Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 2


với dân số tiêu dùng lên đến gần 500 triệu người, có mức tiêu dùng cao, luôn là một trong số thị trường lớn, hấp dẫn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh của Việt Nam, và trong tương lai thị trường này sẽ được dự báo là một thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam.

Mặc dù là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng nó cũng là một thị trường “khó tính” không chỉ bởi các rào cản kỹ thuật và còn là các “rào cản pháp lý khác”. Thị trường này, trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu nhãn hiệu, vừa được vận hành bởi một hệ thống pháp luật chung của liên minh, mặt khác lại có các quy định riêng của từng nước thành viên liên minh trong bảo hộ nhãn hiệu. Đó hiển nhiên là một thách thức khó, không những đối với các Nhà hoạch định chính sánh kinh tế của Việt Nam, mà đặc biệt là đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh của Việt Nam trên con đường chinh phục thị trường khó tính này.

Vì các lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh châu Âu” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này.

2. Những đóng góp khoa học của luận văn


Luận văn được hoàn sẽ là một sự đóng góp nhất định về mặt thực tiễn và mặt lý luận của vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam.

Về mặt lý luận, hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu (dưới đây viết tắt là EU) trong các lĩnh vực khác nói chung, và trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu nói riêng luôn được đánh giá là một trong những hệ thống pháp luật chặt chẽ và tiến bộ của nhân loại. Mặc dù, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, về lý luận, luôn có sự khác nhau do sự khác nhau về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và lịch sử của mỗi quốc gia, nhưng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam, một mặt phù với hệ thống pháp luật nói chung, mặt khác pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu đòi hỏi phải có tính tương thích cao so với các chuẩn mực chung của quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế. Hơn nữa, pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu có tính hội nhập rất cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm chắc được các quy định của hệ


thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu để từ đó tìm ra được tư duy pháp luật, các quy định tiến bộ, phù hợp, có giá trị tham khảo to lớn về mặt lý luận cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Về mặt thực tiễn, hoạt động hợp tác kinh doanh trong đó bao gồm hoạt động thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thuộc Liên minh châu Âu vào thị trường Việt Nam và hoạt động thương mại hàng hoá giữa các thương nhân thuộc hai thị trường này ngày càng phát triển. Hiện tại và trong tương lai gần, thị trường Liên minh châu Âu được xác định là một thị trường chiến lược và quan trọng đối với các nhà sản xuất và kinh doanh của Việt Nam. Bởi vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có giá trị đóng góp sau đây:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu và kinh doanh của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu có được kiến thức cơ bản, sự hiểu biết cần thiết để phòng và tránh các rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, cũng như chủ động trong các trường hợp xẩy ra tranh chấp nhằm bảo hộ quyền lợi của mình một cách hiệu quả.

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 2

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn, đồng thời cũng nhằm trang bị kiến thức cho giới luật sư và những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật về SHTT của Việt Nam, vận dụng trong các công việc thực tiễn hàng ngày.

3. Tình hình nghiên cứu của đề tài


Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước châu Á đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu là một đề tài lớn, khá mới mẻ. Trong nhận thức và tìm tòi của chúng tôi, hiện vấn đề này chưa được nghiên cứu. Một vài khía cạnh đơn lẻ của vấn đề đã được đề cập trong một số các bài báo nhưng chưa nhiều. Một nghiên cứu sâu, rộng và có hệ thống trong mối liên hệ, đánh giá, so sánh về từng khía cạnh của vấn đề, đồng thời đảm bảo đươc tính mới của đề tài là mục đích của chúng tôi.

4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn


4.1. Mục đích nghiên cứu


Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu là một đề tài còn rất mới đối với ngay chính các nhà nghiên cứu luật học của các nước thuộc Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật này là khác phức tạp bởi nó vừa chứa đựng những quy định chung của cộng đồng châu Âu, vừa chứa đựng hệ thống pháp luật quốc gia của mỗi thành viên cộng đồng trong việc điều chỉnh vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu. Trong khi đó, nhu cầu hợp tác, giao lưu kinh tế giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và doanh nghiệp của thị trường này là rất lớn. Bởi vậy, mục đích chính của luận văn này tìm hiểu và làm rõ hệ thống pháp luật EU liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu.

Mục đích khác của luận văn là thông qua việc làm rõ các quy định của hệ thống pháp luật Eu về bảo hộ nhãn hiệu, trong so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, tìm ra những điểm tiến bộ, phù hợp nhằm đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là Luật SHTT vừa ban hành.

Mục đích cuối cùng của luận văn là thông qua việc tìm hiểu hệ thống pháp luật EU, tác giả có được kiến thức chuyên sâu phục vụ cho công việc thực tiễn của một luật sư tư vấn hành nghề trong lĩnh vực SHTT, giúp các thương nhân Việt Nam bảo vệ quyền nhãn hiệu tại thị trường này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Mặc dù tên của đề tài là “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu”, nhưng vì pháp luật của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu đã được nhiều luận văn trước đây nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong khi đó pháp luật của EU về bảo hộ nhãn hiệu là vấn đề mới, phức tạp, bởi vậy luận văn chủ yếu đi sâu vào phân tích làm rõ các quy định pháp luật của hệ thống này. Trong quá trình đó, có sự so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, để rút ra các điểm khác biệt, phù hợp và tiến bộ.


Trong các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, luận văn hướng tới việc làm rõ các quy định về thủ tục xác lập quyền như: định nghĩa về nhãn hiệu; các quy định về quyền nộp đơn; các quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu; các quy định về xét nghiệm nhãn hiệu. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu và làm rõ các quy định liên quan đến nội dung quyền của chủ sở hữu như: các quy định về phản đối, khiếu nại và huỷ bỏ; các quy định về trình tự và thủ tục giải quyết các yêu cầu phản đối, khiếu nại và huỷ bỏ; các quy định về hành vi xâm phạm quyền cũng như nghiên cứu khái quát về cơ chế giải quyết các vụ việc về khiếu nại và huỷ bỏ bằng con đường Toà án cộng đồng; các quy định thẩm quyền và luật áp dụng đối với các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu.

Vì vấn đề về xử lý hành vi xâm phạm trong thực thi quyền sở hữu nhãn hiệu là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp, hơn nữa khuôn khổ của một luận văn cũng có hạn, nên luận văn không đề cập đến các vấn đề này.

5. Phương pháp nghiên cứu


Với mục đích làm sáng tỏ các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, những điểm khác biệt và những điểm tương đồng về cùng một vấn đề trong hai hệ thống pháp luật: pháp luật Việt Nam và pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu, chúng tôi sử dụng sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp để làm rõ các định nghĩa, khái niệm nhãn hiệu cũng như các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu.

- Phương pháp so sánh - đối chiếu để rút ra các điểm tương đồng và các điểm khác nhau về cùng một vấn đề trong hai hệ thống pháp luật.

- Phương pháp trừu tượng khoa học nhằm để khái quát các hiện tượng phổ biến. Cùng với phương pháp phân tích, hai phương pháp này được kết hợp để khái quát các định nghĩa, khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu và khái quát tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu.

6. Bố cục của luận văn


Căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu của Luận văn, không kể phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của Luận văn được kết cấu thành ba chương:


Chương 1: Lý luận chung về bảo hộ nhãn hiệu. Chương này trình bày quát về lịch sử hình thành và khái niệm chung về nhãn hiệu theo Luật Mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới về nhãn hiệu; lược sử hình thành hệ thống pháp luật Việt Nam và Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu. Chương này cũng trình bày về khái niệm, tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu và phân loại nhãn hiệu. Ý nghĩa, cách thức bảo hộ nhãn hiệu và đặc trưng của hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu cũng được trình bày trong chương này.

Chương 2: Nội dung cơ bản của pháp luật Liên minh châu Âu và pháp luật Việt Nam về bảo bảo hộ nhãn hiệu. Chương này tập trung đi sâu vào nghiên cứu về thủ tục xác lập quyền và nội dung của quyền của chủ sở hữu như: định nghĩa về nhãn hiệu; các quy định về quyền nộp đơn; các quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu; các quy định về xét nghiệm nhãn hiệu; các quy định về phản đối, khiếu nại và huỷ bỏ; các quy định về trình tự và thủ tục giải quyết các yêu cầu phản đối, khiếu nại và huỷ bỏ. Bên cạnh đó, chương này cũng làm rõ các quy định về hành vi xâm phạm quyền, khái quát về cơ chế giải quyết các vụ việc về khiếu nại và huỷ bỏ bằng con đường Toà án Cộng đồng; các quy định thẩm quyền và luật áp dụng đối với các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu.

Chương 3: Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu. Một số điểm lưu ý về pháp luật cộng đồng về bảo hộ nhãn hiệu. Chương này trình bày các vấn đề như chính tên gọi của chương này.

Cuối luận văn là Tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU


1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm chung về nhãn hiệu


Nhãn hiệu là một khái niệm đã xuất hiện rất lâu từ thời cổ đại với ý nghĩa ban đầu là một dấu hiệu để đánh dấu các đàn gia súc và các đồ vật của một người hoặc một nhóm người với các đàn gia súc và đồ vật của một người hoặc một nhóm người khác. Tiếp theo, vào khoảng 3000 năm trước đây, những thợ thủ công người Ấn Độ thường khắc chữ ký của mình lên các tác phẩm để đánh dấu hàng hoá trước khi gửi chúng tới Iran để bán. Gần hơn nữa, cách đây vào khoảng 2000 năm, trước khi đem hàng đi bán tại khu vực Địa Trung Hải, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã biết đánh các dấu hiệu riêng lên các hàng hoá này. Cùng với sự hưng thịnh của hoạt động giao lưu thương mại của thời kỳ này, việc sử dụng dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của các nhà buôn và các nhà sản xuất như vậy ngày càng phổ biến trong hoạt động buôn bán. Tuy nhiên, thời kỳ này, tầm quan trọng về ý nghĩa kinh tế của nhãn hiệu còn rất hạn chế [42, tr.9].

Dần dần, cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, kéo theo là sự phát triển của hoạt động thương mại và buôn bán hàng hoá, nhãn hiệu bắt đầu đóng một vai trò quan trọng và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong xu hướng thương mại hoá và toàn cầu hoá của nền kinh tế thị trường.

Quá trình công nghiệp hoá và sự phát triển của nền kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các thương nhân cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hoá ngày càng đa dạng trong cùng một chủng loại hàng. Thông thường, các hàng hoá là khác nhau về chất lượng và giá cả, nhưng để xác định được đâu là hàng hoá có chất lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, cần phải có đặc điểm để nhận diện. Bởi vậy, một điều hiển nhiên là người tiêu dùng cần phải được cung cấp các tiêu chí để lựa chọn hàng hoá, và nhà sản xuất cũng cần phải tạo ra một đặc trưng riêng cho hàng hoá do chính mình sản xuất. Do đó, hàng hoá phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hoá trên thị trường chính là nhãn hiệu [13, tr.66].


Như vậy, sự ra đời của nhãn hiệu ban đầu chỉ đơn thuần là một dấu hiệu hay ký hiệu mang tính ngẫu nhiên. Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất và thương mại hàng hoá, các nhà sản xuất và các nhà buôn bán hàng hoá ngày càng ý thức hơn về nhãn hiệu, do đó, các dấu hiệu hay ký hiệu dùng làm nhãn hiệu không còn mang tính ngẫu nhiên nữa, mà ẩn chứa trong nó dụng ý của nhà sản xuất và nhà buôn bán hàng hoá, thông qua việc đặt tên cho hàng hoá. Và, nhãn hiệu thời kỳ này cũng chỉ nhằm mục đích để phân biệt hàng hoá, do vậy, được gọi là nhãn hiệu hàng hoá. Trước khi Tổ chức SHTT thế giới được thành lập, đã có rất nhiều định nghĩa về nhãn hiệu được đưa ra, nhưng tựu trung lại đều thống nhất ở quan điểm cho rằng "nhãn hiệu là bất kỳ một dấu hiệu nào mà có thể cá thể hoá hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh" [42, tr.9].

Định nghĩa này bao hàm hai khía cạnh: khía cạch thứ nhất là chức năng cá thể hoá hàng hoá của nhãn hiệu và thứ hai là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc. Mặc dù, định nghĩa đề cập đến hai khía cạch của nhãn hiệu, nhưng thực chất cả hai khía cạnh này luôn tuỳ thuộc lẫn nhau và được xem là một. Để cá thể hoá một hàng hoá, nhãn hiệu cần phải chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá, nhưng việc chỉ ra nguồn gốc hàng hoá không có nghĩa là nhãn hiệu phải cho người tiêu dùng biết người thực sự đã sản xuất ra hàng hoá hay thậm chí là người đang kinh doanh hàng hoá. Trên thực tế, người tiêu dùng thường không biết tên của nhà sản xuất, và lại càng không biết chút gì về địa điểm của nhà máy sản xuất sản phẩm. Nhãn hiệu không cần thiết phải chỉ rõ xuất xứ, chỉ cần người tiêu dùng tin vào nhà sản xuất là đủ. Bởi vậy, chức năng cá thể hoá của nhãn hiệu thực chất là đề cập đến một nhà sản xuất cụ thể.

Khía cạnh thứ hai của định nghĩa đề cập đến chức năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các doanh nghiệp khác. Chỉ khi nhãn hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được một hàng hoá mang nhãn hiệu của doanh nghiệp này với các hàng hoá của các doanh nghiệp khác được đưa ra thị trường, thì nhãn hiệu đó mới đạt được chức năng ban đầu của nó tức là chức năng xác định được nhà sản xuất. Điều này cho thấy chức năng phân biệt và chức năng chỉ nguồn gốc thực tế là không thể tách rời.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022