Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đào Tạo Và Phát Triển Công Nhân Kỹ Thuật Trong Doanh Nghiệp


thừa các lý thuyết đã trình bày ở trên, đặc biệt là 4 mức độ đánh giá theo mô hình của Kirkpatrick, theo tác giả, đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT của DN là đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của công việc về: (i) chủng loại và số lượng CNKT cần thiết, và (ii) kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động mà CNKT có được sau đào tạo cũng như khả năng phát triển, thích ứng với những yêu cầu công việc trong tương lai.

Đánh giá kết quả ĐT&PT về chủng loại và số lượng CNKT cần thiết thường khách quan, định lượng và, vì thế, rất tường minh. Tuy nhiên, phần quan trọng hơn trong đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT là những đánh giá năng lực nghề nghiệp của CNKT sau đào tạo thường phức tạp, nặng về chủ quan, định tính, do vậy, không rõ ràng. Mỗi công việc với mức độ phức tạp nhất định trong SX có những đòi hỏi ở mức độ nhất định về kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động của NLĐ. Sau khi được đào tạo, CNKT sẽ phải có những năng lực thực hành-thực hiện đáp ứng được những đòi hỏi cụ thể này nhằm đảm bảo hoàn thành công việc đạt yêu cầu, đồng thời những hoạt động ĐT&PT ấy phải đem lại cho CNKT khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Do vậy, đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT của DN tức là đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về năng lực thực hành-thực hiện công việc của các CNKT đã qua đào tạo và khả năng phát triển trong tương lai của CNKT. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về năng lực nghề nghiệp của CNKT sau đào tạo cần tập trung theo bốn khía cạnh sau đây:

- Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về kiến thức: thể hiện ở những hiểu biết, kiến thức liên quan đến công việc và cần thiết cho thực hiện công việc của NLĐ.

- Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng: thể hiện sự thành thạo các thao tác, các hoạt động tác nghiệp thuộc công việc, các kỹ năng lao động của người công nhân.

- Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về hành vi, thái độ lao động: thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động

- Khả năng phát triển nghề nghiệp: khả năng phát triển về chuyên môn, trở thành công nhân lành nghề ở các bậc cao hơn, trở thành GVDN hoặc thăng tiến ở các vị trí quản lý.

Trong luận án này, để đo lường một cách định lượng những chỉ tiêu định tính kể trên, tác giả sử dụng thang đo Likert (thang đo 5 mức độ) để người đánh giá cho ý kiến về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của CNKT sau đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng phát triển nghề nghiệp. Mức độ đánh giá càng cao về tiêu chí nào thể hiện kết quả hoạt động ĐT&PT CNKT của DN càng tốt ở khía cạnh đó. Nếu tất cả 4 tiêu chí đều được đánh giá cao cho thấy hoạt động ĐT&PT CNKT của


DN là tốt và đồng đều. Nếu kết quả đánh giá ở chỉ tiêu nào đó thấp sẽ là vấn đề đáng quan tâm để tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT có thể bao gồm: đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên ngoài. Với đánh giá nội bộ, người đánh giá là những người tham gia vào hoạt động đào tạo như cán bộ chuyên trách về NNL và đào tạo, giáo viên dạy nghề chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, và do người học tự đánh giá. Đánh giá từ bên ngoài là lấy ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động, người quản lý các cấp, những người sử dụng các sản phẩm đào tạo. Các kết quả cho từng tiêu chí theo ý kiến của các nhóm chủ thể đánh giá sẽ cho cái nhìn toàn diện và chi tiết về hoạt động ĐT&PT CNKT của DN trong từng giai đoạn nhất định.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội - 7

Nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN cần đánh giá được kết quả ĐT&PT CNKT của toàn DN và đánh giá được tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động này. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ĐT&PT CNKT của DN có thể chia thành 3 nhóm lớn: (i) các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai ĐT&PT CNKT trong DN, (ii) các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT, và (iii) các tác động từ môi trường bên ngoài. Thông thường, DN phản ứng thụ động với các tác động từ môi trường bên ngoài, hoặc chỉ có thể cố gắng tận dụng các cơ hội cho các hoạt động SXKD và giảm bớt các tác động không mong muốn. DN cũng không dễ dàng kiểm soát các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT mà chỉ có thể dùng các tác động quản lý để nâng cao năng lực của họ mà thôi. Do vậy, hai nhóm yếu tố: tác động từ môi trường bên ngoài và cá nhân người CNKT mang tính chất khách quan với DN. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT trước hết phụ thuộc vào chủ trương, chính sách cũng như sự quan tâm của DN. Vì thế, DN có thể chủ động kiểm soát và hoàn thiện việc thiết kế- triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT nhằm nâng cao kết quả đào tạo.

1.3.1. Các yếu tố thuộc về thiết kế - triển khai hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc về thiết kế -triển khai ĐT&PT CNKT trong DN bao gồm: (i) xác định nhu cầu đào tạo, (ii) các phương pháp đào tạo được lựa chọn, (iii) chất lượng giáo viên dạy nghề, (iv) chính sách và sự quan tâm của DN, và (v) tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo. Đây cũng đồng thời là các nội dung tổ chức ĐT&PT CNKT trong DN đã được trình bày chi tiết trong mục 1.2. Luận án trước hết đi sâu tìm hiểu từng nội dung này trong quá trình ĐT&PT CNKT trong DN.



Đánh giá

vấn đề Thiết kế

Triển khai

Đánh giá kết quả ĐT&PT

Các phương pháp đào tạo

Chất lượng GVDN

Các yếu tố thuộc về cá nhân CNKT

Tuổi

Giới tính

Thâm niên

Trình độ lành nghề

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về:

Kiến thức

Kỹ năng

Hành vi

Khả năng phát triển nghề nghiệp

Chính sách và sự quan tâm của DN

Tổ chức và qlý chương trình ĐT&PT

Xác định nhu cầu ĐT&PT CNKT

Sơ đồ 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong DN13

Luận án đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến kết quả ĐT&PT CNKT của DN như mô tả trong sơ đồ 1.4 và tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 1: Các nhu cầu đào tạo càng được xác định đúng đắn và hợp lý thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Luận án đi sâu đánh giá về mức độ liên quan giữa việc xác định nhu cầu đào tạo hợp lý và xây dựng kế hoạch đào tạo rõ ràng và phù hợp, xác định đúng đối



13 Nguồn: tác giả tự tổng hợp


tượng được cử đi học với kiến thức, tay nghề, thái độ và khả năng phát triển nghề nghiệp sau đào tạo của học viên .

Giả thuyết 2: Các phương pháp đào tạo càng bài bản, hệ thống thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao.

Tính bài bản, hệ thống của phương pháp đào tạo thể hiện ở việc người học sẽ được học tập các kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện tiếp thu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tựu chung lại, xét theo tính bài bản, hệ thống trong đào tạo, bốn phương pháp ĐT&PT CNKT chính xếp theo thứ tự từ kém nhất đến tốt nhất là: (1) chỉ dẫn công việc hoặc kèm cặp trong sản xuất (gọi tắt là Kèm cặp); (2) đào tạo theo kiểu học nghề (gọi tắt là Học nghề); (3) tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp và (4) gửi đi học tại các trường chính quy. Thường vẫn tồn tại một quan niệm là các phương pháp đào tạo CNKT càng bài bản, hệ thống thì kết quả đào tạo càng cao, khả năng phát triển nghề nghiệp càng tốt. Nhưng trên thực tế, các DN DM chủ yếu ĐT&PT CNKT bằng các phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp và học nghề mà CNKT vẫn đáp ứng được các yêu cầu công việc. Nghiên cứu sẽ kiểm định giả thuyết này qua kết quả khảo sát ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN.

Giả thuyết 3: Chất lượng GVDN càng tốt thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao.

Chất lượng đội ngũ GVDN của DN được đánh giá qua các tiêu thức sau:

- Kiến thức chuyên môn

- Kỹ năng nghề: mức độ thành thạo tay nghề, khả năng thao tác chính xác và chuẩn mực.

- Năng lực sư phạm dạy nghề: khả năng giải thích, truyền đạt dễ hiểu đối với người học

- Sự nhiệt tình trong truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học viên

Luận án đi sâu vào đánh giá về mức độ liên quan giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm và sự nhiệt tình của người dạy với kiến thức, tay nghề, thái độ và khả năng phát triển nghề nghiệp sau đào tạo của học viên.

Giả thuyết 4: Công tác tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo càng tốt thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao.

Luận án đi sâu vào đánh giá về mức độ liên quan của công tác tổ chức và phục vụ lớp học: số lượng và chất lượng MMTB phục vụ học lý thuyết và thực hành, tổ chức và phục vụ lớp học, thời gian tổ chức lớp học và phục vụ tài liệu học tập với kiến thức, tay nghề, thái độ và khả năng phát triển nghề nghiệp sau đào tạo của học viên.

Giả thuyết 5:DN càng có chính sách khuyến khích tốt và càng quan tâm thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Luận án đi sâu vào đánh giá về mức độ liên quan của: sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với ĐT&PT CNKT của DN, các quy định và chính sách hỗ trợ đối với người học trong thời gian đào tạo, và các quy định và chính sách đãi ngộ đối với


người học sau thời gian đào tạo với kiến thức, tay nghề, thái độ và khả năng phát triển nghề nghiệp sau đào tạo của học viên.

1.3.2. Các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT

Một số yếu tố thuộc về bản thân người CNKT cũng có ảnh hưởng nhất định đến mức độ tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động sau khi được đào tạo của họ, cũng như ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai, như sau:

- Độ tuổi: thông thường, khi con người còn trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận cái mới hơn nên dễ đào tạo hơn.

- Giới tính: CNKT nữ thường phù hợp với những công việc đòi hỏi khéo tay, tỉ mỉ, cẩn thận như công nhân may, công nhân đứng máy kéo sợi con, máy quấn ống, đứng máy dệt...; CNKT nam thường phù hợp hơn với những công việc đòi hỏi sức khỏe như công nhân cắt, công nhân bông chải, công nhân giặt-là,...

- Thâm niên làm việc: thông thường, CNKT có thâm niên làm việc cao hơn sẽ thành thạo hơn trong công việc.

- Trình độ lành nghề của người CNKT: mức độ phức tạp của các công việc (cấp bậc công việc) càng cao sẽ đòi hỏi trình độ lành nghề của CNKT (cấp bậc công nhân) càng cao.

1.3.3. Các tác động từ môi trường bên ngoài

Các tác động từ môi trường bên ngoài nằm ngoài phạm vi kiểm soát của DN, có ảnh hưởng đến ĐT&PT CNKT trong các DN Dệt May. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của DN, đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực và do đó, tác động gián tiếp đến hoạt động ĐT&PT CNKT trong DN. Các tác động loại này rất phong phú và đa dạng. Luận án chỉ tập trung xem xét một số yếu tố nhất định như sau:

- Những cơ hội và thách thức đối với DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cùng với tham gia, hội nhập sâu vào các hệ thống thị trường tự do khu vực cũng như toàn cầu đem đến cho các DN DM Việt Nam cơ hội phát triển SXKD, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, thách thức từ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, thách thức về đổi mới công nghệ, kỹ năng tay nghề, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. DN muốn tồn tại và phát triển cần biết tận dụng các cơ hội và vượt qua được các thách thức.

- Đặc trưng ngành: thể hiện sự khác biệt về kỹ thuật - công nghệ, mức độ phức tạp của các nghề, các công việc trong các ngành kinh tế khác nhau; đòi hỏi những nền tảng về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định và khác biệt đối với NLĐ. Để loại trừ ảnh hưởng do sự khác biệt về ngành, luận án tập trung vào nghiên cứu các DN dệt-may, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu ĐT&PT CNKT thuộc các nghề sản xuất sợi-dệt-may trong


các DN này. Các CNKT thuộc các nghề phụ trợ trong các DN Dệt may như CN cơ khí, CN bảo toàn bảo dưỡng, điện, nước,... không thuộc phạm vi nghiên cứu.

- Đặc trưng vùng/địa phương: những đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đặc điểm lực lượng lao động, quan hệ cung-cầu trên thị trường lao động địa phương ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ĐT&PT CNKT của các DN. Thông thường, địa phương có nền tảng kinh tế tăng trưởng và phát triển thường đi kèm với mật độ tập trung DN cao, lượng cầu lớn về lao động có tay nghề, lượng cung và chất lượng nguồn cung LĐ tương đối tốt do thu hút LĐ từ các khu vực khác kém phát triển hơn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN về LĐ có tay nghề cao có thể một mặt thúc đẩy DN đầu tư cho ĐT&PT CNKT của mình, mặt khác lại làm DN phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”. Do vậy, tác giả giới hạn nghiên cứu vào khu vực thành phố Hà Nội để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố khác biệt về địa lý trong nghiên cứu này.

- Ngoài ra, nghiên cứu xem xét thêm tác động của một số yếu tố khác như: (i) tác động của cơ hội có việc làm và thu nhập sau khi được đào tạo; (ii) tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước về dạy nghề; và (iii) tác động của nền tảng giáo dục phổ thông đối với hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN.


Tóm tắt chương 1

Ở chương 1, luận án đã đề xuất một số khái niệm:

- Công nhân kỹ thuật là những công nhân đã hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo của một nghề tại một cơ sở đào tạo nghề (bao gồm cả các cơ sở sản xuất kinh doanh) và được cấp văn bằng chứng chỉ nghề hoặc được thừa nhận theo các quy định hiện hành để có năng lực thực hành – thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu.

- Đào tạo CNKT trong DN được hiểu là tổng thể các hoạt động có tính hệ thống và được hoạch định do DN thiết kế để cung cấp cho người lao động (NLĐ) những năng lực thực hành-thực công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu. Đào tạo CNKT trong DN DM gồm các hoạt động đào tạo kỹ năng và dạy nghề, cụ thể: dạy nghề; đào tạo lại công nhân tay nghề yếu; đào tạo chuyển nghề, đào tạo bổ sung kỹ năng, đào tạo định hướng.

- Phát triển CNKT trong DN được hiểu là tổng thể các hoạt động có tính hệ thống và được hoạch định do DN thiết kế để phát triển những năng lực nghề nghiệp cho NLĐ và đáp ứng các yêu cầu phát triển tổ chức. Phát triển CNKT trong DN gồm phát triển nghề nghiệp và phát triển quản lý, cụ thể: đào tạo nâng bậc và thi nâng bậc; đào tạo nghề thứ 2 cho công nhân đã thành thạo một nghề; luân chuyển, thuyên


chuyển công việc; thi tay nghề, thi thợ giỏi các cấp; phát triển CNKT thành GVDN, cán bộ kỹ thuật - chuyên môn nghiệp vụ, thành cán bộ quản lý (CBQL) cấp cơ sở, cấp trung hoặc cấp cao.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai, chương 1 đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN như sau:

- Đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT của DN là đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu cụ thể về: kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động mà CNKT có được sau đào tạo cũng như khả năng phát triển, thích ứng với những yêu cầu công việc trong tương lai.

- Kết quả ĐT&PT CNKT bị ảnh hưởng bởi ba nhóm yếu tố: các yếu tố về thiết kế và triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT trong DN, các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT và các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài.

Khung lý thuyết này sẽ là cơ sở lý luận cho việc thiết kế các công cụ và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, tiến hành các khảo sát thực trạng ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN và đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN


2.1. Nghiên cứu định tính

2.1.1. Nghiên cứu sâu thực trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại 7 doanh nghiệp Dệt May Hà Nội điển hình

Các DN DM HN được lựa chọn bao gồm: Tcty May 10, Tcty Dệt May HN, CTCP May 19, CTCP Thương mại Đà Lạt, CTCP Dệt Công nghiệp, CTCP Dệt 10- 10 và CTCP May Đáp Cầu14. Nghiên cứu sâu thực trạng ĐT&PT CNKT tại 7 DN trên nhằm các mục tiêu nghiên cứu sau đây: thứ nhất, nghiên cứu và mô tả thực trạng ĐT&PT CNKT trong từng DN DM HN cụ thể, đánh giá những kết quả, những hạn chế của hoạt động này; giúp so sánh, khái quát hóa những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn tương đồng giữa các DN nhưng đồng thời cũng xem xét được những vấn

đề nảy sinh và cách thức giải quyết khác biệt trong mỗi DN cụ thể. Thứ hai, tập trung nghiên cứu những nội dung cụ thể của ĐT&PT CNKT trong DN như: xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế các chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo, đánh giá chất lượng đội ngũ GVDN và đánh giá kết quả đào tạo.

Tiêu chí lựa chọn các DN DM HN cho nghiên cứu sâu gồm: (i) đảm bảo cơ cấu theo ngành nghề: DN May và DN SX Sợi/Dệt/May, (ii) DN có quy mô lao động từ 200 người trở lên, (iii) DN có kết quả SXKD tương đối tốt và ổn định trong 3 năm tính đến thời điểm nghiên cứu và (iv) DN tiến hành các hoạt động ĐT&PT CNKT khá thường xuyên hàng năm. Trong số 7 DN DM HN điển hình được lựa chọn, luận án đã tiến hành nghiên cứu tình huống (case study) ở 2 DN: Tổng cty May 10 và CTCP Thương mại Đà Lạt.

(1) Nghiên cứu tình huống ĐT&PT CNKT tại Tổng công ty May 10

Tcty May 10 là DN cổ phân Nhà nước, hiện có 11 xí nghiệp trên nhiều tỉnh thành khác nhau ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ, quy mô LĐ lớn (8213 LĐ), kết quả SXKD tốt và ổn định ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện nay. Tcty May 10 có bề dày kinh nghiệm ĐT&PT CNKT, có trường Cao đẳng nghề Long Biên và các cơ sở vật chất khác thuận lợi cho ĐT&PT CNKT tại DN. Nghiên cứu thực trạng ĐT&PT CNKT tại Tcy May 10 được thực hiện theo các chủ đề sau: nghiên cứu tổng quan về hoạt động ĐT&PT CNKT tại Tcty May 10, nghiên cứu hoạt động dạy nghề cho CNKT tại trường Cao đẳng nghề Long Biên, nghiên cứu hoạt động xác định nhu cầu ĐT&PT CNKT, đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT, nghiên cứu và đánh giá chất lượng GVDN, nghiên cứu thực trạng ĐT&PT CNKT tại


14 Thông tin cụ thể về từng DN xin xem bảng 1, phụ lục 2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022