Đảng Lãnh Đạo Bảo Đảm Kinh Phí, Phát Triển Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật, Công Nghệ Cho Báo Điện Tử


Có thể nói rằng, việc cung cấp thông tin toàn diện, chính xác, kịp thời cho báo điện tử là bảo đảm cho báo điện tử hoạt động vừa phong phú, đa dạng, vừa đúng định hướng chính trị trong mọi hoàn cảnh.

2.2.2.7. Đảng lãnh đạo bảo đảm kinh phí, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ cho báo điện tử

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển báo điện tử ở Việt Nam, các báo điện tử rất cần sự quan tâm lãnh đạo và giúp đỡ của các cấp ủy đảng.

Về kinh phí và cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với các báo trực thuộc Trung ương thì Văn phòng Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ TT-TT, Bộ Công an chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện cho báo điện tử hoạt động tốt nhất. Đối với các báo của bộ, ngành, cấp ủy, lãnh đạo ngành quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện để báo điện tử hoạt động có hiệu quả. Các báo điện tử cần được tạo điều kiện cấp vốn đầu tư cơ bản cho dự án công nghệ thông tin để chuyển đổi công nghệ từ sử dụng dạng Web tĩnh sang sử dụng dạng Web động, kết hợp với công nghệ âm thanh, hình ảnh studio, video, nhằm từng bước phát huy thế mạnh đa phương tiện của một tờ báo điện tử là tích hợp và tổng hợp cả ba loại hình báo, phổ biến - báo in, báo nói, báo hình.

Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra đường lối, chủ trương phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật cho báo điện tử. Ở địa phương, ngành, cấp ủy chỉ đạo chính quyền, lãnh đạo việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thành cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện về việc cấp kinh phí cho báo điện tử hoạt động, đồng thời đầu tư về cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, nhất là những phương tiện hiện đại, đi đôi với việc tạo điều kiện về địa điểm, trụ sở làm việc.

Trong nội bộ Đảng, BBT chỉ đạo các cơ quan chức năng của Đảng, như Văn phòng Trung ương, văn phòng cấp ủy tham mưu xây dựng kế hoạch dự toán, cấp kinh phí phục vụ hoạt động thường xuyên và đột xuất cho báo điện tử do Đảng quản lý, đồng thời chỉ đạo các cơ quan này phối hợp với các cơ quan liên quan tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của báo điện tử.


2.2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử

Để lãnh đạo báo chí có hiệu quả, cùng với nội dung lãnh đạo đúng, các cấp ủy và tổ chức đảng còn cần có phương thức lãnh đạo thích hợp. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo điện tử vừa tuân thủ phương thức lãnh đạo chung của Đảng, vừa là những cách thức lãnh đạo cụ thể, phù hợp với đặc trưng của đối tượng lãnh đạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

2.2.3.1. Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và định hướng lớn đối với báo điện tử

Lãnh đạo bằng nghị quyết, chỉ thị là phương thức quan trọng nhất trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn” [58, tr.88]. Trong điều kiện cầm quyền, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng là cơ sở để các cơ quan nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa thành các chủ trương, kế hoạch, chính sách, luật pháp... Các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về báo điện tử trở thành cơ sở để Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm của Đảng nhằm thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo điện tử.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay - 9

Việc Đảng đề ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận đề cập đến báo điện tử là thể hiện sự quan tâm lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đội ngũ những người làm báo điện tử, động viên, cổ vũ họ tích cực thực hiện nhiệm vụ, để các cơ quan báo điện tử thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân.

Trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về báo điện tử, điều quan trọng là đánh giá kết quả lãnh đạo báo điện tử của Đảng và chất lượng chính trị, văn hóa và khoa học của báo điện tử trong thời gian trước đó, có kết luận về tác dụng của các biện pháp, các công cụ đã áp dụng, trong đó cái gì phù hợp, cái gì không phù hợp. Việc đánh giá cần chỉ ra trách nhiệm của các cơ quan, các tổ chức, song đây không phải là mục đích chủ yếu, mà quan trọng là rút ra được kinh nghiệm và đề ra phương hướng công tác mới phù


hợp, tạo được tinh thần tin tưởng và cởi mở trong các cơ quan báo điện tử, tạo điều kiện cho báo điện tử phát triển mạnh mẽ và đúng định hướng.

Nghị quyết của Đảng định ra những yêu cầu, đòi hỏi báo điện tử phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước; đồng thời, báo điện tử phải phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương những phong trào thi đua yêu nước, tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội và chống “diễn biến hòa bình”, góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo điện tử.

Khi Đảng đề ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận đối với báo điện tử đúng, trúng và kịp thời, các cấp ủy, ban, ngành, đoàn thể sẽ quán triệt, đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để cụ thể hóa nghị quyết ở đơn vị mình, trong đó có sự vận dụng cho phù hợp với tình hình, điều kiện của cơ quan, đơn vị.

2.2.3.2. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua phát huy và vai trò quản lý của Nhà nước

Trong điều kiện cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước. Trong lĩnh vực báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, vai trò quản lý nhà nước đối với báo điện tử là rất quan trọng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành luật, văn bản pháp quy, lập kế hoạch và kiểm tra công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, để các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở đó chỉ đạo, quản lý báo điện tử. Thông qua các tổ chức đảng, cơ quan tham mưu của mình và cán bộ, đảng viên trong cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với cơ quan quản lý báo điện tử. Để Nhà nước thực hiện đầy đủ vai trò quản lý đối với báo điện tử cần có sự lãnh đạo, định hướng của Đảng; đồng thời, Đảng kiểm tra hoạt động của tổ chức đảng và đảng


viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử. Do đó, Đảng phải đề ra chủ trương, đường lối và lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng thành Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật, các chương trình, kế hoạch công tác của Nhà nước, quy định chức năng, nhiệm vụ và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử chỉ đạo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, qua đó phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện chỉ đạo, quản lý đối với báo điện tử, đồng thời để báo điện tử hoạt động theo đúng định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật.

Chỉ thị số 22-CT/TW của BCT đã chỉ cụ thể hơn sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc lãnh đạo quản lý báo chí, Ban TT-VH Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin dựa trên dự kiến quy hoạch tổng thể báo chí, xuất bản đến năm 2000 và những năm tiếp theo để kiểm tra, xem xét cụ thể và chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân trong thời kỳ mới, không để xảy ra tình trạng tự phát.

Cùng với những nội dung quản lý nhà nước về báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng được cụ thể hóa từ quan điểm của Đảng, Trung ương cũng xây dựng và tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo điện tử; Bộ TT-TT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo điện tử.

Từ quan điểm báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước cụ thể hóa thành nội dung quản lý nhà nước về báo điện tử, bảo đảm cho báo điện tử hoạt động theo đúng định hướng của Đảng.

2.2.3.3. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tổ chức, cán bộ, phóng viên, thông qua tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơ quan báo điện tử, cơ quan tuyên giáo, hội nhà báo, các cơ quan chủ quản


Nói tổ chức đảng trong các cơ quan báo điện tử và HNB là nói tới tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong các cơ quan báo điện tử, tới cấp ủy đảng trong các cấp HNB. Cùng với hệ thống quan điểm báo chí của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng đối với các vấn đề cụ thể, hằng ngày dựa vào chính các TCCSĐ và đảng viên trong cơ quan báo điện tử và trong các cấp HNB. Nếu không có tổ chức đảng trong các cơ quan đó thì sự lãnh đạo của Đảng sẽ trở nên chung chung, không có người trực tiếp thực hiện. Sự có mặt của tổ chức đảng trong cơ quan báo điện tử và các cấp HNB là điều kiện để Đảng triển khai sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và kịp thời đối với cơ quan báo điện tử. Các tổ chức này có điều kiện trực tiếp lĩnh hội quan điểm của Đảng, tham gia vào quá trình hình thành các quyết định của cơ quan báo, tổ chức Hội trong hoạt động và công tác.

Mỗi báo điện tử có thật sự là báo chí cách mạng hay không, hoạt động có hiệu quả và đúng theo quan điểm, đường lối của Đảng hay không phụ thuộc phần lớn vào cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ quan báo đó. Do đó, Đảng phải không ngừng lãnh đạo các tổ chức đảng nâng cao năng lãnh đạo, sức chiến đấu để các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan báo điện tử thực sự trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, các cấp ủy đảng phát huy sức mạnh của cán bộ, đảng viên; mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan báo điện tử phải thực sự là hạt nhân, gương mẫu trong các phong trào và thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đảng lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan báo điện tử. Bố trí cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng tại các tổ chức đảng, trong đó có tổ chức đảng ở báo điện tử. Vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ thể hiện ở chỗ ra nghị quyết, chỉ thị, mà còn ở việc bố trí những người nhận thức đúng, thông suốt và có khả năng chấp hành, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, có năng lực làm báo vào những cương vị nhất định, nhất là những người đứng đầu cơ quan báo.


Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng việc Đảng chỉ đạo thành lập tổ chức đảng, giới thiệu cán bộ, đảng viên để bổ nhiệm vào các cơ quan báo điện tử, trong các cấp HNB, gắn quá trình thực hiện nghĩa vụ của công chức, viên chức nhà nước, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, hội viên với thực hiện nhiệm vụ của Đảng. TCCSĐ trong cơ quan báo điện tử có nhiệm vụ lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân viên quán triệt và tuyên truyền chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò tích cực, chủ động đóng góp ý kiến vào việc xác định và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của cơ quan, tham gia kiện toàn xây dựng tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, đấu tranh chống tiêu cực, kiểm tra đảng viên là tổng biên tập trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và tiến hành công tác tổ chức, cán bộ trong cơ quan.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu” [58, tr.89]. Để lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, với đặc thù nghề nghiệp báo chí, nếu không bố trí đúng người đứng đầu thì sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử sẽ hạn chế. Nếu chỉ thông qua các cơ quan tham mưu, quản lý báo điện tử ở Trung ương, ngành thì khó hoàn thành sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo điện tử.

Đảng đoàn HNB Việt Nam do BBT quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động. Đảng đoàn HNB lãnh đạo Ban Chấp hành, Ban Thường vụ HNB làm tốt chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, củng cố tổ chức và đoàn kết nội bộ, động viên, giúp đỡ tổ chức hội và hội viên thực hiện nhiệm vụ chính trị; bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hội viên; chăm lo đào tạo thế hệ nhà báo trẻ.


Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử thông qua tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong cơ quan báo điện tử phải bảo đảm tính thường xuyên, liên tục, sâu sát, kịp thời, hiệu quả.

2.2.3.4. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục

Cùng với các phương thức lãnh đạo khác, Đảng luôn coi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, được Đảng quan tâm, sử dụng. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục giúp các cấp ủy đảng, các bộ, ngành, địa phương quán triệt, nắm bắt, hiểu và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển báo điện tử, đồng thời giúp các tầng lớp nhân dân, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, phóng viên, những người làm báo, đặc biệt là độc giả của báo điện tử trong nước, cũng như ở nước ngoài hiểu và đồng thuận với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc đánh giá sử dụng, truy cập và định hướng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về cơ chế, chính sách để phát triển báo điện tử.

Có những tin, bài, hình ảnh, clip có nội dung báo điện tử dự định đăng, nhưng cơ quan lãnh đạo xét thấy không nên đăng thì phải thuyết phục báo điện tử không đăng; ngược lại, có thể báo điện tử ngại đăng các tin, hình ảnh, đoạn băng chính trị vì sợ bị cho là khô cứng, không phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan báo điện tử, cơ quan lãnh đạo đảng phải giải thích, thuyết phục để báo điện tử đăng...

Trong cơ quan báo điện tử có nhiều phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nhân viên không phải là đảng viên, nên cấp ủy đảng phải tuyên truyền, thuyết phục họ thực hiện những nhiệm vụ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của tổ chức đảng, nhất là thực hiện nhiệm vụ viết, biên tập tin, bài có tính chất chính trị.


2.2.3.5. Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, tuyên giáo, Hội Nhà báo, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử

Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng được tiến hành ngay từ quá trình xây dựng nghị quyết và trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết nhằm tăng tính đúng đắn, chính xác của chủ trương, đường lối do Đảng đề ra. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, tuyên giáo, HNB, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử, Đảng phát huy những ưu điểm, thành tựu trong tổ chức hoạt động của Đảng; phát hiện, uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần vào việc củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng.

Do công tác kiểm tra, giám sát cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, nên kiểm tra, giám sát không chỉ là khâu cuối cùng của lãnh đạo, mà nó còn xuyên suốt từ đầu đến cuối toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng. Với báo điện tử, Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên qua công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung quan trọng: kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo điện tử; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung chính trị, tư tưởng của cơ quan báo điện tử và nhà báo; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo điện tử; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của cơ quan báo điện tử. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với báo điện tử được tiến hành đồng bộ với thanh tra của Nhà nước, tạo sự thống nhất giữa lãnh đạo và quản lý, giữa định hướng chính trị và việc chấp hành các quy định cụ thể.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí