3.2.5. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu đã và đang được các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đồng thời để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Vật lí thường xuất phát từ các vấn để thực tiễn, qua nghiên cứu, khái quát thành kiến thức. Có thể nói các kiến thức Vật lí luôn gắn liền với thực tế và thực nghiệm là phương pháp tốt nhất để hình thành kiến thức cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thí nghiệm trong các tiết học là tăng cường việc sử dụng của giáo viên và tăng cường việc thực hiện thí nghiệm thực hành của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự chủ động sáng tạo của học sinh để hình thành kiến thức (thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm phát hiện vấn đề…) hoặc để kiểm chứng các kiến thức đã hình thành bằng con đường lý thuyết (thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm thực hành…).
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Cán bộ quản lý chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí. Trong đó chú trọng các nội dung:
- Thay đổi cách soạn giáo án (kế hoạch bài học) theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh chủ động, sáng tạo suy nghĩ, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.
- Đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ việc truyền thụ một chiều kiến thức của giáo viên cho học sinh sang việc hướng dẫn cho học sinh hoạt động chủ động để lĩnh hội kiến thức. Tăng cường việc tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp để học, chuyển giao các nhiệm vụ học tập rõ ràng trong các hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng, hướng dẫn, trợ giúphọc sinh trong quá trình tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.
- Tăng cường việc hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị dạy học, các thiết bị thí nghiệm Vật lí trong quá trình lĩnh hội kiến thức để kiến thức đến với học sinh một cách “tự nhiên”, theo “gần đúng” con đường hình thành kiến thức của khoa học Vật lí.
- Tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn theo “nghiên cứu bài học”. Đặc biệt đối với những bài có sử dụng đến thiết bị thí nghiệm để tìm ra phương án tối ưu nhất của việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong từng nội dung (dùng thí nghiệm nào, ai là người thực hiện thí nghiệm,…).
- Cán bộ quản lý tăng cường việc kiểm tra việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của giáo viên. Có đánh giá, góp ý thẳng thắn và có chỉ đạo cụ thể về nội dung, cách thức tiến hành sinh hoạt chuyên môn để đạt hiệu quả cao.
- Đổi mới việc dự giờ thăm lớp, chuyển từ việc xem xét quá trình dạy học của giáo viên sang việc xem xét quá trình hoạt động của học sinh (học sinh hoạt động có tích cực không? Có chủ động không? Kết quả của các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động của học sinh có đảm bảo hình thành được kiến thức cho học sinh hay không?). Sau mỗi giờ dạy cần có những nhận xét cụ thể, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, có thể không đánh giá xếp loại.
- Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá không nhất thiết phải do giáo viên đánh giá mà có thể cho học sinh tự đánh giá bản thân, học sinh đánh giá học sinh. Nội dung kiểm tra, đánh giá có thêm những kỹ năng thực hành của học sinh
3.2.5.3. Cách tiến hành
- Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Vật lí nói riêng phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Trước hết, ta cần phải khẳng định: không có phương pháp dạy học nào là tối ưu mà trong quá trình thực hiện, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học sao cho chúng phát huy được hiệu quả tốt nhất đối với từng nội dung, từng kiểu bài lên lớp. Để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, người cán bộ quản lý cần:
- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, của tổ chuyên môn trong đó chú ý đến việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí.
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng soạn giáo án (kế hoạch bài học) theo hướng tăng cường sử dụng các thí nghiệm thực hành cho giáo viên môn Vật lí cho các nội dung, các bài phù hợp, các thí nghiệm thực hanh cần được bố trí hiệu quả, kết hợp giữa các thí nghiệm do giáo viên thực hiện với các thí nghiệm do học sinh trực tiếp thực hiện một cách hợp lý, trong đó chú trọng việc tự thực hiện thí nghiệm thực hành của học sinh (ở lớp học, trong phòng thí nghiệm, ở nhà…).
- Quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết dạy theo các bước: Chuẩn bị cho việc đổi mới phương pháp thí nghiệm (tâm thế của giáo viên, học sinh, xơ sở vật chất …); Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm; tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện (giáo viên, học sinh), điều chỉnh, bổ sung (khi cần thiết), duy trì kết quả đạt được, tích cực của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm ở các tiết học cần:
- Cán bộ quản lý, giáo viên Vật lí, nhân viên thiết bị thí nghiệm trong nhà trường cần nhận thức rõ vai trò của thí nghiệm thực hành môn Vật lí đối với sự hình thành và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Qua đó, nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông.
- Cán bộ quản lý và giáo viên môn Vật lí cần đầu tư thời gian để nghiêm túc nghiên cứu việc sử dụng, vận dụng các thí nghiệm thực hành môn Vật lí trong quá trình dạy học. Giáo viên Vật lí cần có năng lực khai thác, sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong việc dạy học. Phối hợp tốt với nhân viên thiết bị trong việc lựa chọn, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm.
- Cơ sở vật chất nhà trường cần phải đảm bảo cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm. Cần có đủ các thiết bị dạy học tối thiểu đối với môn Vật lí cấp trung học phổ thông theo Thông tư 01/2010/TT-BGDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông. Ngoài ra còn có các thiết bị thí nghiệm tự làm của giáo viên Vật lí và học sinh.
3.2.6. Tổ chức mua sắm, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nói chung và thiết bị thí nghiệm thực hành môn Vật lí nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy và học,
nó còn là yếu tố không thể thiếu trong việc quyết định chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.
Để thực hiện việc tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, một điều hết sức quan trọng là trang thiết bị dạy học của nhà trường phải đáp ứng yêu cầu của việc tự học, tự nghiên cứu, việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học đảm bảo tối thiểu theo Thông tư 01/2010/TT-BGDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông; thực hiệnbảo quản, sửa chữa thường xuyên, ngoài ra, cần trang bị thêm các thiết bị thí nghiệm khác, giáo viên và học sinh tự làm các thiết bị thí nghiệm phù hợp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Đối với thiết bị dạy học tối thiểu môn Vật lí có trong danh mục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học môn Vật lí hiện có; căn cứ số lớp, số lượng học sinh để xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung thiết bị dạy học môn Vật lí bảo đảm đủ số lượng, chất lượng.
- Đối với những máy móc, thiết bị dạy học môn Vật lí không nằm trong danh mục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, cần căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, số lớp, số lượng học sinh, nguồn kinh phí và khả năng khai thác sử dụng máy móc, thiết bị để xác định số lượng, chủng loại để đầu tư mua sắm.
- Xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hiệu quả, kịp thời phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học môn Vật lí.
- Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học môn Vật lí để bổ sung, cải tiến, sửa chữa nhằm phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lí đã được trang bị, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục
- Xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn đối với môn Vật lí. Số lượng phòng học bộ môn tối thiểu bằng một nửa số giáo viên Vật lí trong nhà trường.
3.2.6.3. Cách tiến hành
- Đối với các thiết bị dạy học môn Vật lí có trong danh mục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Cuối học kỳ, cuối năm học, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn cùng nhân viên thiết bị tiến hành rà soát thực trạng thiết bị dạy học, thiết bị thí
nghiệm thực hành, phát hiện những thiết bị còn thiếu, bị hỏng để lập kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị đảm bảo cho việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
- Đối với những máy móc, thiết bị dạy học môn Vật lí không nằm trong danh mục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cuối học kỳ, cuối năm học, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn cùng các giáo viên Vật lí cùng rà soát toàn bộ chương trình Vật lí cấp trung học phổ thông, xác định các nội dung, các chủ đề cần sử dụng các thiết bị thí nghiệm để đề xuất mua sắm. Cán bộ quản lý căn cứ vào số lớp, số học sinh lập kế hoạch mua sắm các thiết bị đảm bảo về chất lượng và số lượng.
- Cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức, phát động phong trào tự làm các thiết bị thí nghiệm thực hành môn Vật lí đến toàn thể giáo viên và học sinh trong toàn trường. Tổ chức Hội thi thiết bị thí nghiệm tự làm cấp trường với đối tượng là giáo viên và học sinh.
- Cán bộ quản lý lập dự toán, trình Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét cấp kinh phí xây dựng phòng học bộ môn Vật lí đạt chuẩn phục vụ cho công giác giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên và học tập của học sinh.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị trường học cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thí nghiệm thực hành đối với quá trình lĩnh hội kiến thức Vật lí của học sinh.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị dạy học cần tìm hiểu kỹ các thiết bị dạy học, đảm bảo thiết bị dạy học được mua sắm có chất lượng tốt, hoạt động, cho các kết quả đảm bảo tính khoa học bộ môn.
- Cán bộ quản lý cần quan tâm, cân đối ngân sách để có kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học môn Vật lí đảm bảo đáp ứng yêu cầu của việc tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Vật lí.
- Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng yêu cầu của việc dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Sáu biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và bổ
sung cho nhau. Mỗi biện pháp có vai trò nhất định trong quá trình quản lý hoạt động dạy học. Muốn quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thì người cán bộ quản lý cần áp dụng đồng bộ các biện pháp. Trong đó:
Biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng thực hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông cho cán bộ quản lý, giáo viên học sinh đóng vai trò nền tảng, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò của kỹ năng thực hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí. Chỉ khi có nhận thức đúng, đầy đủ thì các hoạt động mới đúng và phát huy được hiệu quả. Đây là biện pháp mang tính tiền đề để thực hiện tốt các biện pháp khác.
Biện pháp Xây dựng kế hoạch dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh một cách khoa học, hợp lý chính là con đường để tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. Theo đó, người giáo viên có đầy đủ các cơ sở để thực hiện việc dạy học bộ môn Vật lí theo mục tiêu đã đề ra, đảm bảo chất lượng dạy học của môn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Biện pháp Chỉ đạo việc bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lí cho giáo viên Vật lí mang tính then chốt. Đối với quá trình dạy học môn Vật lí, năng lực của người giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định đến kết quả của quá trình. Chỉ những người giáo viên có năng lực tốt cùng với nhận thức đúng, đầy đủ sự tâm huyết mới có thể đào tạo ra những học sinh tốt, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
Biện pháp Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh đối với môn Vật lí thông qua thí nghiệm thực hành mang tính quyết định, bổ sung đầy đủ cho các biện pháp khác. Với xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, chỉ những học sinh có động cơ học tập đúng đắn, có năng lực tự học, tự nghiên cứu mới có thể phát triển tốt. Việc học của học sinh không chỉ học ở trường, ở lớp với các thầy cô giáo mà còn phải tự học, tự nghiên cứu. Từ đó kiến thức học sinh thu được sẽ đảm bảo.
Biện pháp Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học chính là con đường để tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. Theo đó, người giáo viên có đầy đủ các cơ sở để thực hiện việc dạy học bộ môn Vật lí theo mục tiêu đã đề ra, đảm bảo chất lượng dạy học của môn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Biện pháp Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học chính là cách thức để thực hiện việc dạy học Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. Người giáo viên có nhận thức đầy đủ, năng lực chuyên môn tốt, có học sinh chủ động, sáng tạo cần phải có phương pháp phù hợp để phát huy tốt nhất những thế mạnh của bản thân và của học sinh trong quá trình dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và nâng cao chất lượng môn học.
Biện pháp Tổ chức mua sắm, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạochính là điều kiện để tiến hành các biện pháp khác. Cơ sở vật chất đóng vai trò to lớn trong quá trình dạy học. Đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành thì nó càng trở nên quan trọng hơn vì nếu không có các thiết bị thí nghiệm thực hành thì mọi kiến thức lý thuyết về thực hành chỉ là lý thuyết suông, không được kiểm chứng. Nếu không có các thiết bị thí nghiệm thực hành thì việc dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh sẽ không thể thực hiện được, học sinh không được thực hiện các thí nghiệm thực hành thường xuyên, đầy đủ thì sẽ không thể phát triển được kỹ năng.
BP
1
BP 2
BP 6
BP 3
BP 5
BP 4
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong các biện pháp kể trên, mỗi biện pháp đều có vai trò, vị trí và tầm quan trọng nhất định và đều tác động vào quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Các biện pháp đều đảm bảo tính pháp lý, là một hệ thống thống nhất, có tính hiệu lực. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Khi áp dụng cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thì chúng mới phát huy tối đa tác dụng. Từ đó, giúp quá trình quản lý hoạt động dạy học Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh đạt được mục tiêu.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
3.4.1.1. Tiến hành khảo nghiệm
Để xác định được tính cấp thiết của các biện pháp đưa ra. Tác giả tiến hành lấy ý kiến của 110 (33 cán bộ quản lý, giáo viên và 77 học sinh) ở 2 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Các biện pháp đều được đánh giá ở các mức độ: Rất cần thiết, Cần thiết, tương đối cần thiết, chưa cần thiết.
Kết quả thu được:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
TT
Biện pháp | Tính cần thiết | Thứ bậc | ||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | Chưa cần thiết | |||||||
SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | |||
1 | Biện pháp 1 | 98 | 89,09 | 10 | 9,09 | 2 | 1,82 | 0 | 0,00 | 1 |
2 | Biện pháp 2 | 90 | 81,82 | 9 | 8,18 | 7 | 6,36 | 4 | 3,01 | 4 |
3 | Biện pháp 3 | 93 | 84,55 | 6 | 5,45 | 8 | 7,27 | 3 | 2,26 | 3 |
4 | Biện pháp 4 | 84 | 76,36 | 14 | 12,73 | 8 | 7,27 | 4 | 3,01 | 6 |
5 | Biện pháp 5 | 87 | 79,09 | 13 | 11,82 | 8 | 7,27 | 2 | 1,50 | 5 |
6 | Biện pháp 6 | 95 | 86,36 | 11 | 10,00 | 4 | 3,64 | 0 | 0,00 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Phân Công Giảng Dạy Môn Vật Lí
- Kết Quả Khảo Sát Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí
- Xây Dựng Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Hướng Tăng Cường Kỹ Năng Thực Hành Cho Học Sinh Một Cách Khoa Học, Hợp Lý
- Kết Quả Khảo Nghiệm Sự Cần Thiết Của Các Biện Pháp
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Môn Vật Lí Của Giáo Viên
- Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 16
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
3.4.1.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm, đánh giá tính cần thiết của các biện pháp
Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp nêu ra đều rất cần thiết cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành tại các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.