Các Biện Pháp Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy Theo Tiếp Cận Cdio Ở Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

Kết luận chương 2


Quan nghiên cứu thực trạng cho thấy, hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên được cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, quá trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, hiện nay nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn được biểu hiện trên mọi mặt về phương tiện, cơ sở vật chất, quy trình phát triển chương trình cũng như thiết lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo.

Đa số cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn về khái niệm cũng như mục tiêu của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đã phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Tuy nhiên một số cơ sở cũ còn chưa được sửa chữa, nâng cấp, chưa chưa kịp thời trang bị các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

Chưa có sự khảo sát thường xuyên về nhu cầu nguồn nhân lực của các công ty, xí nghiệp khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Khi phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy chưa có các học phần về kỹ năng mềm, bên cạnh đó việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cũng chưa có sự tham gia của doanh nghiệp, điều đó cũng phần nào hạn chế sự phát triển chương trình đào tạo dẫn đến tình trạng chưa thực sự đáp ứng mong mỏi về năng lực thực hành của các doanh nghiệp về kỹ sư công nghệ chế tạo máy.

Để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO, nhà trường cần đề ra một số biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm đào tạo những kỹ sư cơ khí, công nghệ chất lượng cao, vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng thực hành, vừa có khả năng thích ứng linh hoạt, mềm dẻo với những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 11

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp phải phù hợp và thống nhất với mục tiêu của nội dung, chương trình, kế hoạch phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy của nhà trường. Đồng thời các biện pháp đó phải phải phù hợp với mục đích phát triển chương trình đào tạo theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguyên tắc này giúp cho các biện pháp đề xuất có đủ cơ sở pháp lí để thực hiện.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp xây dựng phải có quan hệ biện chứng với nhau, liên kết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp được xây dựng phải theo tuyến tính thời gian đào tạo, vừa mang tính đồng tâm để vừa phát triển, mở rộng, đảm bảo quy trình chất lượng của quá trình giáo dục đào tạo.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên phải đảm bảo sự kế thừa chương trình đào tạo qua các giai đoạn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Căn cứ vào những văn bản của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như tình hình thực tế của địa phương, Nhà trường tiến hành xây dựng các biện pháp phát triển chương trình đào tạo đảm bảo mục đích đề ra.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề ra trong quá trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy phải đảm bảo thể hiện ở chỗ khả năng giải quyết của vấn đề của biện pháp mà không phát sinh vấn đề mới. Biện pháp có hiệu quả còn thể hiện ở

việc đạt được kết quả đầu ra tốt mà giảm thiểu chi phí nguồn lực đầu vào. Hiệu quả thể hiện ở nhiều góc độ như: khả năng nghiên cứu thành công đề tài, khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tiễn phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Các biện pháp phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO sẽ giúp cán bộ quản lý, giảng viên ngành Công nghệ chế tạo máy có nhận thức đúng đắn về phát triển chương trình đào tạo. Từ đó giúp cán bộ quản lý, giảng viên thấy rằng việc phát triển chương trình đào tạo là cần thiết, liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội về nguồn nhân lực kỹ sư cơ khí. Đó cũng chính là yếu tố thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông lựa chọn ngành Công nghệ chế tạo máy.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo nói chung và ngành Công nghệ chế tạo máy nói riêng theo tiếp cận CDIO; trước hết nhà trường cần rà soát, xây dựng, và hoàn thiện hệ thống văn bản về việc phát triển chương trình đào tạo. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các văn bản quy định về quy trình, xác định mục tiêu, nội dung chương trình theo chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ chế tạo máy, nhất là những mục tiêu về chuẩn đầu ra, mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và mục tiêu kỹ năng mềm dành cho các kỹ sư cơ khí ngành Công nghệ chế tạo máy.

Sau khi tiến hành rà soát các văn bản về việc phát triển chương trình đào tạo cần tổ chức triển khai các văn bản, hình thức tổ chức, yêu cầu khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Đồng thời tăng cường tổ chức các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo.

Tạo điều kiện cho giảng viên có cơ hội được học tập, tham gia các chuyên đề về lĩnh vực cơ khí, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ khi tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Bên cạnh đó, Nhà trường cần liên kết với các doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo về việc tiếp cận công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lý và giảng viên về quy trình xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ chế tạo máy. Giúp cán bộ quản lý, giảng viên có nhận thức đúng đắn sẽ góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện quá trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ sư cơ khí, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội và địa phương trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nâng cao nhận thức về việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy còn được thực hiện thông qua việc tập huấn hoạt động xây dựng, triển khai các dự án, đề án về đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Công nghệ chế tạo máy. Ngoài việc tổ chức các buổi tập huấn, nhà trường cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khi phát triển chương trình đào tạo thông qua hoạt động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng như thường xuyên cập nhật sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm giúp giảng viên biết cách sử dụng các phương tiện công nghệ vào việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nâng cao nhận thức về việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, nhà trường cần thực hiện theo hướng cung cấp cho cán bộ quản lý, giảng viên những tri thức phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương, khu vực và yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Động viên cán bộ quản lý, giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật kiến thức về chuẩn năng lực nghề

nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành… giúp giảng viên xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Quán triệt các văn bản khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Nhà trường cần tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp, khoa Cơ khí với các khoa, tổ bộ môn chung và giảng viên trong trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, cập nhật thông tin, nội dung chương trình tiên tiến phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương… để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy đạt chất lượng và hiệu quả.

3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công nghệ chế tạo máy là một môn học liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và sản xuất, nó được tổng kết từ thực tế sản xuất trải qua nhiều lần kiểm nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật rồi được đem ứng dụng vào sản xuất để giải quyết những vấn đề thực tế phức tạp hơn, khó khăn hơn. Vì thế phát triển chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy phải gắn liền với việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên khoa Cơ khí.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên khoa Cơ khí sẽ giúp Nhà trường thực hiện phát triển chương trình đào tạo gắn chặt với thực tiễn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của giảng viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực quyết định đến việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo

ngành Công nghệ chế tạo máy. Một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, giảng viên giỏi về số lượng và chất lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến hiện đại, có tâm huyết với nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường; đồng thời tạo ra môi trường tốt nhất để sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên phải luôn luôn có ý thức trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn của mình. Không ngừng học tập, nghiên cứu, nâng cao tay nghề.

Để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phát triển chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhà trường cần đầu tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên tham gia giảng dạy với nhiều nội dung và hình thức khác nhau.

Trước hết, nhà trường cần mở các lớp bồi dưỡng tập huấn thường xuyên về chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo, hoặc các chuyên đề để họ tham gia học tập, tạo môi trường và điều kiện để họ phát huy hết năng lực của bản thân. Nội dung của các buổi hội thảo, tập huấn hay chuyên đề phải thường xuyên cập nhật những thông tin của khoa học hiện đại tiên tiến, đặc biệt là kỹ năng sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại.

Khi tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn đó, Nhà trường có thể mời các doanh nghiệp tham gia. Hoặc chính những doanh nghiệp có thể là đơn vị tập huấn cho các cán bộ quản lý, giảng viên. Bởi các doanh nghiệp họ luôn cập nhật và trang bị những phương tiện máy móc hiện đại nhanh nhất, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự kết hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong công tác phát triển chương trình đào tạo sẽ góp phần bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành, rèn luyện tay nghề chuyên môn, thực hiện song song học đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn. Từ đó phát triển chương trình đào tạo cũng sẽ có sự phân bổ và tổ chức chương trình học sao cho phù hợp với tỷ lệ 50% và 50% giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành… thực hiện phát triển chương trình đào tạo theo yêu cầu của xã hội.

Các tổ chuyên môn cũng cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi tập huấn của tổ về việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học

tích cực, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để giảng viên trao đổi, học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó vận dụng có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển chương trình đào tạo.

Nhà trường cần kết hợp với cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo chuẩn đầu ra theo yêu cầu của xã hội; kết hợp với giảng viên thường xuyên bổ sung nội dung chương trình chi tiết các môn học theo hướng mở, thường xuyên bổ xung cập nhật chương trình bám sát thực tiễn phát triển của địa phương và sự phát triển của xã hội, khắc phục khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn.

Phát triển chương trình đào tạo như vậy đòi hỏi giảng viên phải chủ động đổi mới quy trình, mục tiêu, nội dung, cách thức mở rộng, tổ chức phát triển chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của sinh viên, tạo cơ hội để sinh viên vừa được học tập vừa được tiếp cận với nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Phát triển chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một khóa đào tạo cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra,đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Từ đó, Nhà trường nâng cao được chất lượng đội ngũ tham gia phát triển chương trình đào tạo cũng như uy tín của Nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động, và tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, gây uy tín cũng như duy trì

mối liên kết bền vững giữa Nhà trường và các doanh nghiệp. Nhà trường có thể tăng cường tính tự chủ về nguồn tài chính cũng như cơ sở vật chất ở hiện tại và tương lai.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Thường xuyên mở các loại hình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo, hội nghi tăng cường giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ quản lý và giảng viên trong công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Nhà trường cần chủ động kết hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

- Cán bộ quản lý phải nắm vững các văn bản quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo chuẩn đầu ra.

- Mỗi giảng viên phải tích cực, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Thường xuyên rèn luyện các phương pháp tư duy khoa học, quan tâm nắm bắt và cập nhật những thành tựu về sự phát triển kinh tế xã hội.

- Nhà trường cần tạo điều kiện để giảng viên có cơ hội tham gia các lớp tập huấn, học tập để nâng cao trình độ.

3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy nhằm tăng cường đầu tư khuyến khích xã hội hóa công tác phát triển chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia phát triển một chương trình đào tạo theo hướng mở, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đối với ngành Công nghệ Chế tạo máy, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội về đội ngũ nguồn nhân lực có kiến thức, năng lực thực hành thì việc phát triển chương trình đào tạo đòi hỏi phải có sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, công ty và điều kiện sản xuất thực tế của các doanh nghiệp, công ty đó.Đây là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo nói chung, phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thực tế trong nhà trường nói riêng.

Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường với các doanh nghiệp cơ sở sử dụng lao động trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy chính là huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nhà trường để xây dựng và phát

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí