Nghiên Cứu Về Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Theo Tiếp Cận Năng Lực

nông trại và nông dân, những người không thể theo học đại học và cao đẳng danh tiếng của miền Đông nước Mỹ. Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, việc sản xuất nông trại được máy móc hóa dẫn đến việc xây dựng các trường cao đẳng nông nghiệp ở vùng nông thôn, cung cấp cơ hội đào tạo nghề cho nông dân tương lai, trợ giúp cho các hoạt động và quản lý nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn của Mỹ. Các chương trình giảng dạy nhấn mạnh vào đào tạo hơn là dạy và học theo lối truyền thống. Mục tiêu là hướng tới đánh giá khả năng vận dụng kiến thức được học của học sinh vào các tình huống công việc thực tế. Mô hình giáo dục này phát triển mạnh mẽ vào những năm 70 ở Mỹ và sau đó lan rộng ra quốc gia khác. Tuy nhiên, mô hình này đầu tiên chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực đào tạo nghề. Trong những thập niên gần đây, các nền giáo dục tiến bộ đã đưa mô hình này vào áp dụng trong giáo dục phổ thông và đại học.

Tyler (1976) trong cuốn “Perspectives on American education: Reflections on the past…challenges for the future” (Quan điểm về giáo dục Mỹ: Những phản ánh về quá khứ… thách thức cho tương lai) [109] cho rằng “chương trình giảng dạy phải năng động, luôn được đánh giá và sửa đổi, chứ không phải là một chương trình thiết lập tĩnh”. Cách tiếp cận năng động này đã thay đổi chương trình giảng dạy từ một mô hình hướng nội dung sang một phương pháp tiếp cận tập trung vào người học. Phương pháp học tập tập trung vào người học này là một khái niệm nền tảng của CBE – đào tạo tiếp cận năng lực.

Kathleen Santopietro Weddel đã đưa ra một phương thức mới là giáo dục - dạy học theo nhu cầu xã hội hay năng lực được quan tâm phát triển mạnh và đã được chấp nhận, vận dụng một cách phổ biến ở Bắc Mỹ, nhu cầu về giáo dục dạy học đã tạo thành một áp lực và thách thức đối với giáo dục đào tạo. Tại Mỹ từ những thập niên 1970 đã có những nghiên cứu triển khai trong việc xây dựng các bộ mô đun đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp dựa trên nhu cầu lao động và thực hiện (Performance Based Teachers’

Education Modules - PBTE Modules). Kết quả đã đưa ra được 600 kỹ năng trong đào tạo giáo viên kỹ thuật - dạy nghề [101].

Tiếp đó, Taylor & Francis Groups (1994) nghiên cứu đã nhận ra rằng việc học tập dựa trên nhu cầu xã hội hay là năng lực (Competency Based Training) có thể xem là trọng tâm đối với công tác nghiên cứu và triển khai dưới sự tài trợ của Hội đồng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp và cơ quan quản lý đào tạo được thực hiện ở các trường đại học và cao đẳng khác nhau nhưng kết quả cho thấy giáo dục đại học ít được hưởng lợi từ các kết quả nghiên cứu và vì vậy người ta đã ít quan tâm đến việc nghiên cứu lĩnh vực này [109].

Harris et al (1995) cho rằng đào tạo theo tiếp cận năng lực phát huy tối đa năng lực riêng của mỗi người học, giúp người học tự tìm tòi, khám phá tri thức dựa trên sở thích và mối quan tâm riêng, giúp người học làm chủ tri thức và vận dụng nó vào thực tế cuộc sống. Đào tạo theo tiếp cận năng lực thúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Nó nhấn mạnh đến các tình huống thực tế cuộc sống và thông qua giải quyết các tình huống đó người học có thể rút ra kinh nghiệm và tri thức cho riêng mình từ những tình huống đó [95].

Tổng quan tư liệu trên bình diện quốc tế gần năm thập kỷ qua cho thấy phát triển chuẩn theo cách tiếp cận năng lực là chiến lược có ý nghĩa tiền đề trọng yếu cho quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo đại học theo hướng liên thông với nền giáo dục đại học quốc tế tiên tiến, hội nhập toàn cầu. Do vậy, đào tạo dựa vào năng lực và việc phát triển chương trình đào tạo với hệ thống kết quả học tập là các chuẩn năng lực đã được xem như: một quan điểm có tính toàn cầu (theo Arguelles & Gonczi, 2000) [80]; một tiến trình để nâng cao chất lượng giáo dục trong cuốn “Competency-Based Education: A Process for the Improvement of Education” (Giáo dục dựa trên năng lực: Một quá trình cải thiện giáo dục) (Hall & Jones, 1976) [97]; là bản hướng dẫn cho việc đạt kết quả xuất sắc của người học trong cuốn “Competency Based Nursing Education: Guide to Achieving Outstanding Learner Outcomes(Giáo dục điều dưỡng

dựa trên năng lực: Hướng dẫn để đạt được kết quả học tập xuất sắc). (Anema & McCoy, 2010) [82]; và hơn thế nữa, là cách cứu nền giáo dục đại học trong cuốn “Saving Higher Education: The Integrated, Competency-Based Three- Year Bachelor's Degree(Tiết kiệm giáo dục đại học: Bằng cử nhân ba năm tích hợp, dựa trên năng lực) (Bradley, Seidman, & Painchaud , 2011) [87].

Tác giả Thomas Deissinger và Slilke Hellwig (Đức) năm 2011, đã công bố bài báo “Structure and function of competency-based education and training” (Cấu trúc và chức năng của đào tạo dựa vào năng lực: một quan điểm so sánh) [110]. Bài báo này nằm trong loạt bài về thực hành hàng ngày trong đào tạo nghề kiểm tra đào tạo dựa trên năng lực. Nó bắt đầu với một phần về triết lý đằng sau giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực (CBET) và cung cấp mô tả về các tính năng của CBET và các mục tiêu của nó. Việc thực hiện CBET được thảo luận bao gồm lập kế hoạch và phát triển chương trình giảng dạy và công nhận kết quả. Sự tương phản giữa các hệ thống truyền thống và hệ thống CBET được xem xét là sự khác biệt giữa CBET và nghề nghiệp. Một quan điểm so sánh về CBET được đưa ra thông qua việc kiểm tra các hệ thống ở Úc, Anh, Wales, Bắc Ireland và Scotland.

Tác giả Leesa Wheelahan (Úc) trong tác phẩm “The problem with competency-based training, Educating for the knowledge economy: critical perspectives ?” (Các vấn đề về đào tạo dựa vào năng lực trong nền kinh tế tri thức: Quan điểm bình luận) [103] đã phát triển và mở ra một góc nhìn thực tế khác về đào tạo theo NLTH. Quan điểm của tác giả là cần đặt sự hiểu biết (kiến thức) của người học vào vị trí trung tâm của CTĐT. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra hạn chế của phương pháp xây dựng CTĐT theo NLTH và đề xuất cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trong các lý thuyết xây dựng CTĐT...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Johnstone & Soares (2014) cho rằng để thực thi mô hình giáo dục năng lực thành công đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và xem xét thận trọng, phải thiết

kế lại hệ thống quản lý, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục ở tất cả cấp độ từ trung ương đến địa phương. Khi các năng lực được xây dựng để phát triển thì đòi hỏi cơ sở giáo dục ở địa phương phải chuyển tải nó thành chủ đề và nội dung giảng dạy phù hợp, giúp phát triển và hiện thực hóa các năng lực đó ở người học [100].

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 4

Gervais (2016) đã đưa ra một định nghĩa về giáo dục dựa trên năng lực như sau: “Giáo dục dựa trên năng lực được định nghĩa như là một hướng tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra của người học (outcome - based education), kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức giảng dạy và hình thức đánh giá được thiết kế nhằm đánh giá việc học của người học thông qua việc thể hiện kiến thức, thái độ, giá trị, kỹ năng và hành vi đối với yêu cầu đề ra ở mỗi trình độ” 96].

* Các nghiên cứu ở trong nước

Ở trong nước, đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Nổi bật có các công trình của:

Nguyễn Đức Trí (2000), trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật ở trình độ đại học cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” 75] đã đề xuất các mô hình đào tạo GV dạy kỹ thuật trong đó có đề cập đến triết lý, các đặc điểm cơ bản; ưu điểm, nhược điểm của phương thức đào tạo theo NLTH; vận dụng phương thức đào tạo này vào đào tạo GV ở Việt Nam.

Nguyễn Minh Đường (2002), “Đào tạo theo năng lực thực hiện”[25], công trình này đã đề cập đến phương pháp xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề (Module of Employable Skills), thực chất là đào tạo theo mô đun NLTH các công việc của nghề.

Võ Thị Xuân (2003), có đề tài nghiên cứu cấp Bộ B2003-19-28, “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo kỹ năng sư phạm kỹ thuật” 79] đã đưa ra những luận điểm cơ bản về kiến thức, kỹ năng chủ

yếu trong đào tạo thực hành, thực tập sư phạm kỹ thuật.

Luận án của tác giả Vũ Xuân Hùng (2011), Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện [36] đã trình bày cơ sở lý luận về rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, thực trạng và biện pháp rèn luyện năng lực dạy học cho loại hình đối tượng này.

Luận án của Cao Danh Chính (2013) về “Dạy học theo tiếp cận NLTH ở các trường sư phạm kỹ thuật” [9] đã mô tả thực trạng dạy học ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật và đánh giá hoạt động này theo các tiêu chuẩn năng lực thực hiện. Đồng thời, xác định được hệ thống tiêu chuẩn năng lực thực hiện của giáo viên dạy nghề và quy trình dạy học theo tiêu chuẩn năng lực thực hiện ở các trường sư phạm kỹ thuật.

Lê Đình Trung-Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học [77] đề cập tổng quan và toàn diện các hoạt động dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học, đồng thời giới thiệu tương đối chi tiết công tác quản lý quá trình đào tạo theo TCNL.

Các bài báo có thể kể đến như: Đặng Thành Hưng (2012), Năng lực và giáo dục tiếp cận năng lực [38] trên tạp chí Quản lý giáo dục, cho rằng năng lực có 2 đặc trưng cơ bản (được bộc lộ qua hoạt động và đảm bảo hoạt động có hiệu quả). Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), năng lực được tạo thành từ tri thức, kĩ năng và thái độ. Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Cách hiểu về năng lực là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.

Bài viết của tác giả Hoàng Thị Tuyết ở ĐHSP TPHCM (2013) trên tạp chí Phát triển & Hội nhập có bài: “Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực - Xu thế và nhu cầu” 74], cho rằng phát triển chương trình

đào tạo theo chuẩn năng lực đã và đang hiện hữu như là một xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà trường ở mọi cấp học và là một cách thức để cứu nền giáo dục đại học. Tác giả đã giới thiệu những mô hình phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực. Đây là một đường lối chiến lược để làm cho giáo dục đại học Việt Nam gắn đào tạo với nhu cầu kinh tế xã hội.

Nguyễn Hồng Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (2016), có bài nghiên cứu “Đổi mới quá trình đào tạo giáo viên dạy nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện” 55 , đã tổng kết rằng đào tạo theo NLTH là phương thức đào tạo dựa trên tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo theo các tiêu chuẩn đó. Việc chuyển sang đào tạo theo NLTH là thay đổi cả phương thức đào tạo đòi hỏi phải đổi mới cơ bản về mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức và phương pháp đào tạo, hệ thống kiểm tra - đánh giá và cơ chế quản lý theo hướng mở và chuẩn hóa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng giáo viên dạy nghề trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế..

Điểm qua những nghiên cứu trên: đào tạo theo TCNL là một xu hướng được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và ứng dụng vào quá trình dạy học ở các trường đại học, chuyên nghiệp và dạy nghề. Lý thuyết về đào tạo theo TCNL được vận dụng phù hợp tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia và cùng chung một mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục.

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học theo tiếp cận năng lực

* Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu đề cập tới trường đại học địa phương và chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội như: Công trình nghiên cứu của Zhao Tian-wu, Đại học Xiangfan, Trung Quốc:“A research and practice of entrepreneurship education on local

university(Một nghiên cứu và thực hành giáo dục khởi nghiệp về đại học địa phương) [120 đã nghiên cứu đề cập đến giáo dục kinh doanh, tinh thần doanh nhân là một lĩnh vực mới tại Trung Quốc. Đồng thời tác giả đã phân tích và tổng kết thực tiễn định hướng giáo dục tinh thần doanh nhân, khát vọng khởi nghiệp trong hoạt động thực tiễn của các trường đại học địa phương.

Công trình nghiên cứu của Richard Noonan: “Managing TVET to Meet labor Maket Demand” (Quản lý TVET để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động) [114 đã phân tích đặc điểm của quy luật cung cầu nhân lực và yếu tố tác động đến quy luật cung cầu, hiệu quả phát triển nhân lực trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nền kinh tế thị trường.

Tác giả R.S Schuler:“Human resource management in Australia(Quản lý nguồn nhân lực tại Úc) [112 đi sâu phân tích các hoạt động cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, chức năng của nhà nước, của cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực trong việc lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật. Và phân tích bản chất, vai trò, cơ cấu nguồn nhân lực, các chỉ số nguồn nhân lực và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật.

Tác giả Vladimir Gasskov (2000) trong cuốn sách“Managing vocational training systems” (Quản lý hệ thống đào tạo nghề) [115] đã trình bày một hệ thống khoa học và nghệ thuật về quản lý và tổ chức đào tạo nghề trong cơ sở công lập, bao gồm: quản lý cơ cấu tổ chức, thiết lập mục tiêu, kế hoạch, tài chính, quản lý đào tạo; đồng thời đưa ra biện pháp phát triển năng lực quản lý của các quản trị viên cao cấp; khuyến khích họ xem xét, phản biện các thủ tục hành chính của cơ sở mình để tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao.

* Các nghiên cứu ở trong nước

Ở trong nước, việc nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực đã được nhiều nhà khoa học quan tâm: Nguyễn Trọng Khanh (2011), Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật [45], đã phát triển hệ thống khái niệm công

cụ: năng lực, kỹ thuật, công nghệ, lao động kỹ thuật, năng lực kỹ thuật, tư duy kỹ thuật; bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NLKT (cấu trúc, đặc điểm, mức độ, phương thức và cơ chế phát triển NLKT trong dạy học).

Phạm Văn Sơn (2014), Đổi mới quản lý đào tạo từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực thực hiện [58], cho rằng để đạt được thành công trong quản lý dạy học cần chuyển tiếp từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, cần đổi mới đồng bộ các yếu tố nội dung chương trình, tổ chức giảng dạy và đánh giá xác thực.

Trần Kiểm (2016), Quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả (tiếp cận năng lực) [46], kết luận sự thành bại của nhà trường phụ thuộc một phần rất quan trọng vào hoạt động quản lý và lãnh đạo của người hiệu trưởng. Để quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, tiếp cận năng lực có thể là một giải pháp để Hiệu trưởng xem xét, nghiên cứu, giải quyết công việc là cần thiết.

Nhiều đề tài luận án cũng đã đi sâu nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực, nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, như:

Luận án tiến sĩ của Đào Việt Hà (2014) “Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng”[28], tác giả luận án đã xây dựng khung lý thuyết về quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện trên cơ sở mô hình CIPO với các nội dung quản lý chủ yếu là: quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý đầu ra của quá trình đào tạo có quan tâm đến những yếu tố tác động của bối cảnh.

Nguyễn Thế Dân (2017), "Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực" [20], luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về phát triển đội ngũ giảng viên các trường Đại học sư phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, hướng đến mục tiêu “chuẩn hóa” đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục đại học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023