tượng đào tạo (người học); Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy tổ chức đào tạo; và Quy chế đào tạo. Và quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể bị quản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung của quá trình đào tạo và người học có được NLTH theo chuẩn quy định.
Như vậy, nội dung quản lý đào tạo trong trường đại học sẽ bao gồm phổ rộng các vấn đề có quan hệ chặt chẽ, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau, liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhà trường.
Từ những phân tích ở trên, cần hiểu quá trình đào tạo trong nhà trường là quá trình công nghệ đặc biệt, phối hợp hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhân viên do nhà trường tổ chức cho HS, SV thực hiện những hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo nhằm hình thành, và phát triển ở họ nhân cách người công dân, người lao động ở trình độ tương ứng [76].
* Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật
Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trong trường đại học là quản lý tất cả các mặt, các khía cạnh, quá trình liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật trong trường đại học.
* Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực
Từ những lập luận trên về năng lực, ngành công nghệ kỹ thuật, đào tạo, quản lý đào tạo, có thể hiểu rằng: Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực là quá trình thực hiện các hoạt động quản lý trong đào tạo nhằm hình thành năng lực thực hiện cho người học hoàn thành những nhiệm vụ và công việc của ngành công nghệ kỹ thuật đạt chuẩn quy định trong những điều kiện nhất định.
1.2.4. Trường đại học địa phương
Trong luận án này, “địa phương” được hiểu là “đơn vị hành chính cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Và “đại học địa phương” là các trường đại học đào tạo tổng hợp dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, hoạt động theo loại hình trường đại học công lập. Ở những trường đại học địa phương, một số ngành trọng điểm chỉ tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú trong địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Ở Việt Nam, các trường đại học địa phương có lịch sử hình thành khá đa dạng. Một số được thành lập trên cơ sở sáp nhập, nâng cấp một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp do địa phương quản lý. Phần lớn có nền tảng từ trường Cao đẳng sư phạm (Như: trường đại học Hải Phòng, đại học Hồng Đức, đại học An Giang…). Một số được hình thành có nền tảng từ trường cao đẳng cộng đồng (Như: đại học Tiền Giang, đại học Trà Vinh…). Một số được thành lập có nền tảng từ một phân hiệu đại học như trường đại học Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở phân hiệu đại học Vinh…
Trường đại học địa phương đầu tiên được thành lập là Trường đại học Hồng Đức (thành lập vào 24/9/1997). Đại học Hồng Đức là trường đại học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam được thành lập theo mô hình mới: Đại học công lập, đa ngành, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau 20 năm hình thành và phát triển các trường đại học địa phương đã đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại từng địa phương. Theo thống kê của Bộ Giáo duc và Đào tạo, tính đến hết 10/10/2018, cả nước hiện có 235 trường đại học, học viện. Trong đó, có 27 trường đại học địa phương 10]. Danh sách các trường đại học địa phương tác giả trình bày trong phụ lục (Phụ lục 15)
Cơ cấu tổ chức của trường đại học địa phương được thực hiện đúng theo Điều 14 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 47]. Cơ cấu tổ chức của trường đại học địa phương tập trung chủ yếu vào các thành tố sau: Hội đồng trường, Các Khoa/Viện đào tạo, Các phòng ban chức năng.
Ngoài ra, trong mỗi trường đại học địa phương còn có các tổ chức khác như: tổ chức chính trị, đoàn thể, các hội đồng tư vấn... Tuy nhiên, tác giả xin không nghiên cứu sâu trong luận án này.
Bộ GD&ĐT UBND tỉnh/thành
Đảng ủy
Ban Giám hiệu
Hội đồng trường
Hội đồng KH&ĐT Tổ chức đoàn thể
Khoa đào tạo | Các phòng, ban | |
TT GD QP - AN | Khoa Kế toán | P. Tổ chức cán bộ |
TT TDTT | Khoa Kinh tế | P. Đào tạo |
TT Ngoại ngữ | Khoa Điện cơ | P. KT & ĐBCL |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Kinh Nghiệm Điển Hình Các Nước Trên Thế Giới Về Đào Tạo Và Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật
- Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 6
- Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Quản Lý Quá Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.
TT Tin học TT Nội trú
TT Thư viện
…
Khoa Xây dựng Khoa Du lịch Khoa CNTT Khoa Tiểu học
….
P. KH - TC
P. Hợp tác quốc tế
P. Sau đại học
P. CT HSSV
…
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức điển hình của trường đại học địa phương
1.3. Ðào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương
1.3.1. Ðặc trưng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học
Theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhóm ngành công nghệ kỹ thuật gồm có các ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng - 75101, Công nghệ kỹ thuật cơ khí – 75102, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông – 75103, Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường – 75104, Quản lý công nghiệp – 75106, Công nghệ dầu khí và khai thác – 75107, Công nghệ kỹ thuật in – 75108, Khác- 75190. Danh mục cấp IV trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật tác giả trình bày chi tiết trong phần phụ lục (Phụ lục 16).
Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật đào tạo nhân lực công nghệ kỹ thuật có nhiều trình độ khác nhau như: Công nhân kỹ thuật, Nhân viên nghiệp vụ đến Kỹ thuật viên, Kỹ sư, Chuyên gia, nhà Khoa học trình độ đại học và sau đại học.
Theo Viculop A.S. trong công trình “Các đặc điểm giảng dạy các môn học công nghệ kỹ thuật chuyên ngành trong điều kiện giáo dục đại học nghề nghiệp” [122] đã chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật trong các trường đại học đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy học... Do đó đã ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật.
Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới, đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học hiện nay đang gặp phải vấn đề rất lớn, đó là khối lượng và độ khó về kiến thức ngày càng tăng lên trong điều kiện giới hạn về thời gian đào tạo [111]. Chính vì thế mà việc giải quyết 3 vấn đề trong giáo dục và đào tạo: 1) Dạy để làm gì; 2) Dạy cái gì và 3) Dạy như thế nào là những thách thức lớn mà các nhà quản lý giáo dục phải giải quyết. Thực tiễn đòi hỏi các trường đại học phải liên tục cập nhất kiến thức mới, liên tục cải tiến và đổi mới Mục tiêu và
Chương trình đào tạo nhằm bám sát và theo kịp sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật [123]. Mặt khác, do đặc điểm các ngành công nghệ kỹ thuật thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và ứng dụng nhiều kiến thức của các ngành này liên quan đến các định lý, định luật, các công thức toán học, các ký hiệu đơn vị đo lường, các mô hình (mô hình vật chất, mô hình toán học và mô hình mô phỏng), sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, hình vẽ, bản vẽ và đồ họa vv… Đặc điểm này cũng đòi hỏi năng lực đầu vào của SV học các ngành công nghệ kỹ thuật cao hơn. Nếu chất lượng đầu vào quá thấp thì SV không có đủ khả năng để tiếp thu, dẫn đến nhiều khó khăn trong đào tạo.
Tóm lại, các ngành công nghệ kỹ thuật là các ngành học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và ứng dụng, với đặc điểm là khối lượng kiến thức nhiều, độ khó cao, đòi hỏi người học phải có tư duy trừu tượng, người dạy phải truyền thụ cho người học cả kiến thức và kỹ năng thực hành.
Đặc trưng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật thể hiện ở mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Về mục tiêu đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ kỹ thuật đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GD&ĐT và của trường đại học. Góp phần đáp ứng nhân lực công nghệ kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Về chương trình đào tạo: là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn hiện nay nên chương trình đào tạo của ngành thường xuyên phải thay đổi, cập nhật, cải tiến nhằm theo kịp sự phát triển của lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Một đặc điểm khác trong Chương trình đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật là số lượng tín chỉ lớn từ 140-150 tín chỉ trong đó bắt buộc phải có các giờ học thực hành, thực tập tại phòng máy, nhà xưởng hoặc các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên chương trình đạo tạo các ngành công nghệ kỹ thuật của Việt Nam còn mang nặng tính hàn lâm, tỷ lệ giờ thực tập, thực hành
còn ít (chỉ chiếm khoảng 30% đến 35% số tín chỉ toàn khóa học).
Về phương pháp đào tạo: Do đặc thù của các ngành công nghệ kỹ thuật nên phương pháp đào tạo cũng có nhiều khác biệt nhất định so với việc dạy học các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trong đào tạo có nhiều phương pháp dạy học tích cực hóa người học như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học dựa vào dự án, ứng dụng phương tiện nghe nhìn multimedia, dạy học theo năng lực … được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả. Ðặc biệt là phải kể đến sử dụng các thiết bị kỹ thuật, các phần mềm mô phỏng các thiết bị kỹ thuật được áp dụng trong thực hành phòng thí nghiệm, nhà xưởng nhằm củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Chính vì đặc điểm về các phương pháp dạy học trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật đã tạo nên tính đặc thù quản lý phương pháp giảng dạy của GV trong đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học theo xu hướng khuyến khích GV áp dụng công nghệ dạy học mới và ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của mình.
Về tổ chức đào tạo: Tổ chức đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật trong trường đại học bao gồm: hình thức giảng dạy (dạy học trên lớp bao gồm cả dạy lý thuyết và thực hành), thực nghiệm, thí nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học tập và tự học của sinh viên, thực tập và làm đồ án tốt nghiệp. Những khác biệt chính là:
- Trong dạy học trên lớp: GV áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học với các bài giảng điện tử, áp dụng multimedia, sinh viên có thể học tập theo nhóm hoặc cá nhân; nhiều hình thức học tập đa dạng trong đó có cả học theo tín chỉ và học các môn tự chọn.
- Sinh viên các ngành công nghệ kỹ thuật có các bài học thực hành trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng nhằm củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
- Khi giảng dạy các học phần ngành công nghệ kỹ thuật, giảng viên phải giới thiệu nhiều tài liệu học tập phong phú cùng với các phương pháp và phương tiện hiện đại sẽ giúp cho việc học tập ngoài giờ lên lớp và tự học của sinh viên đạt hiệu quả hơn.
- Ngoài giờ học tại trường đại học, thì SV ngành công nghệ kỹ thuật cần được thực tập tại các doanh nghiệp, làm quen với môi trường làm việc tương lai, giúp cho việc định hướng học tập của sinh viên được tốt hơn.
Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập của sinh viên các ngành công nghệ kỹ thuật cũng có nhiều nét đặc thù so với SV các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài phương pháp kiểm tra truyền thống để đánh giá kiến thức, GV cần phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở thực hành, thực tập để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV.
1.3.2. Trường đại học địa phương và đào tạo ở trường đại học địa phương
1.3.2.1. Đặc điểm trường đại học địa phương
Về quy mô đào tạo: Dựa trên bảng thống kê quy mô, loại hình đào tạo các trường ÐHÐP (Phụ lục 17), cho thấy rõ quy mô ngày càng lớn mạnh và dần ổn định của các trường đại học địa phương. Tổng quy mô đào tạo khoảng 197,641 sinh viên chiếm 11,18% số sinh viên cả nước (năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên đại học cả nước 1,767,879 sinh viên) [11]. Đội ngũ giảng viên cơ hữu cũng tăng nhanh cả về số lượng và trình độ. Tỉ lệ giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên ở mức cao và số lượng giảng viên đị học tập nâng cao trình độ qua mỗi năm không ngừng tăng lên.
Về loại hình đào tạo: Các trường đại học địa phương đã và đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa: loại hình đào tạo, hệ đào tạo, ngành đào tạo …
P. KT & ĐBCL
đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu học tập của người học. Ðó là:
+ Ðào tạo nhiều trình độ: từ trung cấp, cao đẳng lên đại học và cả sau đại học (đối với 1 số trường lớn như ÐH Hồng Ðức, ÐH Hải Phòng, …).
+ Ðào tạo cùng chuyên ngành ở các hệ đào tạo khác nhau: chính quy, liên thông, văn bằng 2, vừa học vừa làm phù hợp với đối tượng đào tạo.
+ Ðào tạo nhiều chuyên ngành và chủ động mở những mã ngành mới đáp ứng nhu cầu học tập của người học và yêu cầu của xã hội.
Qua các văn bản pháp quy và thực tiễn phát triển các trường đại học địa phương ở Việt Nam có đặc điểm đào tạo như sau:
(1) Trường đại học địa phương là trường đại học công lập do địa phương đề nghị thành lập, đầu tư xây dựng, cung cấp ngân sách và mọi hoạt động đào tạo đều chịu sự quản lý của chính quyền địa phương (UBND tỉnh/thành phố). Do vậy, sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa của nhà trường đều cần phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn của địa phương.
(2) Trường đại học địa phương là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa hệ, đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng với các trình độ từ sơ cấp đến sau đại học. Do vậy, theo Nghị Định 73/2015/NĐ-CP về Quy định phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học 15 , trường đại học địa phương được xếp ở tầng thứ 2 (cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được phân thành ba tầng bao gồm: cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu; cơ sở GDĐH định hướng ứng dụng; cơ sở GDĐH định hướng thực hành). Đối với trường đại học địa phương có điều kiện thuận lợi có thể sẽ đào tạo một số ngành theo định hướng nghiên cứu.
(3) Trường đại học địa phương đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực lân cận. Do vậy, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực địa phương sẽ quyết định chương trình đào tạo, cách thức đào tạo, quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo, cơ cấu đào tạo... Đào tạo theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường lao động địa phương mà còn phải đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường này.