Phiếu Phỏng Vấn Sâu Dành Cho Nhà Tuyển Dụng Và Cựu Sinh Viên

13PL


Phụ lục 7: Phiếu phỏng vấn sâu dành cho nhà tuyển dụng và cựu sinh viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU VỀ CÔNG TÁC

ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

(Dành cho Nhà tuyển dụng lao động và cựu sinh viên)

I. Thông tin chung


Người thực hiện

Đỗ Thị Thanh Toàn

Người được phỏng vấn


Chức danh


Chủ đề phỏng vấn

Công tác đào tạo và quản lý đào tạo các ngành

công nghệ kỹ thuật

Địa điểm


Thời gian


Chữ ký xác nhận


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 30

II. Nội dung

Hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay?

Trả lời:…………………………………………………………………………

Hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về sự phù hợp giữa khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật với quá trình đào tạo và chương trình đào tạo ở các trường đại học địa phương hiện nay?

Trả lời: …………………………………………………………………………

Hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương?

Trả lời: …………………………………………………………………………

Hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa nhà trường và nhà tuyển dụng, cựu sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật?

Trả lời: …………………………………………………………………………

Hỏi: Ông/Bà có góp ý gì trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương hiện nay

Trả lời:…………………………………………………………………………

14PL


Phụ lục 8: Chuẩn đầu ra một số ngành kỹ thuật cơ bản

Phụ lục 8.1: Chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy trường ĐH Hải Phòng

Sinh viên Trường Đại học Hải Phòng sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí 02 (chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy) trình độ đại học phải đạt các chuẩn sau:

1. Về kiến thức

1.1. Nắm chắc và hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành như thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng máy công cụ, máy công nghiệp; hiểu sâu về công nghệ chế tạo máy, dụng cụ cắt, đồ gá và kỹ thuật gia công cơ khí…

1.2. Hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị và pháp luật đại cương; nắm vững các kiến thức về khoa học toán và khoa học tự nhiên để học các môn chuyên ngành và nghiên cứu khoa học.

1.3. Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; - Sinh viên đạt chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin theo Thông tư số: 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11/3/2014.

1.4. Nắm vững kiến thức về các phần mềm thiết kế máy và lập trình chương trình tự động gia công chi tiết.

1.5. Nắm chắc kiến thức về thiết kế quy trình công nghệ gia công, công nghệ sản xuất; biết tổ chức và giám sát kỹ thuật sản xuất công nghiệp nói chung và cơ khí chế tạo nói riêng. - Hiểu biết sâu và rộng về thiết kế dây chuyền sản xuất công nghiệp; quản lý dây chuyền sản xuất cơ khí, quản lý kỹ thuật phân xưởng doanh nghiệp công nghiệp.

2. Về kỹ năng

2.1. Có kỹ năng tính toán thiết kế, chế tạo các loại máy gia công vạn năng, máy gia công tự động CNC, máy công nghiệp và các loại máy móc, thiết bị gia dụng; có kỹ năng thiết kế dụng cụ cắt, đồ gá và xây dựng quy trình công nghệ gia công chi tiết máy… - Sử dụng thành thạo các phần mềm:

15PL


AutoCAD, CAD/CAM/CNC … trong tính toán, thiết kế máy, lập trình điều khiển máy chế tạo sản phẩm cơ khí.

2.2. Có kỹ năng tổ chức mặt bằng, dây chuyền sản xuất cơ khí, các dịch vụ sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cơ khí.

2.3. Có tư duy phân tích và phát hiện các mâu thuẫn trong sản xuất, đề xuất các ý tưởng thiết kế, các giải pháp kỹ thuật hữu ích, các biện pháp quản lý kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

2.4. Được trang bị kiến thức và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng các giải pháp kỹ thuật và dịch vụ chuyển giao công nghệ cơ khí. 57

2.5. Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp công nghiệp; có thể tổ chức các hội thảo, thuyết trình quảng bá giới thiệu sản phẩm, thực hiện các hoạt động quảng bá về giải pháp kỹ thuật, dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ khí.

2.6. Ngoại ngữ: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

3. Mức tự chủ và trách nhiệm

3.1. Là chuyên viên kỹ thuật phân xưởng hoặc doanh nghiệp có năng lực làm việc độc lập, hoặc làm việc nhóm trong công tác nghiên cứu, phân tích, tư vấn thiết kế, kỹ thuật sản xuất trong lĩnh vực cơ khí.

3.2. Là cán bộ kỹ thuật có năng lực kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các công việc kỹ thuật về thiết kế, gia công, lắp đặt dây chuyền và tổ chức sản xuất công nghiệp nói chung và cơ khí nói riêng.

3.3. Là nhà chuyên môn có tư duy nghiên cứu khoa học chuyên ngành; có khả năng phân tích định hướng và tổ chức nghiên cứu, đánh giá các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí.

3.4. Là cán bộ kỹ thuật có tác phong công nghiệp, có thể lập kế hoạch về sản xuất, tổ chức các hoạt động kỹ thuật cơ khí, quản lý và điều phối lao động theo dây chuyền sản xuất, theo dịch vụ hoặc dự án hoạt động sản xuất cơ khí.

16PL


Phụ lục 8.2: Chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử trường ĐH Hùng Vương

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Electrical and Electronic Engineering)

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Biết được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và nội dung các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

Vận dụng tốt các kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên vào việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên ngành và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

3.2. Kiến thức cơ sở ngành

Hiểu, vận dụng được kiến thức về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật đo lường điện, kỹ thuật điện tử số, vật liệu điện, phân tích được mạch điện trong công nghiệp và dân dụng để tiếp thu và nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành.

Vận dụng tốt kiến thức về an toàn điện vào trong lĩnh vực sản xuất.

3.3. Kiến thức ngành

Hiểu nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của các hệ thống phát, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an toàn điện, hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp qui mô vừa và nhỏ.

Hiểu đặc tính và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử. Phân tích được qui trình công nghệ và hoạt động của các hệ thống điện tử tương tự, điện tử số.

Vận dụng tốt các kiến thức về máy điện, khí cụ điện, hệ thống cung cấp điện,kỹ thuật lập trình PLC, hệ thống truyền động điện để thiết kế vận hành sửa chữa hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, tổ chức sản xuất.

3.4 Năng lực nghề nghiệp

Đánh giá được mối quan hệ kinh tế- kỹ thuật cơ bản trong tổ chức sản

17PL


xuất công nghiệp để xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án về điện trong công nghiệp và dân dụng.

4. Yêu cầu về kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

Sử dụng thành thạo các công cụ hiện đại để giải các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính, các phần mềm thiết kế để vẽ và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính, các lĩnh vực về điện. Đọc, hiểu, vẽ và triển khai được các bản vẽ điện - điện tử.

Thiết kế, tính toán, lựa chọn các thiết bị điện - điện tử thường dùng trong lưới điện cung cấp điện và hệ thống chiếu sáng, các tủ điều khiển tự động, các nhà máy tự động hoá.

Kiểm tra, bảo dưỡng được các thiết bị điện - điện tử thông dụng trong công nghiệp và dân dụng.

Vận hành, kiểm tra, sửa chữa được các loại máy điện AC, máy điện DC trong công nghiệp và dân dụng.

Thiết kế các hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư, hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, hệ thống an toàn điện.

Vận hành và quản lý hệ thống phân phối điện, sản xuất tự động.

Biết lập trình và lắp đặt mạch điều khiển cho các cơ cấu sản xuất tự động hoá, các dây chuyề tự động hoá dùng PLC vừa và nhỏ.

Đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng.

4.2. Kỹ năng mềm

Sử dụng tiếng Anh trình độ B, đọc viết hội thoại trong công việc thực tế hàng ngày, dịch được một số tài liệu kỹ thuật điện tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Khai thác và sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ vẽ mạch điện mô phỏng mạch điện (Auto CAD, Matlab)

Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc trong các nhóm đa lĩnh vực.

Có khả năng nhận diện, tổng hợp và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật.

Giao tiếp hoà đồng với mọi người, luôn cố gắng học hỏi nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Phân tích và xử lý thông tin khi có tình huống xảy ra về phần điện -

18PL


điện tử, nắm được nguyên nhân gây ra sự cố, biết khai thác tài nguyên trên mạng, các tài liệu trên các trang website chuyên ngành để nâng cao trình độ và khả năng xử lý công việc.

Có khả năng quản lý và lãnh đạo nhóm.

5. Yêu cầu về thái độ

5.1. Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết đường lối chính sách pháp luật của nhà nước. Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, nhà máy. Có ý thức trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp,

5.2. Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ:

Có trách nhiệm cao trong công việc, có thái độ phục vụ tốt, có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân. Làm việc trong môi trường độc lập hoặc hợp tác nhóm. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc:

Sinh viên sau khi ra trường biết cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực điện, điện tử liên quan đến nghề nghiệp, thực hiện nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành tại các nhà máy, công ty liên quan đến điện, điện tử như: Các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử; Các công ty tư vấn, thiết kế mạch điện tử; Các công ty sản xuất có sử dụng các hệ thống tự động hóa điện – điện tử. Làm việc trong các công ty điện lực, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, có khả năng làm việc tại các viện nghiên cứu về các lĩnh vực điện, điện tử.

Cán bộ quản lý, giáo dục đào tạo tại các trường đại học công nghệ, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm nghề.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ra trường có thể học tiếp lên trình độ cao hơn tại các cơ sở trong hoặc ngoài nước.

Biết độc lập nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học,

19PL


Phụ lục 8.3: Chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng trường ĐH Hồng Đức

1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

- Ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kỹ thuật công trình xây dựng

+ Tiếng Anh: Civil Engineering

- Trình độ: Đại học

- Mã ngành đào tạo: 52580201

- Thời gian đào tạo: 4,5 năm

- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo: Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật công trình theo định hướng ứng dụng và đáp ứng nhu cầu xã hội, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở rộng, kiến thức chuyên môn cần thiết và định hướng chuyên ngành hẹp, có khả năng thiết kế, thi công các loại công trình như công trình thuỷ, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình cầu hầm, có kiến thức về công nghệ xây dựng, về tổ chức quản lý dự án xây dựng. Có thể làm việc tại các công ty, cơ quan quản lý các cấp, cơ quan nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong lĩnh vực xây dựng và có thể học tập tiếp để có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.

2. CHUẨN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

2.1. Kiến thức

- Kiến thức chung: Có kiến thức về quốc phòng - an ninh, khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, về hệ thống pháp luật của Nhà nước theo quy định hiện hành. Có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng.

- Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức chung về lĩnh vực xây dựng như công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, thủy lực, môi trường và các phương pháp phân tích nội lực kết cấu. - Kiến thức ngành: Có kiến thức về các loại kết cấu trong xây dựng, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công và quản lý các dự án xây dựng.

- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức sâu về chuyên ngành xây dựng công trình thủy, xây dựng công trình giao thông, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

2.2. Kỹ năng

- Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn.

- Thiết kế các loại công trình thuỷ, công trình giao thông, công trình dân dụng và công nghiệp.

- Thi công các loại công trình thuỷ, công trình giao thông, công trình dân dụng và công nghiệp.

- Tổ chức quản lý các dự án xây dựng.

20PL


2.3. Thái độ:

Yêu nước, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, sẵn sàng đấu tranh ủng 2 hộ, bảo vệ quan điểm khoa học chân chính, đam mê tìm hiểu, khám phá về ngành kỹ thuật xây dựng công trình.

2.4. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Có ý thức trách nhiệm công dân.

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.

- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2.5. Tiếng Anh: Đạt trình độ bậc 3/6 (mức 3) Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2.6. Công nghệ thông tin: Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, các Kỹ sư kỹ thuật công trình có thể công tác tại:

- Các công ty khảo sát, tư vấn, thiết kế xây dựng.

- Các công ty xây dựng có chức năng thi công, giám sát chất lượng công trình.

- Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực xây dựng các cấp.

- Các cơ quan nghiên cứu Khoa học

- Công nghệ thuộc lĩnh vực xây dựng.

- Các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong lĩnh vực xây dựng công trình.

- Tự phát triển doanh nghiệp tư nhân.

4. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

Được trang bị kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh, đủ để có thể học tập tiếp trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ./.

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí