Bảng 2.17. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Cán bộ quản lý | Giáo viên các trường | |||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | X Thứ bậc | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | X Thứ bậc | |
1. Chỉ đạo xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT đáp ứng yêu cầu nhà trường. | 165 | 289 | 75 | 38 | 3,02 2 | 586 | 301 | 311 | 102 | 3,05 1 |
2. Đầu tư, trang bị các phần mềm phục vụ hoạt động dạy học. | 123 | 273 | 146 | 25 | 2,87 5 | 558 | 358 | 249 | 135 | 3,03 3 |
3. Chỉ đạo việc đảm bảo các tài liệu, sách, dữ liệu về CNTT. | 236 | 234 | 58 | 39 | 3,18 1 | 525 | 287 | 355 | 133 | 2,93 6 |
4. Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT | 246 | 134 | 121 | 66 | 2,99 3 | 579 | 239 | 330 | 152 | 2,96 5 |
5. Xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC, thiết bị CNTT | 155 | 265 | 101 | 46 | 2,93 4 | 667 | 232 | 180 | 221 | 3,03 3 |
6. Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho giáo viên tự trang bị máy tính, thiết bị CNTT, tự làm sản phẩm CNTT phục vụ dạy học. | 179 | 146 | 155 | 87 | 2,74 6 | 525 | 287 | 355 | 133 | 2,93 6 |
7. Tổ chức các phong trào thi đua về sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng CNTT trong DH. | 131 | 202 | 145 | 89 | 2,66 7 | 536 | 402 | 250 | 112 | 3,05 1 |
8. Đưa việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT vào các tiêu chí thi đua của nhà trường | 135 | 185 | 140 | 107 | 2,61 8 | 402 | 326 | 380 | 192 | 2,72 8 |
X | 2,88 | 2,96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Năng Lực Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học
- Thực Trạng Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Tỉnh Hải Dương Hiện Nay
- Thực Trạng Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Việc Hỗ Trợ Và Khuyến Khích Học Tập Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Phân Tích Thời Cơ Thuận Lợi, Khó Khăn Và Thách Thức Trong Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Đảm Bảo Tính Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Và Chuẩn Kĩ Năng Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
- Giải Pháp 2: Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.8. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Từ bảng khảo sát trên cho thấy, công tác quản lí của hiệu trưởng về việc xây dựng CSVC, thiết bị về CNTT đáp ứng yêu cầu nhà trường đạt ở mức độ khá 3,02/4 (đối với cán bộ quản lí) và 3,05/4 (đối với giáo viên). Hiệu trưởng cũng đã quan tâm trang bị các tài liệu, sách, dữ liệu về CNTT, đồng thời cũng đã xây dựng các quy định, quy trình về bảo quản CSVC, thiết bị CNTT để sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT, chú trọng việc tổ chức, khuyến khích việc sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học.
Tuy nhiên, hiệu trưởng chưa đầu tư, trang bị và các phần mềm phục vụ hoạt động dạy với 2,87/4 (đối với cán bộ quản lí) xếp thứ 5. Các phần mềm dạy học được sử dụng chủ yếu là do giáo viên sưu tầm, tải miễn phí từ Internet về, việc trang bị các phần mềm dạy học có bản quyền còn rất ít. Nội dung xây dựng chính sách, tạo điều kiện cho giáo viên tự trang bị máy tính, thiết bị CNTT, tự làm ra sản phẩm CNTT phục vụ cho dạy học được đánh giá ở mức độ thấp (vị trí 7/8 với 2,87 điểm. Các
trường THCS xác định: Tăng cường trang bị thiết bị dạy học hiện đại như phần mềm dạy học, bảng tương tác, máy chiếu, máy tính, ... nhằm nâng cao chất lượng dạy, học đã và đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của các trường học, cơ sở đào tạo.
Hầu hết các môn học đều có thể ứng dụng CNTT để tăng độ hấp dẫn của các bài giảng, khiến học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Thông qua phần mềm mô phỏng phản ứng trong môn Hóa học, đã giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức, giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức. Ở ngành sư phạm Ngữ văn có môn nghệ thuật chèo, để người học trải nghiệm, giáo viên chỉ cần truy cập vào YouTube, bằng hình thức này thì người dạy cũng không cần giỏi về bộ môn nghệ thuật chèo.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ của CNTT-TT, giáo viên không thể duy trì cách dạy học truyền thống. Thông qua nhiều hình thức như: học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phần lớn giáo viên đã biết cách sử dụng Power Point để làm giáo án điện tử, trao đổi nghiệp vụ qua email hoặc tham gia các trang diễn đàn về giáo dục, nhiều giáo viên còn biết cách soạn bài giảng trên thiết bị thông minh (smartphone, máy tính bảng …), nhắc thời khóa biểu giảng dạy trên Google Calendar...
Giáo viên Ng.Th.H trường THCS Vũ Hữu huyện Bình Giang cho biết: “Giáo viên trong trường đều sử dụng máy tính kết nối mạng Internet để tra cứu và lấy dữ liệu phục vụ việc lập kế hoạch bài dạy, nhà trường đã phủ sóng Wifi, các phòng học đều được trang bị máy chiếu nên hầu hết các bài giảng đều được các thày cô giáo thiết kế trên Power Point. Mặc dù nhà trường không có quy định bắt buộc phải sử dụng máy tính, coi máy tính là vật “bất ly thân” của giáo viên”.
Đưa việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT vào các tiêu chí thi đua của nhà trường chưa được hiệu trưởng áp dụng nhiều (2,94 điểm, xếp thứ 8). Điều này cho thấy, mặc dù đã có các quy định, quy trình về bảo quản, sử dụng CSVC, thiết bị CNTT nhưng hiệu trưởng vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT, thực tế có trường THCS chi nhiều kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, nhưng khâu bảo quản và hướng dẫn sử dụng không tốt dẫn đến máy móc nhanh hỏng, hiệu quả sử dụng không cao.
Nhận xét chung về thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở
Ưu điểm
Hầu hết hiệu trưởng các trường THCS có nhận thức cao về vai trò quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học và nhận thức đó là một yêu cầu cần thiết. Từ đó đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT theo từng học kì, từng năm học và sát với điều kiện thực tế của đơn vị.
Đa số CBQL và giáo viên có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay; Các trường học đã được quan tâm, đầu tư trang bị CSVC, thiết bị CNTT cơ bản đáp ứng được các hoạt động của nhà trường nói chung, phục vụ hoạt động dạy học nói riêng.
CBQL đã quan tâm, chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường; Đa số giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi để nâng cao trình độ. Một số CBQL, giáo viên đã có kiến thức cơ bản về tin học. Mặt khác, đội ngũ GV THCS có trình độ chuyên môn cao (từ cao đẳng trở lên) nên việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều thuận lợi. Việc cập nhật, tiếp thu kiến thức CNTT và nâng cao kỹ năng về CNTT khá dễ dàng, nhanh chóng.
Lứa tuổi của học sinh THCS là giai đoạn các em bắt đầu trưởng thành nên khả năng tiếp thu nhanh, ham học hỏi những kiến thức mới mẻ đặc biệt là CNTT.
Hạn chế
Vẫn còn một số CBQL, giáo viên chưa có nhận thức đúng về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học; trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học của đa số giáo viên mới đạt mức tối thiểu, chưa có đam mê và sáng tạo. Một số giáo viên còn ngại đổi mới và còn né tránh. Hầu hết giáo viên
nhiều tuổi thường ngại thay đổi và gặp khó khăn trong tiếp cận kiến thức CNTT; chưa biết khai thác tối đa những tiện ích của CNTT để đổi mới PPDH.
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL, giáo viên và học sinh đã tiến hành nhưng mang tính thời vụ và chưa bài bản nên hiệu quả chưa cao; CBQL giáo dục còn lúng túng trong việc đưa ra các quy định và yêu cầu riêng, cũng như các tiêu chuẩn đánh giá cho giáo án ứng dụng CNTT.
Việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua về ứng dụng CNTT trong dạy học của các trường học còn hạn chế, chưa thường xuyên và sâu rộng.
Các trường học đã được đầu tư CSVC, thiết bị CNTT nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay do sĩ số học sinh cao. Một số trường các vùng nông thôn, đặc biệt các trường vùng khó khăn vẫn rất thiếu thốn các điều kiện về hạ tầng và các thiết bị CNTT.
Phòng học đa phương tiện vẫn còn ít trường được đầu tư. Kho dữ liệu điện tử của các trường còn sơ sài nên chưa phát huy được hiệu quả sử dụng.
Việc ứng dụng CNTT trong học tập hầu hết vẫn mang tính tự phát, chưa được hướng dẫn và triển khai chính thức. Việc học Tin học tự chọn cho học sinh chưa được triển khai cho tất cả các trường và các học sinh trên địa bàn thành phố nên ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học đã được triển khai, tuy nhiên đa số đều chưa có tầm chiến lược.
Công tác kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT tại các trường học chưa có sự quyết liệt, sau kiểm tra chưa có chưa có các giải pháp khả thi khắc phục những tồn tại, yếu kém. Sự động viên khuyến khích chưa kịp thời, hiệu quả nên chưa thúc đẩy được phong trào ứng dụng CNTT tại các đơn vị.
Nguyên nhân
Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra những cơ hội để phát triển
mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về phát triển GD&ĐT.
Đầu tư CSVC và thiết bị CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu các trường học. Bên cạnh đó, các thiết bị CNTT rất nhanh xuống cấp và hư hỏng lạc hậu, chưa được sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên nên ảnh hướng tới hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chương trình hành động của ngành về ứng dụng CNTT nhưng chưa thể hiện thành kế hoạch riêng, chưa có lộ trình và các bước đi cụ thể, còn thiếu những giải pháp hữu hiệu.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các lực lượng tham gia còn có những hạn chế. Các cơ quan QLGD các cấp đôi khi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức và kiểm tra. Sự phối hợp thiếu ăn ý còn diễn ra ngay ở các đơn vị trường học do chưa có sự thống nhất về quan điểm cũng như quá trình triển khai từ CBQL tới giáo viên và học sinh. Việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách của Nhà nước, do vậy còn bị hạn chế nhiều trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên.
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS tỉnh Hải Dương, thu được ở bảng sau:
Bảng 2.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương
Các yếu tố ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Tổng | TB | Thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | CSVC, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học | 1230 | 65,9 | 610 | 32,7 | 27 | 1,4 | 4937 | 2,64 | 5 |
2 | Trình độ tin học cơ bản và kĩ năng ứng dụng tin học vào dạy học của CBQL và GV | 1520 | 81,4 | 319 | 17,1 | 28 | 1,5, | 5226 | 2,80 | 1 |
3 | Nhận thức và thái độ của đội ngũ CBQL, GV về việc ứng dụng CNTT vào dạy học | 1390 | 74,5 | 460 | 24,6 | 17 | 0,9 | 5107 | 2,74 | 3 |
4 | Trình độ tin học nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên | 1442 | 77,2 | 396 | 21,2 | 29 | 1,6 | 5147 | 2,76 | 2 |
5 | Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ CBQL | 1245 | 66,7 | 590 | 31,6 | 32 | 1,7 | 4947 | 2,65 | 4 |
6 | Cách thức tiến hành KT, ĐG việc ứng dụng CNTT vào dạy học | 1215 | 65,1 | 617 | 33,0 | 35 | 1,9 | 4914 | 2,63 | 7 |
7 | Phát động các phong trào thi đua ứng dụng CNTT vào dạy học. | 1240 | 66,4 | 570 | 30,5 | 57 | 3,1 | 4917 | 2,63 | 6 |
8 | Các hình thức động viên, khen thưởng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học | 1189 | 63,7 | 620 | 33,2 | 58 | 3,1 | 4865 | 2,61 | 8 |
Biểu đồ 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương
Bảng trên với tổng điểm trung bình là 2,68 cho thấy các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS. Các chỉ báo cho thấy điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng tương đối đồng đều và hầu hết dao động ở mức tốt và khá (từ 2,61 đến 2,80). Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất đến việc quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học là trình độ tin học cơ b n và kĩ n ng ứng d ng tin học vào dạy học của cán bộ qu n lí, giáo viên (2,80 điểm, xếp thứ nhất) và rình độ tin học nâng cao cho đội ngũ cán bộ qu n lí và giáo viên (2,76 điểm, xếp thứ 2), điều này hoàn toàn hợp lí vì đây là đội ngũ then chốt trong việc đẩy mạnh CNTT vào dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Cũng từ bảng trên, dù điểm trung bình của các chỉ báo đưa ra ở mức độ nào thì nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc quản lí ứng dụng CNTT vào dạy