiết/năm học.
- Về nội dung: Ngoài các nội dung như Chương trình chuẩn, còn học một số nội dung như: Cơ học chất lưu; Động lực học vật rắn; Sơ lược về thuyết tương đối hẹp; Từ vi mô đến vĩ mô.
b) Nội dung giáo dục môn Vật lí cấp THPT theo định hướng đổi mới giáo dục
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục môn Vật lí ở THPT, cụ thể:
- Đối với khối lớp 10: Học sinh được học các nội dung: Vật lí trong một số ngành nghề; Động học; Động lực học; Công, năng lượng, công suất; Động lượng; Chuyển động tròn; Biến dạng của vật rắn; Trái Đất và bầu trời; Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường.
- Đối với khối lớp 11: Gồm các nội dung: Trường hấp dẫn; Dao động; Sóng; Truyền thông tin bằng sóng vô tuyến; Điện trường; Dòng điện, mạch điện; Mở đầu về điện tử học.
- Đối với khối lớp 12: Học sinh được học các nội dung: Vật lí nhiệt; Khí lý tưởng; Từ trường; Dòng điện xoay chiều; Vật lí hạt nhân và phóng xạ; Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học; Vật lí lượng tử.
Ở cấp THPT, trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho HS ở giai đoạn giáo dục cơ bản, CT môn Vật lí lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến những vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật, khoa học và công nghệ.
Ở bậc học phổ thông, thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các mô hình vật lí và toán học, chương trình môn Vật lí chú trọng thích đáng đến việc hình thành năng lực tìm tòi khám phá các thuộc tính của sự vật, hiện tượng vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.
Coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vật lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực trên nền tảng những năng lực chung và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể.
Cùng với các nội dung giáo dục cốt lõi có thời lượng 70 tiết/năm học, những HS có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều tri thức vật lí được học thêm 35 tiết chuyên đề/năm học. Trong các chuyên đề này; một số có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu phân hoá ở cấp THPT; một số nhằm tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng thực tế, giúp HS phát triển tình yêu, sự say mê, ham thích tìm hiểu khoa học, định hướng nghề nghiệp.
1.3.2.3. Phương pháp dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông
Giáo viên cần vận dụng mọi phương pháp dạy học hiện có một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại như PPDH hợp tác (PPDH cùng tham gia), PPDH giải quyết vấn đề...nhằm giúp học sinh biết cách tự học, biết cách hợp tác trong tự học; tích cực chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động.
Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp truyền thống, có tác dụng tích cực trong việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức một cách có hệ thống, logic. Phương pháp đàm thoại gợi mở có tác dụng tích cực đến việc cung cấp cho học