Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Môn Vật Lí

sinh những kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Các phương pháp nêu trên đều là những phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học ở trường THPThiện nay. Nếu biết kết hợp hài hoà các phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, thì chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT sẽ được nâng cao.

Về hình thức tổ chức dạy học, áp dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, phối hợp dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm nhỏ, theo lớp; phối hợp dạy học ở trong và ngoài lớp, ở nhà trường và ở hiện trường (cơ sở sản xuất địa phương).

Ngoài ra, do đặc thù là môn khoa học tự nhiên, nên với mỗi dạng bài học sẽ có phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau. Ví dụ: Đối với các giờ học lý thuyết các phương pháp thường sử dụng đó là phương pháp thuyết trình, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp đàm thoại...; Đối với các giờ làm thí nghiệm, thực hành sử dụng phương pháp làm việc nhóm, quan sát, phương pháp thuyết trình, dạy theo góc…

1.3.4. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Vật lí

1.3.7.1. Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học.

Có thể phân loại PPDH thành 03 nhóm cơ bản: Nhóm PP dạy học sử dụng ngôn ngữ (Thuyết trình, Vấn đáp, Sử dụng sách giáo khoa và tài liệu); Nhóm PP dạy học sử dụng trực quan (Quan sát, Minh họa, Biển diễn thí nghiệm); Nhóm PP dạy học thực hành (Làm thí nghiệm, Luyện tập).

Mỗi PPDH đều có ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy cần sử dụng phối hợp PPDH một cách linh hoạt, sáng tạo, thể hiện sự tác động thống nhất giữa GV và HS khiến bài dạy sinh động, HS hứng thú học tập.

Đối với môn Vật lí, do đặc thù là môn khoa học tự nhiên, nên với mỗi dạng bài học sẽ có phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau.Trong các giờ học lý thuyết các phương pháp thường sử dụng đó là phương pháp thuyết trình, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp đàm thoại...; Đối với các giờ làm thí nghiệm, thực hành sử dụng phương pháp làm việc nhóm, quan sát, phương pháp thuyết trình, dạy theo góc…

Để tăng cường kỹ năng thực hành môn Vật lí cho học sinh, phương phápcông tácthí nghiệm là rất quan trọng:PP công tác thí nghiệm là PP thực hành dưới sự chỉ đạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

của GV, HS sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết mà GV đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lý luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra.PP này có ý nghĩa rất lớn, vì thông qua đó sẽ giúp HS nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện những hành động trí tuệ- lao động, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như óc qua sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động có khoa học.

Đổi mới PPDH là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi người giáo viên khi đứng trên bục giảng. Để thực hiện đổi mới PPDH trước hết cần thay đổi nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Đối với môn Vật lí, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập từ đó giúp cho học sinh rèn luyện được khả năng tự học, tự nghiên cứu và chủ động vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 5

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyền thống để thay bằng các phương pháp hoàn toàn mới. Đổi mới phương pháp dạy học phải được hiểu là sự vận dụng phối hợp một cách hợp lý, khoa học các phương pháp dạy học trong đó đặc biệt chú ý sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng của công nghệ thông tin phù hợp với từng bài dạy để phát huy tối đa tính chủ động, tích cực học tập của học sinh.

Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, GV ứng dụng CNTT và truyền thông vào bài dạy là rất cần thiết, đặc biệt là môn Vật lí. Trước tiên, người GV phải trang bị cho mình những kiến thức về tin học để có thể soạn thảo văn bản, soạn bài có ứng dụng CNTT (có hình ảnh, videos, clip,…), trình chiếu các thí nghiệm ảo thay thế cho các thí nghiệm thật khi không có điều kiện thí nghiệm. Bên cạnh đó, người GV phải biết tìm kiếm, khai thác các thông tin trên mạng internet về bộ môn Vật lí. Tuy nhiên tác động khai thác nguồn lợi từ truyền thông và CNTT là hai mặt đòi hỏi người GV phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chịu tìm tòi, nghiên cứu và chắt lọc mới đem lại hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tốtnhất.

1.3.7.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh

Kiểm tra là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh. Giúp giáo viên kiểm soát quá trình dạy học, phân loại và giúp đỡ học sinh.

Đánh giá là thu thập thông tin, diễn giải thông tin về kết quả học tập của học sinh để ra quyết định…

Kiểm tra, đánh giá là 1 khâu quan trọng của quá trình dạy học. Giúp GV thu thập kết quả học tập của HS, phát hiện thực trạng, nguyên nhân để điều chỉnh. Giúp HS có cơ hội ôn tập củng cố tri thức. HS có cơ hội tự kiểm tra mức độ lĩnh hội của bản thân…Cần sử dụng phối hợp các hình thức, PP kiểm tra, đánh giá khác nhau để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả.

Ở trường trung học thường sử dụng các dạng kiểm tra:Kiểm tra thường ngày; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra tổng kết. Được thực hiện qua các PP kiểm tra:Kiểm tra miệng (vấn đáp): PP kiểm tra này không chỉ sử dụng được khi học bài mới, mà cả trong và sau khi học bài mới, khi ôn tập, khi mở đầu cho công tác thực hành, công tác thí nghiệm; Kiểm tra viết: PP này được sử dụng cả trước và sau khi học một tiết học, một phần chương, một chương, một số chương hoặc toàn bộ môn học.Tuỳ theo yêu cầu của nội dung kiểm tra mà thời gian dành cho nó cũng khác nhau, trong khoảng 10- 15 phút, hoặc cả tiết học…

Đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của HS cần phải: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS; Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS;Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình; Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này; Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành.Cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS, chương trình môn Vật lí tạo điều kiện để chú trọng tập trung đánh giá các thành phần của năng lực vật lí. Bên cạnh đánh giá kiến thức, coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm và các kỹ năng thực hành vật lí. Do hình thức trắc nghiệm khách quan không phù hợp cho đánh giá kỹ năng thực hành nên CT quan tâm hợp lý đến việc sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của HS (ví dụ sản phẩm của các dự án học tập) cũng như các đánh giá mang tính tích hợp (ví dụ STEM).

1.4. Hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành cho học sinh trung học phổ thông

Để giúp HS có được các năng lực cơ bản thông qua dạy học môn Vật lí, mỗi GV phải hiểu rõ dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn; là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học theo mục đích giáo dục chứ không phải quá trình truyền thụ một chiều từ GV đến HS.

- Công tác soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên: Giáo viên phải soạn bài trước khi đến lớp; Bài soạn môn Vật lí phải xác định rõ ràng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học với các năng lực (bao gồm năng lực chung và năng lực vật lí), phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS với mức độ cụ thể, đo được, có tính thực tiễn và khả thi; Mục tiêu dạy học của mỗi bài dạy phải góp phần phát triển năng lực Vật lí và các năng lực chung khác của HS theo quy định của CT giáo dục cấp học; Những mục tiêu này là cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp và phải được chia sẻ với HS ngay từ đầu môn học, giờ học để định hướng việc dạy học.

- Hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên cần phải: Thực hiện tiến trình một giờ dạy Vật lí (ổn định, kiểm tra bài cũ, nghiên cứu bài mới, vận dụng, củng cố kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà); Tổ chức các hoạt động phù hợp cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức; Lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp, phù hợp với môn Vật lí và phù hợp với học sinh; Tiến hành đầy đủ các thí nghiệm biểu diễn trong giờ Vật lí; Tạo cơ hội cho học sinh được tiến hành các thí nghiệm trên lớp (kể cả thí nghiệm

biểu diễn); Hướng dẫn, trợ giúp học sinh tiến hành các thí nghiệm thực hành (trong các giờ thực hành); Giao cho học sinh chủ động tự nghiên cứu các thí nghiệm thực hành, tự tiến hành thí nghiệm, đo đạc các kết quả, xử lý số liệu, viết báo cáo (trong các giờ thực hành); Quan sát thái độ của học sinh trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, trợ giúp học sinh hợp lý trong quá trình học sinh hoạt động; Củng cố, khắc sâu kiến thức môn học, mở rộng, liên hệ thực tiễn có tính giáo dục; Giao nhiệm vụ về nhà một cách cụ thể, phù hợp với năng lực của học sinh; Hướng dẫn học sinh cách tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí; Giao học sinh làm các thiết bị thí nghiệm, máy móc... tự làm theo các nguyên tắc Vật lí được học; Tổ chức ngoại khóa Vật lí.

- Sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá để xác định được mức năng lực HS đạt được trong quá trình dạy học nhằm điều chỉnh kịp thời việc dạy, việc học để đạt mục tiêu dạy học.

- Giáo viên cần thường xuyên cập nhật tri thức, bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu dạy học.

1.4.2. Hoạt động học môn Vật lí của học sinh theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành

1.4.2.1. Hoạt động học môn Vật lí trên lớp của học sinh

Để phát triển năng lực, phẩm chất trong quá trình học tập, HS phải thực sự là chủ thể của quá trình học, trong đó:

- Chủ động, tích cực, có hứng thú học tập, biết đặt mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với năng lực cá nhân, yêu cầu môn học và điều kiện thực tế.

- Học sinh phải học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo nhiệm vụ được GV giao và yêu cầu môn học; Đối với môn Vật lí, HS phải thường xuyên hệ thống hoá kiến thức, nắm vững kiến thức lớp trước để làm tiền đề cho lớp sau; làm nhiều bài tập, phân dạng bài tập để luyện tập, củng cố.

- Phải tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp được GV định hướng, dẫn dắt; Xây dựng thái độ, hành vi đúng.

- Phải tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, làm thí nghiệm, thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn; Chủ động vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn để phát triển năng lực.

- Chủ động hỏi bạn, hỏi thầy khi gặp vấn đề khó để kịp thời giải quyết, mạnh dạn trình bày, nêu và bảo vệ quan điểm cá nhân về vấn đề học tập; Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, các sản phẩm học tập của mình và của bạn.

- Nghiêm túc trong kiểm tra, thi

Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, HS phải rèn luyện các kỹ năng cá nhân, năng lực phương pháp trong quá trình học tập, như: Năng lực nghiên cứu tài liệu học tập; kỹ năng nghe giảng, ghi chép, sử dụng vở nháp, ôn tập, phát hiện và giải quyết vấn đề vật lí…

Kế thừa và phát triển những ưu điểm của CT, SGK giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triểnphẩm chất và năng lực HS; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống. Trong dạy học vật lí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

(1) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung:

- Môn Vật lí góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong CT tổng thể.

- Thông qua chương trình môn Vật lí, HS hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề sáng tạo.

(2) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù:

Môn Vật lí hình thành và phát triển ở HS năng lực vật lí, với những biểu hiện cụ thể như sau:

* Năng lực nhận thức vật lí: Nhận thức được kiến thức phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; chất, năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến vật lí; với các biểu hiện cụ thể sau đây:

- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.

- Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, đo, tính vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.

- Phân loại được các đối tượng, hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác

nhau.

- Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, hiện tượng, quá trình vật lí

theo một logic nhất định.

- So sánh, lựa chọn được các đối tượng, hiện tượng, quá trình vật lí,… dựa theo các tiêu chí.

- Lập được dàn ý, tìm được từ khoá; sử dụng được thuật ngữ khoa học khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình (nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng,…).

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được một vấn đề, lời giải thích; thảo luận đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề.

- Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.

* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; với các biểu hiện cụ thể sau đây:

- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát triển được giả thuyết cần tìm hiểu.

- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu,…); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các

tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.

* Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức vật lí để mô hình hoá các hệ vật lí đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề; với các biểu hiện cụ thể sau đây:

- Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.

- Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.

- Đề xuất, thực hiện được một số phương pháp, biện pháp mới, thiết kế mô hình, kế hoạch,…

- Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lý nhằm phát triển bền vững.

Trong chương trình môn Vật lí, mỗi thành tố của các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù nói trên được đưa vào từng chủ đề, từng mạch nội dung dạy học, dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ khác nhau.

1.4.2.2. Hoạt động tự học môn Vật lícủa học sinh

Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. Tự học là một hình thức học có tính cá nhân do bản thân người học nỗ lực thực hiện. Để tiến hành công việc này, người học phải tự giác, huy động các năng lực trí tuệ, phẩm chất, tâm lý trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Do đó, dạy học phải kích thích được năng lực của người học.

Đối với môn Vật lí, hoạt động tự học của học sinh được thể hiện ở việc: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp (học bài cũ, chuẩn bị bài mới); Tự học lý thuyết, tự làm các bài tập trong SGK; Tự làm các bài tập trong sách bài tập Vật lí; Tự làm các thí nghiệm Vật lí; Tổ chức nhóm học tập, tự nghiên cứu môn Vật lí; Sưu tầm các tài liệu học tập môn Vật lí; Tự học Vật lí qua internet; Tự làm các thiết bị thí nghiệm; Tự chế tạo các dụng cụ, máy móc trên hoạt động theo nguyên tắc Vật lí.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023