Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực

1.3.2.2. Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương

a) Thuận lợi

- Là đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh/thành do vậy trường ĐHĐP được sự chỉ đạo, đầu tư trực tiếp, kịp thời các nguồn lực: tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, cơ sở vật chất…phục vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật.

- “Dự báo về quy mô ngành, nghề, số lượng người học ngành công nghệ kỹ thuật ở các trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển KT-XH của địa phương” có độ tin cậy tương đối cao vì dựa trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương được UBND cấp tỉnh/thành công bố.

b) Khó khăn

- Tình hình tài chính và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật của nhiều trường ĐHĐP còn hạn chế, khó khăn vì phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của địa phương.

- Đội ngũ GV đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật chưa bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, tỉ lệ GV trình độ cao (TS, PGS, GS) còn ít.

c) Thách thức

- Do hạn chế thời gian thành lập và phụ thuộc vào tình hình kinh tế, ngân sách địa phương nên các trường ĐHĐP hầu hết xuất phát điểm thấp cả về CSVC, trình độ đội ngũ giảng viên và nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý… Vì vậy, việc đào tạo đáp ứng đúng nhu cầu xã hội theo sứ mạng đã tuyên bố cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Các trường ĐHĐP đang phải đối mặt với thách thức chủ yếu là: sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở giáo dục đại học, sức ảnh hưởng của cuộc CMCN

4.0 hay tác động của những chính sách, chủ trương đổi mới giáo dục đại học của Nhà nước... Điều này đòi hỏi các trường ĐHĐP cần phải đổi mới trong quản lý đào tạo nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho phù hợp.

1.4. Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

1.4.1. Quan điểm đào tạo theo tiếp cận năng lực

Theo công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước, có thể thấy: Điểm khác biệt của đào tạo theo tiếp cận năng lực ở 5 điểm: định hướng đầu ra, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo theo tiếp cận năng lực, đánh giá năng lực và tổ chức quản lý đào tạo theo năng lực.

(1) Định hướng đầu ra: đào tạo theo tiếp cận năng lực có định hướng và chú trọng vào kết quả, đầu ra của quá trình đào tạo. Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiên mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong các tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Đào tạo theo tiếp cận năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

(2) Nội dung chương trình đào tạo: Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, để xác định được các năng lực của người học, người xây dựng chương trình phải tiến hành phân tích nghề. Kết quả phân tích nghề là sơ đồ biểu diễn hệ thống các nhiệm vụ và công việc của người hành nghề tại vị trí việc làm. Sơ đồ này là căn cứ xác định các năng lực của người hành nghề để đưa chương trình vào đào tạo.

(3) Tổ chức đào tạo theo tiếp cận năng lực: phải được thiết kế và thực hiện sao cho người học hoàn thành chương trình học tập khi chứng tỏ là đã thông thạo tất cả các năng lực được xác định trong chương trình, không phụ thuộc vào thời lượng (số giờ hay tiết dạy) có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình và không phụ thuộc vào người khác. Do vậy, người học có thể vào học và kết thúc việc học ở những thời điểm khác nhau. Mỗi người học phải liên tục có những thông tin phản hồi cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực của mình. Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ.

Người học được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại những năng lực mà họ đã thông thạo, được công nhận và tích lũy bằng các momul.

(4) Đánh giá các năng lực: Đánh giá kết quả học tập là một quá trình đo lường, thu thập chứng cứ và đưa ra những phán xét về năng lực nào đó đã đạt được hay chưa ở người học tại thời điểm nhất định theo những yêu cầu đã xác định trong tiêu chuẩn nghề và mục tiêu đào tạo. Việc đánh giá trong đào tạo theo năng lực phải được thực hiện theo tiêu chí (Criteria Referenced Assessment), nghĩa là nó đo sự thực hiện hay thành tích của một cá nhân người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí và chuẩn chứ không liên hệ so sánh với sự thực hiện hay thành tích của người khác. Theo lý thuyết phát triển năng lực, trọng tâm đánh giá không phải tái hiện tri thức mà là khả năng vận dụng và giải quyết vấn đề thực tiễn.

(5) Tổ chức quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực:

Xây dựng đầy đủ các căn cứ pháp lý như quy chế, quy định, quy trình hướng dẫn để làm cơ sở phục vụ công tác quản lý; đồng thời để người học biết được cách thức đạt mục tiêu học tập. Cụ thể hóa CTĐT thành bản kế hoạch tổng thể cho một khóa đào tạo kèm theo các điều kiện tối thiểu để việc tổ chức đào tạo được chủ động và người học cũng có thể chủ động về tiến trình học tập của mình tùy theo nhịp độ và nguyện vọng của từng người.

Thống nhất phối hợp giữa đơn vị tổ chức đào tạo và các đơn vị phục vụ đào tạo để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho đào tạo theo năng lực như trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, thư viện,…

Tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo đúng quy định để tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ giảng viên và người học, qua đó có những đánh giá và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học đạt mục tiêu đào tạo.

1.4.2. Định hướng xác định nội dung đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực

Đào tạo theo tiếp cận năng lực nhằm phát triển năng lực cho người học. Nên không chỉ chú ý tích cực hóa người học về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ người dạy – người học theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Theo đó, nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực. Và theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Đào tạo theo năng lực thực hiện (Competency Based Training) là đào tạo và đánh giá kết quả học tập theo những tiêu chuẩn năng lực thực hiện qui định cho một khóa học, môn học. Các chuẩn đầu ra luôn luôn được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch chương trình đào tạo, thực hiện quá trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập.

Bảng 1.1. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực


Học nội dung - chuyên môn

Học phương pháp

- chiến lược

Học giao tiếp - xã hội

Học tự trải nghiệm

- đánh giá

- Các tri thức chuyên môn (các khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ…);

- Các kĩ năng chuyên môn;

- Ứng dụng, đánh giá chuyên môn

- Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc;

- Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin;

- Các phương pháp chuyên môn

- Làm việc trong nhóm;

- Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội;

- Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột.

- Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu;

- Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân;

- Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa, lòng tự trọng…

Năng lực chuyên môn

Năng lực phương pháp

Năng lực xã hội

Năng lực cá thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 8


Nội dung chủ yếu của đào tạo theo tiếp cận năng lực chính là việc dạy và học các năng lực để khi được công nhận hoàn thành quá trình đào tạo người học làm được trọn vẹn một nhiệm vụ hoặc công việc như thực tế lao động sản xuất. Như vậy, nội dung này đã thay thế hoàn toàn cho kiểu nội dung các chương, bài, mục... trong đào tạo truyền thống trước đây.

Nội dung của đào tạo theo tiếp cận năng lực chính là sự tích hợp của hệ thống tri thức khoa học, kỹ thuật, phương pháp liên quan đến nghề nghiệp; hệ thống kỹ năng về nghề nghiệp; hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống tri thức về thái độ đối với nghề nghiệp bảo đảm cho người học có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn sản xuất. Ngoài hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, nội dung đào tạo phải bao gồm kỹ năng mềm như các hoạt động rèn luyện, phương pháp tư duy, tìm tòi trí thức mới vừa mang

tính cơ bản, vừa mang tính chuyên sâu.

Bảng 1.2. So sánh giữa đào tạo theo TCNL và đào tạo truyền thống


STT

Tiêu chí

Đào tạo theo TCNL

Đào tạo truyền thống


1


Triết lý

Tạo khả năng và cơ hội cho người học tìm kiếm và tự tạo việc làm khi hoàn thành

NLTH

Phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và khả năng lao động

cho người học


2


Mục tiêu

Người học đạt được các mục tiêu cụ thể của NLTH theo chuẩn quy định để thích

ứng với nghề nghiệp

Người học có được hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện với các mục tiêu khái

quát


3

Căn cứ

xác định nội dung

Dựa trên kết quả phân tích

nghề, phân tích công việc của người hành nghề

Dựa trên triết lý đào tạo,

lôgic khoa học và lôgic nhận thức của người học


4

Cấu trúc nội dung

Dựa vào các NLTH hình

thành mô đun tích hợp lý thuyết và thực hành

Dựa vào nội dung truyền

đạt hình thành hệ thống môn học với các chương, bài

5

Nhịp độ

dạy học

Theo nhịp độ cá thể

Theo nhịp độ của nhóm, lớp


6


Địa điểm, thời gian

Học nhiều trong thực địa, thực tế với thời gian tùy chỉnh dựa vào sự thực hiện của cá thể người học

Học chủ yếu ở trong trường (hạn chế về kinh nghiệm thực tế) với thời gian cố định theo niên chế

với nhóm, lớp


7

Phương pháp

Học với sự trợ giúp của

người hướng dẫn và phương tiện hỗ trợ

Chủ yếu tiếp thu “một

chiều” thông qua thuyết trình, trình diễn…


8

Cơ sở đánh giá

Các tiêu chí khách quan theo chuẩn nghề nghiệp

Các tiêu chí chủ quan của người được giao nhiệm vụ

xây dựng hệ thống đánh giá

9

Cách thức

đánh giá

Đánh giá theo chuẩn NL

Đánh giá theo chuẩn tương

đối giữa người học với nhau


10

Kết quả

đánh giá đầu ra


NL của người học đạt được


Điểm xếp hạng

Một số nguyên tắc khi xác định nội dung đào tạo theo tiếp cận năng lực:

- Ngoài một số môn học riêng, nội dung đào tạo phải có sự tích hợp giữa các khối kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành theo các mô đun trong chương trình nhằm hình thành các năng lực theo chuẩn nghề nghiệp cho người học.

- Nội dung đào tạo phải có phần cứng và phần mềm, có các mô đun bắt buộc và mô đun tự chọn, các mô đun này có thể thay đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu thay đổi của kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất và TTLĐ.

- Nội dung đào tạo cần đan xen kết hợp các kỹ năng mềm phù hợp với nghề nghiệp để người học sau khi tốt nghiệp chẳng những hành nghề được mà còn có ý chí, năng lực tự học, tự bồi dưỡng liên tục để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nội dung đào tạo phải bảo đảm sự đánh giá kết quả học tập theo năng lực một cách liên tục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau; kết hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, tạo điều kiện và cơ hội cho HS được bình đẳng trong đánh giá.

1.4.3. Quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực

Hiện nay, đào tạo theo tiếp cận năng lực người học được xem là chìa khóa để đổi mới giáo dục đại học. Quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, đó là:

(1) Xác định hệ thống năng lực

Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo. Thiết kế và thực hiện chương trình theo hướng phát triển năng lực cần phải nhất quán từ hệ thống năng lực, mục tiêu, chuẩn năng lực, đặc điểm của các năng lực, kết quả cần đạt về năng lực và tiêu chí đánh giá các năng lực.

(2) Xác định năng lực ở từng học phần trong chương trình đào tạo

Khi xây dựng chương trình học phần (đề cương chi tiết học phần), ngoài việc đưa ra mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) cần thể hiện rõ mối

quan hệ giữa nội dung giảng dạy với năng lực mà người học cần đạt được.

Ví dụ: về cách xây dựng mối quan hệ này đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điện dân dụng và công nghiệp ở học phần An toàn điện

Bảng 1.3. Quan hệ giữa nội dung giảng dạy với năng lực cần đạt được khi kết thúc học phần An toàn điện‌


TT

Nội dung

Các năng lực

Ghi chú

1

Trang bị các kiến thức về an toàn lao động nói chung và an toàn điện nói riêng. Từ đó, sinh viên áp dụng các phương pháp an toàn nhằm bảo vệ con người và tài sản.

- Thu nhận thông tin (bảo hộ lao động và vệ sinh lao động, an toàn điện…)

- Xử lý thông tin (phân tích an toàn trong các mạng điện; bảo vệ nối đất; bảo vệ nối dây trung tính; bảo vệ chống xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp; ảnh hưởng của trường điện từ và đề phòng tĩnh điện; dụng cụ, phương tiện cần thiết cho an toàn điện, cấp cứu

người khi bị điện giật.)

NL cụ thể


NL chung (giải quyết vấn đề)

2

Đây là cơ sở để tổ chức triển khai đào tạo, đo lường và đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn năng lực đầu ra đối với mỗi học phần cũng như toàn bộ chương trình đào tạo

(3) Thiết kế nội dung học phần theo tiếp cận năng lực

Từ kết quả xác định năng lực ở từng học phần dựa vào yêu cầu khả năng/kỹ năng mà người học cần đạt được để thiết kế nội dung học phần theo từng mô đun.

(4) Đổi mới phương pháp giảng dạy theo tiếp cận năng lực

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí