LỜI CAM ĐOAN
GS.TS. Hoàng Nam
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định.
Tác giả luận án
Nông Anh Nga
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ GIA ĐÌNH NGƯỜI TÀY Ở TỈNH CAO BẰNG 16
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 16
1.2.Những vấn đề lý luận chung về gia đình và văn hóa gia đình 25
1.3.Khái quát về gia đình người Tày ở tỉnh Cao Bằng 40
Tiểu kết 49
Chương 2: VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH CAO BẰNG 51
2.1.Những biểu hiện của văn hoá gia đình truyền thống người Tày 51
2.2.Những điều kiện hình thành văn hoá gia đình truyền thống của người Tày ...83 Tiểu kết 87
Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH CAO BẰNG 89
3.1.Những biểu hiện của sự biến đổi 89
3.2.Đánh giá về sự biến đổi 116
Tiểu kết 119
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH CAO BẰNG, DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 121
4.1.Những yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người Tày 121
4.2.Dự báo xu hướng biến đổi...........................................................................
4.3.Những vấn đề đặt ra hiện nay 136
Tiểu kết 148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 162
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ | |
cb | Chủ biên |
CNH | Công nghiệp hóa |
HĐH | Hiện đại hóa |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
NCS | Nghiên cứu sinh |
Nxb | Nhà xuất bản |
CTQG | Chính trị quốc gia |
PVS | Phỏng vấn sâu |
TW | Trung ương |
TP | Thành phố |
UBND | Ủy ban nhân dân |
UNESSCO | Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc |
VHGĐ | Văn hóa gia đình |
KT-XH | Kinh tế-Xã hội |
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hoá gia đình của người Tày ở tỉnh Cao Bằng - 2
- Những Nghiên Cứu Chung Về Gia Đình Và Văn Hoá Gia Đình
- Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Gia Đình Và Văn Hóa Gia Đình
Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội dung bảng thống kê | Trang | |
1. | Bảng 1: Các thế hệ sống chung trong một gia đình | 90 |
2. | Bảng 2: Quan niệm về số con trong gia đình | 91 |
3. | Bảng 3: Ý nghĩa của việc sinh con trai (con gái) trong gia đình | 91 |
4. | Bảng 4: Vai trò của bố (mẹ) đối với hôn nhân của con cái | 94 |
5. | Bảng 5: Tuổi kết hôn của người Tày (cả nam và nữ) | 94 |
6. | Bảng 6: Tiêu chí xây dựng gia đình | 95 |
7. | Bảng 7: Việc thực hiện các nghi lễ trong đám cưới | 96 |
8. | Bảng 8: Trang phục trong lễ cưới hiện nay | 97 |
9. | Bảng 9: Quan niệm về hôn nhân hỗn hợp dân tộc | 100 |
10. | Bảng 10: Việc thờ cúng trong gia đình | 101 |
11. | Bảng 11: Việc tổ chức các lễ, tết trong năm | 102 |
12. | Bảng 12: Đồ lễ phúng viếng trong đám ma | 106 |
13. | Bảng 13: Hình thức giáo dục trong gia đình | 109 |
14. | Bảng 14: Vai trò của các thành viên trong việc giáo dục con cái | 110 |
15. | Bảng 15: Tần suất tham gia các hoạt động cộng đồng của gia đình | 115 |
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do khoa học
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình là cái nôi của tình yêu thương, là nơi con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể chất và nhân cách. Chính gia đình là mảnh đất gieo mầm, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, gia đình có một vị trí và vai trò đặc biệt. Với hai chức năng cơ bản: tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hoá cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại. Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội-phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia đình nói chung và văn hoá gia đình nói riêng.
Gia đình Việt Nam trải qua nhiều thế hệ và đã tạo dựng nên những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như lòng yêu nước, hiếu nghĩa, ham học, thuỷ chung, đùm bọc lẫn nhau, lao động cần cù và sáng tạo, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhờ những thành tựu của phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo và các lĩnh vực khác. Chính những thành tựu này đã góp phần quan trọng làm cho niềm tin, trách nhiệm của từng cá nhân và toàn xã hội đối với gia đình được nâng lên.
Nghiên cứu VHGĐ là chủ đề được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, hiện tại đã có rất nhiều công trình khoa học bàn về vấn đề này, nhưng tập trung chủ yếu giải quyết vấn đề lý luận về tầm quan trọng của gia đình trong xã hội hiện nay. Những công trình này, thường là các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các luận văn, luận án có cách tiếp cận riêng với những trọng tâm nhất định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về VHGĐ của người Tày ở tỉnh Cao Bằng. Do vậy, nghiên cứu VHGĐ người Tày ở tỉnh Cao Bằng vẫn được xem là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Gia đình và VHGĐ luôn có sự khác biệt theo những khác biệt về địa lý nhân văn, văn hóa tộc người…và luôn biến đổi để thích nghi với những biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như biến đổi KT-XH. Nói cách khác, nghiên cứu gia đình và VHGĐ trong xã hội đương đại và cụ thể của từng địa phương, từng bối cảnh kinh tế-văn hóa-xã hội luôn là những đề tài mới và hữu ích.
VHGĐ của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là một bộ phận hữu cơ của VHGĐ Việt Nam. Nhưng do những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và lịch sử, VHGĐ ở nơi đây cũng có những nét đặc thù. Ngay cả những nét đã được định hình trong truyền thống cũng đang có những biến đổi. Thực sự đây là một vấn đề nghiên cứu có tính hữu ích cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.
1.2. Lý do thực tiễn
Bước sang thế kỷ XXI, gia đình và văn hóa gia đình có những thay đổi rất phức tạp như: quy mô gia đình, loại hình gia đình, vai trò của gia đình, giá trị của gia đình, sự gia tăng ly hôn, sinh con ngoài giá thú; sự gia tăng tỷ lệ tham gia lao động ngoài gia đình của phụ nữ, những thay đổi lớn trong quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, sự thay đổi các chuẩn mực liên quan đến các quan hệ tình dục…Mấy thay đổi đó đã tấn công mạnh mẽ vào nền tảng gia đình truyền thống.
Gia đình của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là nơi lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, là nơi trao truyền các giá trị văn hóa tộc người, cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần…Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế, vấn đề văn hóa gia đình nơi đây cũng đã và đang nảy sinh một số vấn đề phức tạp, như: sự thay đổi về cơ cấu chức năng, quy mô gia đình, sự đảo lộn về lối sống, trật tự gia đình, sự sa sút về đạo đức, bình đẳng giới trong gia đình, bạo lực gia đình…là những vấn đề cần được nghiên cứu hiện nay và trong tương lai.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn xã hội trên đây, tác giả chọn đề tài Văn hoá gia đình của người Tày ở tỉnh Cao Bằng làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện được những giá trị văn hóa gia đình truyền thống và biến đổi của người Tày ở tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá được sự biến đổi của văn hóa gia đình trong xu thế hội nhập và phát triển của gia đình Việt Nam nói chung và gia đình người Tày ở tỉnh Cao Bằng nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tác giả sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về văn hoá gia đình, đó là công cụ để khu biệt rò các nội dung nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xác định những vấn đề cần khảo sát và đánh giá.
2. Khảo sát và đánh giá các thành tố cơ bản của văn hóa gia đình người Tày ở tỉnh Cao Bằng trong truyền thống trong mối tương quan với các tiền đề văn hoá xã hội hình thành gia đình truyền thống của người Tày.
3. Khảo sát và đánh giá sự biến đổi của các thành tố văn hóa gia đình của người Tày ở tỉnh Cao Bằng hiện nay.
4. Dự báo xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với văn hóa gia đình người Tày ở tỉnh Cao Bằng. Từ đó đặt ra những vấn đề nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gia đình người Tày ở tỉnh Cao Bằng trong thời kỳ hội nhập.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu về văn hoá gia đình của người Tày ở tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, do nội hàm khái niệm văn hóa gia đình khá rộng nên tác giả sẽ chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài qua 04 thành tố sau:
- Quan niệm về hôn nhân.
- Các nghi lễ gia đình.
- Giáo dục trong gia đình.
- Ứng xử trong gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: gia đình của người Tày trên 04 địa bàn, bao gồm:
+ Thành phố Cao Bằng: đại diện cho khu vực thành thị [PL.1, tr.165].
+ Huyện Thạch An: đại diện cho khu vực có cộng đồng người Tày sống đông nhất [PL.1, tr.162].
+ Huyện Phục Hòa: đại diện cho khu vực người Tày giao lưu buôn bán với người nước ngoài qua cửa khẩu [PL.1, tr.163].
+ Huyện Bảo Lạc: đại diện cho khu vực người Tày sống cùng các dân tộc thiểu số khác [PL.1, tr.164].
- Phạm vi thời gian: chọn năm 1986 làm mốc thời gian để phân định văn hóa gia đình truyền thống và văn hóa gia đình hiện nay nhằm đối chiếu, tìm ra những yếu tố biến đổi.
4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
4.1. Cơ sở lý thuyết
Xuất phát từ đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn cách tiếp cận theo lý thuyết cấu trúc chức năng trong quá trình thực hiện luận án.
Trong lĩnh vực xã hội học, thuyết cấu trúc và thuyết chức năng với các biến thể của chúng đã tạo thành thuyết cấu trúc chức năng tập hợp nhiều tác giả khác nhau tham gia nghiên cứu, xây dựng. Trong đó nổi bật nhất là Talcott Parsons (1902-1979), Robert Merton (1910-2003) và Peter Blau (1918-2002) [118].
Nhìn chung, Parsons sử dụng khái niệm cấu trúc và khái niệm hệ thống gần như tương đương nhau với nghĩa là hệ thống có cấu trúc và cả hai đều có chung những thành phần nhất định mà mỗi thành phần này có những chức năng nhất đinh đối với cả hệ thống. Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống