Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực

Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

(5) Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực

Trước đây, các cơ sở đào tạo thường chỉ đánh giá người học thông qua kiến thức đã được trang bị. Đào tạo theo tiếp cận năng lực thì việc đánh giá người học cũng phải được đổi mới. Đánh giá ở từng học phần và công nhận tốt nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành.

1.5. Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

1.5.1. Một số cách tiếp cận quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương.

Tiếp cận hiểu đơn giản là cách xem xét, nghiên cứu, phân tích và giải quyết một vấn đề nào đó trong khoa học và thực tiễn. Dưới đây, tác giả xin nêu một số cách tiếp cận hiện đại trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật phù hợp với xu thế trong nước và thế giới

(1) Tiếp cận chức năng POLCI

Người điều hành nhà trường bao quát các hoạt động qua chức năng sau:


Hình 1 4 Mô hình tiếp cận chức năng POLCI Kế hoạch hóa Planning P Tổ chức 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Hình 1.4. Mô hình tiếp cận chức năng POLCI

Kế hoạch hóa: Planning (P); Tổ chức: Organizing (O); Chỉ đạo, chỉ huy: Leading (L); Giám sát, kiểm tra: Controling (C); Thông tin: Information (I). Ghép năm chữ cái (theo biểu đạt Tiếng Anh), có công thức: POLCI. Trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường hiện đại, tiếp cận chức năng quản lý là một hướng tiếp cận cơ bản để quản trị nhà trường hiệu quả.

(2) Tiếp cận quá trình CIPO


Hình 1 5 Mô hình tiếp cận quá trình CIPO Với quan điểm chất lượng đào tạo 2


Hình 1.5. Mô hình tiếp cận quá trình CIPO

Với quan điểm chất lượng đào tạo là một quá trình, năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO. Trong đó, người điều hành phải thấy được đặc trưng của các nhân tố đầu vào (Imput), đặc trưng các nhân tố đầu ra (Out put), sự chi phối của hoàn cảnh (Context) tác động đến đầu vào, đầu ra và biểu hiện của động thái (Process).

(3) Tiếp cận kết quả “RBM” (Result based management)

Tiếp cận coi “kết quả” là cái đích phải hướng tới, có diễn đạt“RBM” (Quản lý theo kết quả) với việc lưu ý thực hiện công thức “SMART”


Hình 1 6 Mô hình tiếp cận kết quả RBM S Specific Kết quả phải mô tả được 3


Hình 1.6. Mô hình tiếp cận kết quả RBM

S: Specific/Kết quả phải mô tả được các đặc trưng; M: Measurable/Kết quả phải lượng hóa được; A: Achievelable/Kết quả phải có tính khả thi; R: Relevant/ Kết quả phải tạo nên sự thúc đẩy; T: Timely/Kết quả phải thích hợp với bối cảnh thời gian. Tiếp cận “RBM” lưu ý sự gắn kết của ba yếu tố: Nguồn lực – Động lực- Hiệu lực và cần quán triệt “TQM” (Quản lý chất lượng tổng thể).

Hiện nay, quản lý chất lượng tổng thể đang là một xu hướng quản lý hiện đại được vận dụng hiệu quả trong quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng.

(4) Tiếp cận theo năng lực

Tiếp cận theo năng lực (Competence Approach) là hướng tiếp cận hiện đại xây dựng mô hình giáo dục/đào tạo theo năng lực (Competence based Training).

Hình 1 7 Mô hình tiếp cận theo năng lực Để người học có thể nhanh chóng hòa 4Hình 1 7 Mô hình tiếp cận theo năng lực Để người học có thể nhanh chóng hòa 5

Hình 1.7. Mô hình tiếp cận theo năng lực

Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo

.v.v. đa phần các hệ thống đào tạo trên thế giới hiện nay chuyển sang tiếp cận theo năng lực. Nội dung đào tạo là năng lực giải quyết các nhiệm vụ sản xuất tại một vị trí làm việc trong doanh nghiệp. Đơn vị của năng lực là các thành tố năng lực, mà các thành tố này xác định bởi công việc (task) mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện một công việc, người lao động cần phải có: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Như vậy, tiếp cận năng lực được hiểu là nghiên cứu và vận dụng một số lý luận về đào tạo nghề nhằm hình thành năng lực cho người lao động như một triết lý, nguyên tắc, một sợi dây xuyên suốt quá trình đào tạo giúp người học từng bước có được năng lực thể hiện qua hệ thống kỹ năng cốt lõi, kỹ năng chung.

Sau khi nghiên cứu về các cách tiếp cận trong quản lý đào tạo, tác giả nhận thấy việc đào tạo theo tiếp cận năng lực và tiếp cận CIPO là phù hợp với mô hình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương. Điều đó, thôi thúc tác giả tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cách thức tiếp cận này để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.

1.5.2. Vận dụng tiếp cận quá trình CIPO và tiếp cận năng lực trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương

Vận dụng tiếp cận quá trình CIPO trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, tác giả cho rằng có 3 nhóm nội dung quản lý gồm: quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra, đồng thời cần quan tâm đến các yếu tố tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật.


Tác động của bối cảnh


Quản lý đầu vào


- QL công tác tuyển sinh

- QL phát triển chương trình đào tạo (mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo)

- QL CSVC phục vụ đào tạo

Quản lý quá trình


- QL hoạt động giảng dạy của giảng viên

- QL hoạt động học tập của sinh viên

Quản lý đầu ra


- QL KTĐG kết quả đào tạo

- QL cấp phát chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp và thông tin đầu ra

- QL hợp tác giữa trường ĐHĐP và DN

Tác động của bối cảnh

Hình 1.8. Mô hình CIPO trong QLĐT

Trong đó yếu tố năng lực được thể hiện từ đầu vào đến đầu ra. Căn cứ trên khung năng lực chuẩn nghề nghiệp, nhu cầu xã hội về từng vị trí việc làm, đặc thù chuyên ngành đào tạo và thế mạnh của từng trường, nhà trường tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chuẩn đầu ra này lại là căn cứ cho việc xác định tiêu chí tuyển sinh, xây dựng dựng mục tiêu, nội dung, tiêu chí đánh giá người học trong chương trình và là căn cứ cho việc lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất… Nói tóm lại, dựa vào năng lực cần đạt tới của người học ở đầu ra mà nhà quản lý xác định yếu tố đầu vào và tổ chức thực hiện quá trình đào tạo theo định hướng đầu ra của chương trình đào tạo.

1.5.2.1. Quản lý đầu vào ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

a) Quản lý công tác tuyển sinh

Quản lý công tác tuyển sinh cần dựa trên phân tích nhu cầu của thị trường lao động các ngành công nghệ kỹ thuật và các ngành liên quan, nhu

cầu nhân lực tại địa phương và thị trường khu vực trong nước, quốc tế phù hợp với năng lực đào tạo của nhà trường.

Quản lý công tác tuyển sinh ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL bao gồm: Xây dựng kế hoạch tuyển sinh; tuyên truyền, quảng bá, tư vấn tuyển sinh; xây dựng phương thức tuyển sinh; tổ chức xét tuyển, thi tuyển; tổng hợp, thông báo kết quả trúng tuyển. Trong đó, đặc biệt chú trọng khâu tuyên truyền, quảng bá, tư vấn tuyển sinh. Để người học có được các năng lực của ngành nghề đã lựa chọn, các trường đại học cần phải tổ chức những buổi tư vấn hướng nghiệp cung cấp thông tin công khai về ngành học, nội dung của CTĐT, thời gian, kinh phí, loại văn bằng… cũng như các cơ hội phát triển nghề nghiệp khi kết thúc khóa học. Khi tuyển sinh, cần tuyển những SV có năng lực nhất định; nếu tuyển những SV quá yếu sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo.

Theo tác giả, đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật là một ngành đặc thù luôn gắn kết với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên Hội đồng tư vấn tuyển sinh cần có sự tham gia của doanh nghiệp sẽ góp phần định hướng tuyển sinh người học theo các yêu cầu của thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp là thành viên chính thức của Hội đồng tư vấn tuyển sinh chắc chắn sẽ chủ động hơn trong công tác hợp tác bồi dưỡng, đào tạo để tạo cho chính họ có đội ngũ lao động chất lượng cao.

Mặt khác, trong điều kiện tuyển sinh ngày càng khó khăn giữa các cơ sở giáo dục, các trường đại học cần chủ động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Từ đó, khai thác các hợp đồng đào tạo những mô đun kỹ năng nghề nghiệp ngắn hạn cho đối tượng người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp.

b) Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực

Quản lý phát triển chương trình đào tạo theo TCNL cần bám sát quy trình phát triển chương trình đào tạo. Khởi điểm từ phân tích nghề các ngành

công nghệ kỹ thuật đào tạo và nhu cầu đào tạo; đến xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra; thiết kế nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả dựa trên các mức năng lực thực hiện được xác định ở chuẩn đầu ra.

- Tổ chức phân tích nghề các ngành công nghệ kỹ thuật

Để xác định được các NLTH cần thiết đối với người lao động ngành công nghệ kỹ thuật, khâu khởi đầu nhất thiết cần tiến hành phân tích nghề (Occupational Analysis). Việc phân tích nghề thực chất là nhằm xác định được mô hình hoạt động của người lao động ngành công nghệ kỹ thuật, bao hàm trong đó những nhiệm vụ (Duties) và những công việc (Tasks) mà người lao động phải thực hiện trong quá trình làm việc. Kết quả của phân tích nghề cần được thể hiện cụ thể trong sơ đồ phân tích nghề. Sau đó, tiến hành phân tích công việc (Tasks Analysis) của nghề để xác định: chuẩn thực hiện; điều kiện thực hiện; kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có… để thực hiện công việc. Trên cơ sở đó, tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo của công tác phát triển CTĐT tương ứng với trình độ yêu cầu.

- Chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra dựa vào năng lực

Chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL bao gồm: Lập kế hoạch trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp khung năng lực; Xác định các nguồn lực cần thiết; Tổ chức thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đào tạo; Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật và kỹ năng mềm; Rà soát, điều chỉnh mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật.

Trong xác định mục tiêu đào tạo, các nhà quản lý cần lưu ý những điểm sau:

Mục tiêu đào tạo là tuyên bố trạng thái mong đợi của các trường đại học về sản phẩm đào tạo (sinh viên tốt nghiệp) nên chắc chắn nó mang tính định tính xuất phát từ ý muốn chủ quan của người xây dựng chương trình. Để khắc phục điều này, theo tác giả việc xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu

ra cần nhất thiết phải tham khảo ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, sản xuất.

Mục tiêu và chuẩn đầu ra phải được thể hiện được mức độ tiến bộ của người học một cách liên tục và định lượng được thành các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực phát triển cá nhân, nghề nghiệp mà người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành CTĐT. Mặt khác, mục tiêu dạy học phải được cụ thể hóa trong từng môn học/module vì vậy việc bám sát các tiêu chí năng lực được xây dựng cho từng nghề căn cứ vào tiêu chuẩn nghề (Occuptional standards) hay chuẩn năng lực thực hiện (competeny standards) là vô cùng cần thiết. Do đó, các trường đại học cần công bố công khai mục tiêu và chuẩn đầu ra; diễn giải cho CBQL, GV, SV biết và nỗ lực phấn đấu đạt được.

Có thể nói, việc các trường đại học nỗ lực trong xây dựng, công bố mục tiêu, chuẩn đầu ra và được các doanh nghiệp chấp nhận hoặc tiệm cận gần nhất với chuẩn nghề nghiệp là thành công trong quá trình đào tạo hướng tới chất lượng.

- Quản lý thiết kế nội dung đào tạo theo chuẩn đầu ra

Quản lý thiết kế nội dung đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL bao gồm: Xây dựng kế hoạch thiết kế nội dung đào tạo để đạt được khung năng lực; Tổ chức thực hiện nội dung đào tạo theo kế hoạch; Kiểm tra việc thực hiện nội dung đào tạo; Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung đào tạo với yêu cầu thực tế; Chỉ đạo cập nhật điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn.

Nội dung đào tạo là toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà người học cần đạt được sau khi học để có thể vận dụng trong thực tiễn nghề ứng với từng trình độ. Việc quản lý xây dựng nội dung đào tạo theo TCNL chính là việc quản lý xây dựng chương trình đào tạo chi tiết đến từng môn học/module theo hướng đáp ứng yêu cầu nhân lực về năng lực cho người học. Nhà quản lý sử dụng các chức năng, phương tiện quản lý để tổ chức xây dựng chương trình môn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023