Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 2

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đầu tiên, Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý thị trường vốn để chỉ rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường vốn trong nền kinh tế. Cùng với đó đưa ra các khái niệm, nội dung các tiêu chí đánh giá xoay xung quanh hiệu quả quản lý thị trường vốn. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu quản lý thị trường vốn tại Singapore, Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thị trường vốn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, dựa theo thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (bao gồm: tổ chức; mô hình quản lý; vai trò chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý) để thấy rõ được thực trạng cơ chế giám sát thị trường vốn Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tổng hợp được những kết quả đã đạt được trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với quản lý thị trường vốn Việt Nam. Từ đó, chỉ ra một số vấn đề còn bất cập, hạn chế hiện nay cũng như tìm hiểu được những nguyên nhân sâu xa, nội hàm liên quan.

Qua phân tích dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Luận văn đưa ra các phương hướng, quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như: hoàn thiện môi trường pháp lý; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn; hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra và xử phạt; hoàn thiện cơ chế phối hợp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý.



1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm phát triển, thị trường tài chính Việt Nam đã hình thành và phát triển rõ nét. Nhằm mục đích tạo kênh dẫn vốn hữu hiệu cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam đã phân tách thành hai cấu phần chính là thị trường vốn (hay thị trường vốn) và thị trường tiền tệ (hay thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng). Tuy nhiên, do nhu cầu cần vốn đầu tư lớn để phát triển nền kinh tế đang tạo áp lực và thúc đẩy tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng ở mức khá nóng, điều này vô cùng đáng lo ngại. Chính sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín dụng trong điều kiện khả năng kiểm soát của Chính phủ còn hạn chế, cộng với các khiếm khuyết nội sinh vốn có và còn tồn đọng cơ chế kinh tế cũ, đã làm cho thị trường tín dụng đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, thiếu tính ổn định và phát triển chưa thực sự lành mạnh. Do đó, tập trung phát triển thị trường vốn là việc vô cùng cấp bách. Tuy thị trường vốn (thị trường vốn) Việt Nam đang trên con đường phát triển nhưng cũng còn nhiều bất cập, tiềm ẩn rủi ro trong vận hành và quản lý.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, sau khi thị trường vốn Việt Nam hình thành và đi vào hoạt động một thời gian thì cơ quan quản lý Nhà nước mới xây dựng khung pháp lý để kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động trên thị trường. Cụ thể ngày 11/07/1998 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường vốn. Sau 05 năm thi hành, Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc quản lý và đã được thay thế bởi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP mang tính đồng bộ đối với các hoạt động như phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, xử lý vi phạm... Tuy nhiên, việc thay thế bằng một Nghị định khác chưa làm cho thị trường vốn Việt Nam có nhiều chuyển biến mang tính bứt phá và đến ngày 03/01/2020 Chính phủ đã ban hành văn bản bãi bõ các nội dung liên quan. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do văn bản được xây dựng trước khi thị trường vốn đi vào hoạt động và tại thời điểm đó các cơ quan Nhà nước chưa có kinh nhiệm trong việc vận hành, quản lý thị trường. Trước yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật về chứng khoán và khắc phục mâu thuẫn với các văn bản pháp luật có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


liên quan, vấn đề đặt ra là cần xây dựng cơ chế vận hành, quản lý sao cho thị trường vốn được hoạt động đồng bộ, thống nhất và được tối ưu hóa trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 2

Bên cạnh đó, đối với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là quốc gia có thị trường vốn mới nổi như Singapore, Trung Quốc thì chìa khóa để mở ra cánh cửa cách mạng công nghiệp 4.0 chính là công nghệ thông tin dựa trên sự phát triển của mỗi quốc gia. Thực tiễn cho thấy: công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển của thị trường vốn. Dần dần, việc sử dụng công nghệ thông tin trở thành nhu cầu tất yếu đối với các hoạt động nghiệp vụ quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, góp phần hình thành Chính phủ số. Quay trở lại thực trạng Việt Nam hiện nay, bước tiến trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý, giám sát thị trường vốn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước là vấn đề cấp thiết, quyết định chiều hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời, với mục tiêu quan trọng nâng hạng thị trường vốn Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi thì cần nhiều nỗ lực và không thể không nhắc đến sự phát triển của thị trường vốn gắn với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Những bất cập, yếu kém trong việc quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay ngày càng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Vì vậy, nhà nước tiếp tục chỉnh sửa các quy định liên quan đến các hoạt động của thị trường vốn phù hợp với tình hình phát triển mới nhằm mục đích thiết lập thêm các cơ chế hỗ trợ thanh khoản và hình thành khung pháp lý, qua đó thúc đẩy nhu cầu đầu tư dài hạn trên thị trường tài chính nói chung. Ngoài ra, bối cảnh hội nhập thị trường tài chính quốc tế sẽ làm tăng tính cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, điều này đòi hỏi thị trường vốn Việt Nam phải bắt kịp sự phát triển kinh tế của các quốc gia khác thông qua công tác nâng cao hiệu quả quản lý trong các giai đoạn tiếp theo.

Vấn đề đặt ra là phải tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc quản lý thị trường vốn như thế nào để trở thành kênh dẫn vốn tối ưu nhất cho nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình là: Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.


2. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lí luận về hoạt động quản lý thị trường vốn và phân tích thực trạng của hoạt động quản lý thị trường vốn Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới, gắn với bối cảnh CMCN 4.0.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Hiện nay trong nước đã có những đề tài nghiên cứu một số khía cạnh liên quan đến chủ đề “công tác quản lý thị trường vốn trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.” Điển hình là đề tài: “Cơ chế quản lý đối với các công ty chứng khoán trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Vụ Quản lý kinh doanh trực thuộc Ủy Ban chứng khoán Nhà nước là đơn vị chủ trì nghiên cứu. Đề tài này đã nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động của thị trường vốn nói chung, cũng như những tác động đến hoạt động của công ty chứng khoán nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã chỉ ra một số điểm vướng mắc cần tháo gỡ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động thị trường vốn được chỉ rõ liên quan đến hạ tầng cơ bản, hạ tầng kỹ thuật, phòng chống rửa tiền, bảo mật thông tin và bảo vệ khách hàng. Đồng thời, nghiên cứu này cũng phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra với các công ty chứng khoán trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh trong bối cảnh sự thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính đã trở thành xu hướng phổ biến. Từ đó, đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường quản lý, giám sát hoạt động công ty chứng khoán trong điều kiện thị trường thay đổi do cuộc cách mạng 4.0 tạo ra và định hướng phát triển công nghệ hỗ trợ cho phát triển dịch vụ thị trường vốn. Tuy rằng, các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường xoay quanh các nội dung: hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ giao dịch, xây dựng khung khổ pháp lý và quản lý phù hợp, cách thức quản lý,giám sát, công tác cấp phép và cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo (với các hình thức cụ thể gồm trung tâm đổi mới sáng tạo - “innovation hub”, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp – “accelerators” và khung pháp lý thử nghiệm – “relulatory sandbox”); nhưng phạm vi áp dụng và thực hiện còn bị giới hạn và mới chỉ tập trung vào công ty chứng khoán. Do vậy chưa làm nổi bật được sự tương thích, tính đồng bộ trong cơ chế


quản lý chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: Bộ Tài Chính, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước với các tổ chức tự quản như: Sở giao dịch chứng khoán (HNX, HOSE) và các công ty chứng khoán.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nay trong nước cũng có những chuyên đề nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đối với công tác quản lý tại Việt Nam. Điển hình là chuyên đề “Tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đối với ngành quản lý quỹ Việt Nam” đã được Vụ Quản lý quỹ trực thuộc Ủy Ban chứng khoán Nhà nước chủ trì thực hiện năm 2018. Với mục tiêu làm rõ những nội dung mà Fintech đã, đang và sẽ tác động đến lĩnh vực quản lý thị trường vốn thông qua kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới về việc triển khai ứng dụng công nghệ cao để từ đó đánh giá cơ hội và thách thức mà Fintech sẽ mang lại trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Tuy rằng, chuyên đề này đã làm rõ được vai trò quan trọng của Fintech trong công tác quản lý thị trường vốn, nhưng những khuyến nghị được đề xuất mới chủ yếu xoay quanh vấn đề liên quan đến việc triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ cao nhằm mục đích tự động hóa các công đoạn trung gian mà chưa làm nổi bật được tính năng giám sát, thanh tra – những tính năng góp phần lớn trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam.

Ở nước ngoài, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề quản lý thị trường vốn đã được viết thành sách. Chẳng hạn như quyển “Quản lý thị trường vốn” của tác giả V.A. Avadhani, do Nhà xuất bản Himalaya tái bản lần thứ tư năm 2011. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu công tác quản lý thị trường vốn và có nhắc đến vai trò của việc xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến chất lượng dịch vụ, cũng như góp phần kiểm soát chi phí và hiệu quả. Tuy nhiên, xét về góc độ kinh doanh thì dường như hệ thống công nghệ được tác giả nhắc đến ở đây chủ yếu gắn liền với khả năng huy động dòng tiền từ thị trường vốn hơn là gắn liền với công tác quản lý Nhả nước hay các tổ chức tự quản.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này, em đã gặp không ít khó khăn vì đây là một một đề tài phức tạp mà các tài liệu trong nước chưa đề cập chuyên


sâu đến công tác nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn được gắn liền với cách mạng công nghiệp 4.0. Ở một khía cạnh khác, thị trường vốn Việt Nam tuy đã đi vào hoạt động khoảng 20 năm nhưng vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc, cũng như các cơ quan Nhà nước vẫn đang phải phân công lại các nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác quản lý, dẫn đến việc áp dụng hạ tầng công nghệ còn sơ sài và rời rạc.

Luận văn này đặt ra vấn đề nghiên cứu quản lý thị trường vốn tại quốc gia Singapore, Trung Quốc gắn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, đưa ra những điểm mới của Luận văn, chẳng hạn như, rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam mang tính hệ thống, đồng bộ trong cơ chế quản lý từ các cơ quan Nhà nước cho đến các tổ chức tự quản. Đồng thời, Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn Việt Nam nói chung và điển hình là công tác giám sát, thanh tra gắn liền với hạ tầng công nghệ cao nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý thị trường vốn Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về thị trường vốn, hiệu quả quản lý thị trường vốn, thực trạng trong việc quản lý, giám sát thị trường vốn Việt Nam của các cơ quan chức năng hiện nay; bao gồm HOSE, HNX và UPCOM. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn tại Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.

Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay.


5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như: Phương pháp tổng hợp, quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp mô tả so sánh, phương pháp phân tích. Đồng thời có kết hợp sử dụng Phương pháp phân tích các mô hình quản lý thị trường vốn của các quốc gia trong cùng khu vực, trên thế giới để đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả quản lý thị trường vốn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6. Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như làm rõ các khái niệm quản lý thị trường vốn và đưa ra các tiêu chí được coi là hiệu quả trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước và tổ chức tự quản. Đồng thời, so sánh cách thức quản lý thị trường vốn tại quốc gia Singapore và Trung Quốc gắn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn. Bên cạnh đó, việc so sánh thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay để chỉ rõ các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn. Qua đó, đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

7. Điểm mới của luận văn

- Đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thị trường vốn, từ đó tạo cơ sở để so sánh, đối chiếu thực trạng kết quả quản lý trường vốn Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu thực trạng quản lý thị trường vốn của quốc gia Singapore, Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác quản lý thị trường vốn gắn với công nghệ thông tin.

- Chỉ rõ cả các tiêu chí đã đạt được được và chưa đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn. Từ đó, có được góc nhìn tổng quan về thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay.


- Đưa ra những quan điểm và các khuyến nghị phù hợp, cần thiết nhằm nâng cao hiệu quản lý thị trường vốn dựa trên cơ sở định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam gắn liền với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam gắn liền với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý thị trường vốn

Chương 2: Thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí