tổ chức quản lý dạy học theo chương trình giáo dục mới của cán bộ quản lý còn hạn chế; năng lực dạy học theo chương trình giáo dục mới của giáo viên còn hạn chế; các trường còn gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học học theo chương trình mới. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như việc duy trì các phương pháp dạy học truyền thống, thái độ thiếu chủ động trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, sự quyết liệt trong chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức - phương pháp dạy học, .v.v..
Hiệu quả thực tế của hoạt động dạy học Vật lí chưa cao. Những tồn tại chủ yếu nằm ở khâu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên, phương pháp học tập của học sinh, đổi mới kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, chưa phát huy được tối đa tính chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Việc quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Vật lí còn hạn chế. Tuy là các trường THPT nằm trên địa bàn thành phố, nhưng các trường THPT thành phố Móng Cái vẫn còn những hạn chế về cơ sở vật chất và công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học Vật lí. Đảm bảo CSVC, trang thiết bị dạy học môn học là một trong những điều kiện thiết yếu và là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả dạy học các môn Khoa học tự nhiên nói chung và dạy học Vật lí nói riêng. Ở các trường THPT thành phố Móng Cái, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng của bộ môn Vật lí còn chưa đồng bộ, thiếu chủng loại. Khả năng sử dụng thiết bị của giáo viên còn hạn chế, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chưa có các biện pháp quản lý phù hợp nên tình trạng “dạy chay” xảy ra khá phổ biến trong các giờ học Vật lí.
Kết luận chương 2
Trong những năm vừa qua, các trường THPT thành phố Móng Cái đã có những cố gắng triển khai hoạt động dạy học môn Vật lí theo định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018, bước đầu đem lại kết quả nhất định, bước đầu góp phần thay đổi cách dạy, cách học trước đây. Tuy nhiên, những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện là không nhỏ cần khắc phục đó là việc tinh giản nội dung dạy học; việc bổ sung các nội dung dạy học mới; việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp; dạy học trải nghiệm; dạy học STEM; dạy học chuyên đề định hướng nghề nghiệp và các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Cùng với hoạt động dạy học môn của đội ngũ giáo viên, công tác quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học bộ môn Vật lí nói riêng của CBQL ở các trường THPT thành phố Móng Cái đã đạt được những kết quả nhất định, Hiệu trưởng các trường đã triển khai các nội dung mới của chương trình cũng như phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện chương trình ở tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế: đó là việc triển khai và tổ chức chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung, công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế vv...Những hạn chế đó dẫn đến hiệu quả thực tế của hoạt động dạy học Vật lí chưa cao. Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm giải pháp giải quyết những khó khăn, bất cập trong thực tiễn dạy học môn Vật lí mà các trường THPT thành phố Móng Cái đang gặp phải, để nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí hiện tại và đáp ứng việc triển khai dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2021 - 2022.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Việc tổ chức dạy học môn Vật lí và quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phải lấy mục tiêu của môn học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới làm điểm xuất phát và là kết quả cần đạt được. Vì vậy các biện pháp đề xuất quản lý dạy học môn vật lí theo chương trình giáo phổ thông mới phải hướng tới mục tiêu là hình thành các năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và hình thành các năng lực đặc thù của môn Vật lí và 5 phẩm chất cốt lõi của nhân cách con người cho học sinh THPT.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Hình Thức, Phương Pháp Dạy Học Vật Lí Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Lập Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Ở Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái
- Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố
- Giám Sát, Đánh Giá Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng
- Khuyến Nghị Với Sở Giáo Dục - Đào Tạo Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đòi hỏi hiệu trưởng và giáo viên phải nhận thức một cách đầy đủ về mục tiêu của dạy học Vật lý và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục mới là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hình thành phát triển nhân cách học sinh theo yêu cầu xã hội, đồng thời phải quán triệt mục tiêu dạy học đó trong mọi hoạt động từ khâu lập kế hoạch, thiết kế bài giảng, tổ chức, chỉ đạo dạy học đến kiểm tra, đánh giá đến các hoạt động chuyên đề, chủ đề dạy học, vận dụng nó một cách sáng tạo. Khi chỉ đạo xây dựng nội dung dạy học, giáo dục, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức một hoạt động dạy học, giáo dục nào đó đều phải xuất phát từ mục tiêu môn học và nâng cao chất lượng dạy học Vật lí. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, từng điều kiện của nhà trường và từng đối tượng học sinh mà mục tiêu dạy học có thể được vận dụng khác nhau.
3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cần tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống, trong quá trình quản lý hiệu trưởng cần kế thừa những kết quả đã đạt được trong quá trình dạy học môn Vật lý và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý, làm cơ sở nền tảng cho hoạt động đổi mới ở giai đoạn tiếp theo.
Đảm bảo tính hệ thống trong quản lý dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đòi hỏi phải đồng bộ về nội dung thực hiện từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch để nâng cao hiệu quả quản lý tránh bệnh thành tích, hình thức.
Trong xây dựng phát triển, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên môn Vật lý cần có tầm nhìn, kế hoạch chiến lược để có những biện pháp phù hợp với tiến bộ triển khai thực hiện chương trình dạy học Vật lí.
Trong phát triển chương trình dạy học ở nhà trường cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản về phát triển chương trình nhà trường để đáp ứng yêu cầu.
Trong đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý cần có sự phối hợp giữa các phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đổi mới chương trình, quản lý dạy học Vật lí không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây dựng cái mới, độc lập và khác biệt với cái cũ. Không thể phủ nhận những thành công trong quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã đem lại những thành tích đáng kể cho quá trình tổ chức dạy học nói chung và tổ chức dạy học môn Vật lí nói riêng. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng không phải là thay thế hay xóa bỏ các hình thức,
phương pháp quản lý hiện thời bằng những giải pháp hoàn toàn mới mà cần có tính kế thừa những yếu tố hợp lý, tích cực của các biện pháp quản lý hiện thời, tiến hành đổi mới một cách tuần tự, có lộ trình, bổ sung, tăng cường, điều chỉnh, cải tạo, thay thế những yếu tố chưa hợp lý, những yếu tố đã lỗi thời bằng những yếu tố mới, hợp lý hơn. Theo đó, sự kế thừa có chọn lọc những biện pháp quản lý hoạt động dạy học trước đó sẽ không gây nên những xáo trộn lớn với hoạt động dạy học mà sẽ dần dần phát triển và từng bước thay thế những yếu tố lạc hậu, bất cập bằng những yếu tố mới, phù hợp và hiệu quả hơn trên cơ sở cần nhắc, tính toán đến những đặc thù của quản lý hoạt động dạy học.
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đặc thù bộ môn
Những hướng dẫn chỉ đạo dạy học môn Vật lý theo chương trình dạy học mới 2018 phải thể hiện tính đặc thù của bộ môn đó là môn học mang tính thực tiễn cao, học sinh phải được học thông qua môi trường trải nghiệm thực tế và thực hành thí nghiệm mới nắm được bản chất của vấn đề và hình thành được năng lực trong hoạt động học tập và cải tạo thực tiễn.
Các biện pháp quản lý được tiến hành phải dựa trên tính đặc thù bộ môn Vật lý như biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học giáo viên phải quan tâm đến phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm, năng lực dạy học STEM; dạy trải nghiệm; dạy tích hợp liên mô ; kỹ năng sáng tạo trong dạy học Vật lý, kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo mức độ cần thiết và tính khả thi
Xuất phát từ thực tiễn quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Móng cái, tỉnh Quang Ninh có thể thấy hiệu quả quản lý chưa đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi những biện pháp quản lý được luận văn nghiên cứu, đề xuất cần phải phù hợp với thực tiễn địa phương, thực tiễn nhà trường và thực tiễn hoạt động dạy học môn Vật lí Theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT hiện nay.
Tính khả thi của biện pháp là cơ sở quan trọng để có thể khẳng định về mức độ hiệu quả của biện pháp đã đề ra. Do đó, để đảm bảo các biện pháp đề xuất mang tính khả thi đòi hỏi đề xuất các biện pháp cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, phù hợp với điều kiện, tình hình tế của địa phương, của nhà trường và năng lực của CBQL nhà trường, phát huy các ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại của quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí đã được phân tích tại chương 2 của Luận văn.
Bên cạnh đó, tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí được đề xuất phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện thực tế ở địa phương và tại các nhà trường để các biện pháp chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiện thành công, hiệu quả. Mặt khác, để có thể đảm bảo tính khả thi của biện pháp đề xuất phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn quản lý, cần tránh đưa ra các biện pháp xa rời thực tiễn, tránh áp đặt các ý kiến chủ quan, phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trường để tiến hành đề xuất các biện pháp.
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo chương trình phổ thông mới ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học môn Vật lí theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học phổ thông thành phố Móng cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới là thực hiện phát triển nghề nghiệp giáo viên là giúp/hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm mới trong dạy học Vật lí để giúp họ phát triển sự thành thạo trong triển khai thực hiện chương trình dạy học mới. Như vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên dạy học Vật lý mang lại những thay đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô) và cho cá nhân mỗi giáo viên. Tính định
hướng (mục đích) của phát triển nghề nghiệp giáo viên đồng thời hướng đến sự phát triển của mỗi giáo viên và sự phát triển của hệ thống/tổ chức, cơ sở giáo dục (trường học) giúp nhà trường, giáo viên thực hiện thành công chương trình giáo dục THPT mới vào năm học 2021 -2022.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
i) Nội dung thực hiện
Nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lý về sự khác biệt giữa chương trình dạy học môn Vật lí hiện hành với chương trình mới về: các tiếp cận chương trình; mục tiêu của chương trình; mạch nội dung kiến thức; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và điều kiện thực hiện chương trình Vật lí ở các trường THPT.
Xác định những nội dung kiến thức, kỹ năng mới cần có ở giáo viên để triển khai thực hiện chương trình, định hướng cho giáo viên Vật Lí tự đánh giá năng lực của bản thân để xác định nhu cầu bồi dưỡng; Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để nâng cao năng lực cho giáo viên Vật lí.
Tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, năng lực dạy học theo chương trình mới cho giáo viên Vật lí để thực hiện chương trình dạy học mới.
Hiệu trưởng tổ chức đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên để thực hiện chương trình dạy học mới ở trường THPT.
ii) Cách thực hiện biện pháp
Tổ chức cho giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo: nhu cầu của bản thân; hoặc yêu cầu của Sở Giáo dục - Đào tạo, yêu cầu của nhà trường để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động dạy học và giáo dục về dạy học môn vật lý ở trường THPT.
Hoạt động tập huấn cho giáo viên có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau: tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm giáo viên Vật lí theo cụm trường trên địa bàn do các nhà trường tổ chức; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục.
Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường hình thức tập huấn tại chỗ theo hình thức xeminar bài học và góp ý trực tiếp để giáo viên thay đổi, phát triển kỹ năng dạy học trong dạy học Vật lý. Hiệu trưởng mời giáo viên cốt cán về Vật lý ở cơ sở khác hoặc chuyên gia về giảng dạy Vật lý đến hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên thực hiện đổi mới quá trình dạy học Vật lý thông qua nghiên cứu bài học có tính đặc trưng cơ bản của môn học và khó thực hiện, triển khai trên lớp và hoạt động ngoại khóa môn học: Tổ chuyên môn nên chọn những bài khó như dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn; dạy học STEM; dạy học trải nghiệm; dạy học chủ đề theo định hướng nghề nghiệp để thảo luận bài soạn, trao đổi để hoàn thiện giáo án giảng dạy; tổ chức giờ dạy thí điểm và cùng nhau quan sát hoạt động học của học sinh sau đó tiếp tục thảo luận, góp ý cho giờ dạy và cùng nhau suy ngẫm để hoàn thiện năng lực nhằm hướng tới việc thiết kế và tổ chức dạy học Vật lí hiệu quả ở mỗi giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán tăng cường tư vấn hỗ trợ giáo viên Vật lý vượt qua những rào cản khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mố cho giáo viên dạy học vật lý phải được tiến hành thường xuyên, liên tục không ngắt quãng và phải thường xuyên được kiểm tra, giám sát.
Hiệu trưởng nhà trường cần tạo ra môi trường hoạt động, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ để giúp giáo viên thay đổi về học thuật, chuyên môn, cập nhật những thông tin mới về khoa học Vật lý và những đổi mới về cách tổ chức dạy học Vật lý một cách thường xuyên, liên tục.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề Vật lý theo chương trình của từng khối lớp giữa nhóm trường nhằm tạo môi trường học hỏi, chia sẻ giữa các giáo viên dạy học Vật Lý.