Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 6

Bên cạnh khái niệm năng lực, tác giả cũng nghiên cứu tìm hiểu khái niệm “Khung năng lực” cũng là khái niệm quan trọng trong đề tài này.

b) Khung năng lực

"Khung năng lực" có thể là một trong những khái niệm khá mới mẻ với nền công vụ Việt Nam được đề cập đến trong Nghị định số 36/2013/NÐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NÐ-CP. Đây là một bước đi nhằm cụ thể hóa đề án "Ðẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" theo Quyết định số 1557/QÐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012. Nội dung “Khung năng lực” lại được định nghĩa khá ngắn gọn trong Thông tư này là: "Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng gồm các năng lực và kỹ năng phải có để hoàn thành các công việc, các hoạt động nêu tại Bản mô tả công việc ứng với từng vị trí việc làm".

Thực chất, khái niệm về Khung năng lực bắt nguồn từ định nghĩa về năng lực đã được nghiên cứu, áp dụng trong quản lý nhân sự ở cả lĩnh vực công và tư tại nhiều quốc gia. Theo Cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Management) của Mỹ, năng lực được hiểu là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Năng lực có thể phát triển, nâng cao và duy trì thông qua các khóa tập huấn, việc luân chuyển vị trí, kinh nghiệm thực tiễn, quá trình học tập hoặc tự bản thân phát triển. Việc có đạt được cấp độ nào đó của một năng lực được đánh giá thông qua khả năng áp dụng năng lực đó trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau.

Vì thế, Khung năng lực (Competences framework) là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm một cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc.

- Kiến thức (Knowledge): được đào tạo, tự nghiên cứu hoặc tích lũy từ thực tế.

- Kỹ năng (Skill): Khả năng xử lý công việc thực tế thông qua các kỹ năng đã được rèn luyện và thực hiện nhiều lần

- Thái độ (Attitude): Cách nhìn nhận, tư duy về công viêc, nhiệm vụ, đồng nghiệp, cộng đồng.


Hình 1 1 Năng lực ASK theo James Nottingham 2011 Như vậy khung năng lực chính là 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.


Hình 1.1. Năng lực ASK theo James Nottingham (2011)

Như vậy, khung năng lực chính là cơ sở quan trọng cho hoạt động đào tạo, cụ thể là xác định được nhu cầu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo… Hiểu được tầm quan trọng của khung năng lực trong việc triển khai đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật, các trường ĐHĐP hiện nay đang xây dựng những tiền đề cơ bản và bám sát nhất với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật đó chính là mục tiêu và chuẩn đầu ra các CTĐT ngành công nghệ kỹ thuật. Tác giả luận án trích dẫn mục tiêu và chuẩn đầu ra của một số CTĐT ngành công nghệ kỹ thuật đang được đào tạo trong các trường ĐHĐP hiện nay ở phần phụ lục (Phụ lục 8).

1.2.1.2. Tiếp cận năng lực

Tiếp cận theo năng lực (Competence Approach) là hướng tiếp cận hiện đại xây dựng mô hình giáo dục/đào tạo theo năng lực thực hiện (Competence based Training).


Kỹ năng Kiến thức


Thái độ

Năng lực thực hiện


Hình 1.2. Mô hình tiếp cận theo năng lực


Theo đó, kiến thức, kĩ năng, thái độ tích hợp trong chủ thể được giáo dục/đào tạo/bồi dưỡng. Mô hình này rất phù hợp với mục tiêu giáo dục nói chung (giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học) và đặc biệt, mô hình này rất phù hợp với các trường đại học, cơ sở đào tạo nghề. Kết quả đầu ra phải được xem xét đánh giá qua năng lực (xem như mục tiêu) của người học. Từ đó, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đào tạo phải xác định hệ chuẩn đầu ra để có thể đo đạc, lượng hóa chất lượng giáo dục/đào tạo theo tiếp cận năng lực. Như vậy, tiếp cận năng lực được hiểu là nghiên cứu và vận dụng một số lý luận về đào tạo nghề nhằm hình thành năng lực cho người lao động như một triết lý, nguyên tắc, một sợi dây xuyên suốt quá trình đào tạo giúp người học từng bước có được năng lực thể hiện qua hệ thống kỹ năng cốt lõi, kỹ năng chung 53].

Tiếp cận năng lực giúp người học không chỉ học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn đời sống. Khi tổng kết các lý thuyết về tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển,

Paprock (1996) [105] đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này, đó là:

1. Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm

2. Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách

3. Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật

4. Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động

5. Các tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõ ràng.

Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu thế của tiếp cận dựa trên năng lực là (Paprock, 1996 [105]; McLagan 1997 [104]; Kerka, 2001[102]):

1. Tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình.

2. Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả (outcomes) đầu ra.

3. Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới kết quả đầu ra: theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân.

4. Tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này là điểm được các nhà hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm nhấn mạnh.

Do những đặc tính và ưu điểm của tiếp cận dựa trên năng lực, các mô hình năng lực và những năng lực được xác định đã và đang được xây dựng, phát triển, và sử dụng như là những công cụ cho việc phát triển rất nhiều chương trình giáo dục, đào tạo và phát triển khác nhau trên toàn thế giới [105].

Như vậy, tiếp cận năng lực là hướng đi đúng đắn cho giáo dục của mọi quốc gia. Mục đích là giúp cho người được giáo dục có các kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản phù hợp với mức năng lực mà người học cần sau một

giai đoạn hay quá trình giáo dục. Trong đề tài này, “tiếp cận năng lực” được hiểu là nghiên cứu và vận dụng có mức độ một số lý luận về đào tạo theo năng lực như triết lý, nguyên tắc và một số nội dung thích hợp của đào tạo theo năng lực trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương

1.2.2. Ngành công nghệ kỹ thuật

Theo Đại Từ điển Bách Khoa Việt Nam, công nghệ là: “Tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ”; Kỹ thuật là: “Phương tiện để phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống; Phương pháp tiến hành.” Thí dụ: Kỹ thuật canh tác… 78].

Theo Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013, tại điều 3 thì "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm" [48].

Các ngành công nghệ kỹ thuật là các ngành khoa học thuộc 2 lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng. Chính vì vậy mà kiến thức của các ngành này liên quan đến các quy luật, định luật, định lý chi phối các hiện tượng của tự nhiên, mặt khác nhiều kiến thức của các ngành này lại mang tính chất ứng dụng nên nhiều mảng kiến thức mang tính kinh nghiệm thực tiễn. Nó đòi hỏi người học các ngành này không chỉ tiếp thu khối lượng lớn kiến thức với mức độ khó cao mà còn đòi hỏi người học phải nắm được các kiến thức và thành thạo các kỹ năng thực hành.

Ngành công nghệ kỹ thuật đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật. Ðây là một bộ phận của lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở một trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tham gia vào các hoạt động công nghệ kỹ thuật. Ðội ngũ nhân lực công nghệ kỹ thuật có nhiều trình độ khác nhau: công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đến kỹ thuật viên, kỹ sư, chuyên gia, nhà khoa

học trình độ đại học và sau đại học.

1.2.3. Đào tạo và quản lý đào tạo

1.2.3.1. Đào tạo

Ðào tạo là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu ở nước ta và có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đào tạo là: “quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó những thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” 77].

Theo Nghị định số 18/2010/NÐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, tại Ðiều 5 giải thích: “Ðào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” [12]. Ðào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức nãng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ nãng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn.

Tác giả Nguyễn Minh Ðường, Nguyễn Ðăng Trụ (2007), trong cuốn Phát triển và quản lý chương trình đào tạo nghề - Tài liệu tập huấn Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề, đã cho rằng: “Ðào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kĩ năng, thái độ... để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả”[26]. Ðào tạo là một quá trình, một hoạt động mang tính phối hợp giữa chủ thể dạy và chủ thể học. Hoạt động này có sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục. Trong hoạt động dạy học, tính chất, phạm vi,

cấp độ, cấu trúc và quy trình được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về đối tượng, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, thời gian đào tạo.

Các tác giả Ðặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ quan niệm: đào tạo là phát triển có hệ thống về kiến thức, kỹ năng, thái độ, mẫu hành vi theo yêu cầu cá nhân, nhằm thực hiện thích đáng một công việc hay một ngành nghề. Như vậy, đào tạo là quá trình làm cho một cá nhân trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định thông qua các hoạt động giảng dạy và học tập gắn liền với việc giáo dục đạo đức, nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nhân lực của thị trường lao động [51].

Từ các cách tiếp cận trên, có thể đưa ra quan niệm về đào tạo như sau: Ðào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể đào tạo, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ

… để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng nghề nghiệp để tìm việc làm và làm việc có chất lượng và hiệu quả.

Trên cơ sở lý luận của đào tạo, tác giả cho rằng: đào tạo theo tiếp cận năng lực là quá trình đào tạo nhằm hình thành lên năng lực thực hiện cho người học để người học hoàn thành những nhiệm vụ và công việc đạt chuẩn quy định trong những điều kiện nhất định thông qua các hoạt động giảng dạy và học tập gắn với việc giáo dục đạo đức, nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nhân lực của thị trường lao động.

1.2.3.2. Quản lý đào tạo

* Quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể bị quản lý trong một môi trường cụ thể bằng những công cụ và phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong định nghĩa trên, cần lưu ý:

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định.

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.

- Quản lý là sự tác động, mang tính chất chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.

- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.

- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại.

Theo tác giả Phan Văn Kha 40] và tác giả Nguyễn Lộc [52], quản lý có 4 chức năng: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Lãnh đạo, chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá.

* Quản lý đào tạo

Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu quản lý đào tạo ở trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng giảng viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Quản lý đào tạo là quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung CTĐT, kết quả nhân cách nghề nghiệp, tri thức về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời cần phải coi trọng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo. Ngày nay, với tiếp cận quản lý theo chất lượng, quản lý đào tạo là hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, [2] quản lý đào tạo có thể được coi là một hệ thống quản lý 10 nhân tố tác động đến đào tạo là: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Lực lượng đào tạo (người dạy); Đối

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí