Phân tích bảng số liệu:
Biện pháp 1 là cần thiết nhất nhận được 89,09% ý kiến cho rằng rất cần thiết, việc Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng thực hành nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh là rất quan trọng, hơn nữa cần phải làm thường xuyên. Khi có nhận thức đúng đắn thì việc triển khai thực hiện công việc mới mang lại hiệu quả cao.
Biện pháp 6 nhận được 86,36% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học là yếu tố quyết định trong việc tăng cường kỹ năng thực hành. Muốn tăng cường kỹ năng học sinh phải được thực hiện các thí nghiệm thực hành để từ đó với khả năng tự học, tự rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh mới được nâng lên.
Biện pháp 3 xếp thứ 3 với 84,55% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Đây cũng là biện pháp quan trọng. muốn tăng cường được kỹ năng thực hành cho học sinh thì trước hết, người giáo viên phải thường xuyên sử dụng thí nghiệm thực hành với kỹ năng tốt, là tấm gương để học sinh tin tưởng và học tập theo.
Biện pháp 2 xếp thứ 4 với 81,82% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Việc xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên hết sức quan trọng, nó định hướng các hoạt động của thầy và trò trên lớp cũng như toàn bộ quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức. Trong kế hoạch có hướng đến sự tăng cường kỹ năng thực hành thì khi thực hiện, kỹ năng thực hành của học sinh sẽ được chú trọng, học sinh sẽ được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng này.
Biện pháp 5 nhận được 79,09% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Giáo viên phải liên tục đổi mới để phù hợp với yêu cầu của môn học, phù hợp với đối tượng học sinh để các giờ lên lớp đạt hiệu quả cao nhất.
Biện pháp 4 liên quan đến trực tiếp học sinh - đối tượng lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhận được 76,36% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Tuy có tỉ lệ thấp nhất nhưng đây cũng chính là một trong những giải pháp rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh miền núi còn rụt rè, nhút nhát, việc để các em tự tin, dám tự mình tham gia vào các hoạt động tự học, tự nghiên cứu là rất cần thiết. Đặc biệt là muốn học sinh phát triển kỹ năng thực hành môn Vật lí.
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Rất cần thiết (%)
Cần thiết (%)
Ít cần thiết (%)
Chưa cần thiết (%)
Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp Biện pháp
1 2 3 4 5 6
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp
3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
3.4.2.1. Tiến hành khảo nghiệm
Để xác định được tính khả thi của các biện pháp đưa ra. Tác giả tiến hành lấy ý kiến của 110 (33 cán bộ quản lý, giáo viên và 77 học sinh) ở 2 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Các biện pháp đều được đánh giá ở các mức độ: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. Kết quả thu được:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp | Tính khả thi | Thứ bậc | ||||||||
Rất khả thi | Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | |||||||
SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | |||
1 | Biện pháp 1 | 95 | 86,36 | 14 | 12,73 | 1 | 0,91 | 0 | 0,00 | 1 |
2 | Biện pháp 2 | 93 | 84,55 | 9 | 8,18 | 6 | 5,45 | 2 | 1,82 | 3 |
3 | Biện pháp 3 | 94 | 85,45 | 9 | 8,18 | 7 | 6,36 | 0 | 0,00 | 2 |
4 | Biện pháp 4 | 83 | 75,45 | 17 | 15,45 | 6 | 5,45 | 4 | 3,64 | 6 |
5 | Biện pháp 5 | 85 | 77,27 | 15 | 13,64 | 7 | 6,36 | 3 | 2,73 | 5 |
6 | Biện pháp 6 | 92 | 83,64 | 11 | 10,00 | 6 | 5,45 | 1 | 0,91 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí
- Xây Dựng Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Hướng Tăng Cường Kỹ Năng Thực Hành Cho Học Sinh Một Cách Khoa Học, Hợp Lý
- Chỉ Đạo Việc Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Vật Lí Theo Hướng Tích Cực Sử Dụng Thiết Bị Thí Nghiệm Trong Các Tiết Học
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Môn Vật Lí Của Giáo Viên
- Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 16
- Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
3.4.2.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm, đánh giá tính khả thi của các biện pháp
Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp nêu ra đều rất cần thiết cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Phân tích bảng số liệu:
Biện pháp 1 là có tính khả thi nhất nhận được 86,36% ý kiến cho rằng rất khả thi, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của kĩ năng thực hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí có thể thực hiện được với tập thể cán bộ quản lý giáo viên và học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Biện pháp 3 có 85,45% ý kiến cho rằng rất khả thi, xếp thứ 2. Việc nâng cao năng lực, bồi dưỡng kĩ năng kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên Vật lí được thể hiện trong kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. Muốn biện pháp này thực sự hiệu quả cần có sự giúp đỡ từ Sở Giáo dục và Đào tạo thông qua việc mở thêm các lớp tập huấn, các khóa học ngắn hạn cho giáo viên và sự tạo điều kiện của nhà trường để giáo viên Vật lí tham gia học sau Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Biện pháp 2 với 84,55% ý kiến cho rằng rất khả thi, xếp thứ 3. Với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hiện tại ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, hàng năm vẫn tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học. Nếu có nhận thức đúng đắn cùng cơ sở vật chất đảm bảo thì việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành sẽ thực hiện được.
Biện pháp 6 nhận được 83,64% ý kiến cho rằng rất khả thi. Việc tổ chức mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ dạy học là yếu tố quyết định trong việc tăng cường kỹ năng thực hành. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, các trường trung học phổ thông vẫn dành kinh phí cho việc bổ sung cơ sở vật chất. Vấn đề là điều chỉnh nguồn kinh phí để chú trọng đến việc tăng cường các thiết bị thí nghiệm thực hành môn Vật lí để đáp ứng yêu cầu tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh.
Biện pháp 5 nhận được 77,27% ý kiến cho rằng rất khả thi. Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Trong những năm gần đây, các giáo viên đã và đang rất cố gắng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và nếu nhận thức đúng, cơ sở vật chất đảm bảo, có kế hoạch phù hợp thì việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm có thể được thực hiện.
Cuối cùng, biện pháp 4, xếp thứ 6, nhận được 75,45% ý kiến cho rằng rất khả thi. Về thứ bậc, đây là biện pháp có tính khả thi thấp nhất, nguyên nhân là do học sinh chưa thực sự được tiếp cận đến vấn đề tự học, tự nghiên cứu, tuy vậy học sinh cũng tỏ
ra khá hào hứng khi được tự mình chủ động để tìm ra kiến thức mới. Nếu thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp học sinh tích cực hơn vào quá trình lĩnh hội tri thức, nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
100.00
90.00
80.00
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00
20.00
10.00
0.00
Rất khả thi (%)
Ít khả thi (%) Ít khả thi (%)
Không khả thi (%)
Biện phápBiện phápBiện phápBiện phápBiện phápBiện pháp
1 2 3 4 5 6
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệmtính khả thi của các biện pháp
3.4.3. Đánh giá chung về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Trong 6 biện pháp mà tác giả đưa ra, qua khảo nghiệm thực tế ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đều được các ý kiến từ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh hết sức qua tâm và ủng hộ. Với tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, nếu được triển khai, áp dụng đồng bộ vào việc quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thì sẽ tăng cường, nâng cao được kỹ năng thực hành cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng môn Vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học và khảo sát thực trạng vấn đề dạy học môn Vật lí tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn qua các phiếu điều tra. Tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn gồm:
1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng thực hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông cho cán bộ quản lý, giáo viên học sinh.
2. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh một cách khoa học, hợp lý.
3. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lí cho giáo viên Vật lí.
4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh đối với môn Vật lí thông qua thí nghiệm thực hành.
5. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học.
6. Tổ chức mua sắm, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các biện pháp đề xuất đều đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo về tính pháp lý, tính hệ thống, tính thực tiễn, tính toàn diện, đồng bộ, tính hiệu quả, hiệu lực. Mỗi biện pháp đều có vai trò nhất định tác động đến quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đối với giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho thấy. Các biện pháp đều mang tính cấp thiết và tính khả thi. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí thì sẽ tăng cường được kỹ năng thực hành cho học sinh. Học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức Vật lí theo đúng con đường nhận thức của khoa học Vật lí, từ đó, học sinh thêm yêu thích môn học và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể kết luận:
Thứ nhất, về mặt lý luận, QLDH là nhiệm vụ trọng tâm trong quản quản lý nhà trường. HT là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính trước cấp trên về chất lượng dạy học của nhà trường. HT phải quản lý chặt chẽ cả hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò thì mới nâng cao được chất lượng dạy học. Yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinhđòi hỏi quá trình dạy học phải đảm bảo thực hiện nguyên lý giáo dục "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội"; phải tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, đa dạng mà ở đó HS được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, được thể hiện bản thân, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống... Do đó, QL HĐDH môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh là một yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Trong chương trình giáo dục, có nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giúp HS phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, trong đó có môn Vật lí. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh là một yêu cầu tất yếu, là khâu quan trọng để tạo nên sự tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả dạy học môn Vật lí và chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc quản lý HĐDH môn Vật lí bên cạnh những điểm chung của QL HĐDH cần chú ý đến đặc thù của môn học. QL HĐDH môn Vật lí theo hướng phát triển NLHS được hiểu là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến hoạt động dạy của GV môn Vật lí, đến hoạt động học của HS, đến các điều kiện CSVC, TBDH phục vụ dạy học môn Vật lí, đến đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thực hiện chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển năng lực của HS.
Thứ hai, qua điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động, xử lý kết quả bằng thống kê toán học, tác giả đã đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của HĐDH môn Vật lí và quản lý HĐDH môn Vật lí ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Các cán bộ quản lý đã có những biện pháp quản lý khá đa dạng: có các biện pháp quản lý hoạt động dạy của GV, biện pháp quản lý hoạt
động học tập của HS, biện pháp quản lý các điều kiện CSVC, TBDH hỗ trợ trong dạy học Vật lí, biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Có thể thấy rằng HT các trường đã thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý để quản lý dạy học. Tuy nhiên, HĐDH nói chung, dạy học môn Vật lí nói riêng vẫn còn có mặt hạn chế. Vẫn còn có GV chưa quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh, việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên chưa hiệu quả, kế hoạch xây dựng, bổ sungcơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa được quan tâm đúng mức…
Thứ ba, dựa trên hệ thống cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực trạng QL HĐDHmôn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh tại các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
Cụ thể các biện pháp như sau:
- Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng thực hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông cho cán bộ quản lý, giáo viên học sinh
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh một cách khoa học, hợp lý
- Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lí cho giáo viên Vật lí
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh đối với môn Vật lí thông qua thí nghiệm thực hành
- Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học
- Tổ chức mua sắm, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cả 6 biện pháp có mối quan hệ mật thiết, biện chứng và tương hỗ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Và thông qua kết quả khảo sát cho thấy, các nhóm biện pháp trên đều rất cần thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện của các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Với những kết quả nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết khoa học đã nêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn
- Tăng cường tập huấn cho CBQL, GV; chỉ đạo sát sao việc tổ chức tổ HĐDH; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh các trường THPT huyện Ba Bể.
- Đầu tư, xét duyệt việc mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ các hoạt động dạy học thực hành thí nghiệm.
2.2. Các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành về tổ chức các HĐDH nói chung, và hoạt động dạy học môn Vật lí nói riêng. Cụ thể hóa các văn bản quy định, hướng dẫn về đổi mới PPDH, đổi mới KT, ĐG nhằm tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, quán triệt đến GV và các bên liên quan để mọi người nhận thức rõ và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu.
- Thực hiện tốt trách nhiệm của HT - người lãnh đạo chuyên môn, sử dụng hợp lý các phương pháp và công cụ quản lý để tác động đến GV, HS nhằm thực hiện tốt mục tiêu GD của nhà trường; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn hợp lí, khoa học; Tăng cường chỉ đạo việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên.
- Thực hiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ các môn học và môn Vật lí nói riêng. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để nhà trường có thêm nguồn lực đầu tư CSVC, TBDH cần thiết cho công tác giảng dạy, học tập ngoài danh mục thiết bị theo quy định.
- Tổ chức giao lưu giữa các trường THPT, để GV, CBQL chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến trong dạy học và quản lý HĐDH môn Vật lí cũng như các môn học khác theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.2.2.Đối với đội ngũ giáo viên Vật lí
- GV cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh. Khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC và thiết bị dạy học hiện đại, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Thực hiện cải tiến HĐDH, đổi mới việc soạn bài, sử dụng PPDH và bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS; tạo hứng thú cho HS trong học tập; ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học vật lí; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của HS theo năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ