Quản Lý Xây Dựng Mục Tiêu, Nội Dung Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Trên Cơ Sở Khảo Sát Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực Của Địa Phương Và

Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tuyên truyền về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực với nhiều kênh khác nhau, như: Bằng các công văn, chỉ thị, thông tin, trên bản tin và trang thông tin điện tử của nhà trường; Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên ngành, các cuộc sinh hoạt đoàn thể hàng tuần, hàng tháng của khoa, bộ môn…; đồng thời tổ chức tập huấn và quán triệt chung trong toàn trường.

Tổ chức cho lãnh đạo, quản lý các cấp trong nhà trường được tham quan học tập ở các cơ sở đào tạo tiên tiến ở trong nước, ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm về những kinh nghiệm quản lý đào tạo đã đạt hiệu quả.

Trong thực tế, khi triển khai đổi mới một hoạt động thì việc tạo nên nhận thức đồng thuận là hết sức quan trọng song lại rất khó khăn. Vì vậy, để thực hiện đổi mới trong đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực thì nhà trường cần có sự hỗ trợ của những chuyên gia trong quản lý và kết hợp các phương pháp quản lý khác nhau để tác động đến CBQL, giảng viên, sinh viên làm chuyển biến ý thức của họ về vấn đề này, khuyến khích động viên và tạo áp lực cần thiết để họ phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Song song với việc xây dựng kênh thông tin, cần thực hiện kiểm tra, đánh giá và giám sát các khuynh hướng nhận thức về tầm quan trọng của việc đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong nhà trường để kịp thời chấn chỉnh những nhận thức sai lệch, chưa đúng, đảm bảo CBQL các cấp, giảng viên, nhân viên, sinh viên nhận thức đúng. Đây là một trọng trách có ý nghĩa và cũng là xu hướng đào tạo mới bắt buộc các cơ sở đào tạo phải tuân theo, nếu không sẽ bị đào thải.

3.3.1.4 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện biện pháp này, trước hết phải có sự đồng thuận và quyết tâm cao của lãnh đạo nhà trường và đội ngũ CBQL, GV trong toàn trường.

- Tạo lập mối liên kết trách nhiệm giữa Đảng ủy, chính quyền với các

tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên cũng như với các cấp ủy, chính quyền địa phương liên quan để thường xuyên quan tâm, tích cực thực hiện các chủ trương trong đổi mới và quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực.

- Bên cạnh trách nhiệm chung của toàn trường, cần giao nhiệm vụ cho một Ban phụ trách/chuyên trách tuyên truyền qua nhiều kênh và nhiều cách khác nhau để nâng cao hoạt động nhận thức cho CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực.

- Có mối quan hệ với các Viện nghiên cứu giáo dục, các trường đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trong và ngoài nước.

- Thực hiện cơ chế tài chính về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CBQL, GV, SV theo quy định hàng năm cho trường; khuyến khích họ tích cực tham gia tìm hiểu và có đề xuất ý tưởng mới trong đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

3.3.2. Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực

Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo liên quan trực tiếp đến những hoạt động cốt yếu trong đào tạo đó là: hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Đồng thời, nó sẽ quyết định cả phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo... Mặt khác, xây dựng được mục tiêu, nội dung đào tạo đúng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, uy tín và vị thế đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, tác giả đề xuất biện pháp “Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực”.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 21

3.3.2.1 Mục đích của biện pháp

Hướng tới việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật.

Bảo đảm chuẩn đầu ra và CTÐT ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động. Khẳng định cam kết về chất lượng đào tạo của các trường ÐHÐP đối với khách hàng.

Làm căn cứ cho công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng nhà trường theo Thông tư số 38/2013/TT-BGDÐT ngày 29/11/2013 của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT ngày 14/03/2016 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo đại học.

3.3.2.2 Nội dung của biện pháp

Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BGDÐT, ngày 16 tháng 04 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ”, ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ nãng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ðể đạt được mục đích trên, theo tác giả phải thực hiện ba nội dung cơ bản sau:

- Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình trình đào tạo.

- Tổ chức triển khai xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào

tạo trên 2 nguyên tắc: dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực địa phương và các tiêu chuẩn năng lực

- Rà soát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện công tác Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực, các trường đại học địa phương cần lưu ý thực hiện các hoạt động sau đây khi thực hiện 3 nội dung của biện pháp:

(1) Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.

Lãnh đạo các trường đại học địa phương phải nhận thức và xác định mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo chính là “xương sống” của quá trình đào tạo. Chỉ khi xác định mục tiêu, nội dung đào tạo đúng đắn và vận hành CTĐT tốt mới tạo ra người học có năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Chính vì vậy, việc tăng cường nhận thức cho CBQL, GV về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo có ý nghĩa quan trọng.

Để tăng cường nhận thức cho CBQL về xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo, lãnh đạo nhà trường cần nắm rõ hệ thống văn bản ban hành quy định về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; có định hướng xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; chỉ đạo sát sao, kịp thời giải quyết những vướng mắc hay quan điểm trái chiều.

Các văn bản này cần được phổ biến rộng rãi, chi tiết đến các đơn vị, cá nhân liên quan thông qua hệ thống web site và các kênh thông tin nội bộ khác. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường mời các chuyên gia, đối tác có kinh nghiệm về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đặc biệt nhóm

ngành công nghệ kỹ thuật đến tập huấn, triển khai đạt hiệu quả.

(2) Tổ chức triển khai xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo trên 2 nguyên tắc: dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của

địa phương và các tiêu chuẩn năng lực

Để công tác tổ chức triển khai xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực đạt hiệu quả. Tác giả đề xuất thực hiện theo quy trình sau:


Thành lập Ban phát triển chương trình đào

tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Thực hiện khảo sát nhu cầu nhân lực ngành CNKT của địa phương và xác định các tiêu

chuẩn NLTH

Triển khai đổi mới MT, ND CTÐT trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhân lực ngành CNKT của địa phương và các tiêu chuẩn NLTH

(vận dụng mô hình CDIO)

Thẩm định, hoàn thiện, ban hành mục tiêu,

chuẩn đầu ra, CTĐT


Hình 3.2. Quy trình quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT

Bước 1: Thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Lãnh đạo các trường đại học địa phương ra quyết định thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo tại mỗi khoa đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật với chức năng, nhiệm vụ: xây dựng, điều chỉnh, bổ sung... mục tiêu, nội dung đào tạo. Ban phát triển CTÐT là đầu mối chỉ đạo việc phát triển CTÐT đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất về các tiêu chí như: bám sát yêu cầu thực tiễn, cập

nhật tiến bộ của KH-CN, phù hợp với năng lực đào tạo của nhà trường và khẳng định giá trị đầu ra – giúp người học đạt được các năng lực.

Thành phần của mỗi Ban cần có: Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, cán bộ phòng đào tạo, giảng viên có dày dặn kinh nghiệm giảng dạy, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành... Trong đó, cần phân định trách nhiệm, quyền hạn, tính chịu trách nhiệm xã hội và qui trình phối hợp giữa các bên liên quan.

Phòng Ðào tạo là đơn vị đầu mối theo sát hoạt động của các Ban phát triển CTÐT ngành công nghệ kỹ thuật. Do vậy, CBQL phòng đào tạo cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu.

Bước 2: Triển khai khảo sát nhu cầu nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật của địa phương và xác định các tiêu chuẩn năng lực

Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; khảo sát nhu cầu đào tạo của người học, người lao động; khảo sát nhu cầu cần cung ứng nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động của các địa phương … làm căn cứ xác định cơ cấu ngành đào tạo, quy mô đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo… Do đó, các trường ĐHĐP phải xây dựng chiến lược đào tạo sao cho không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường lao động địa phương mà còn phải đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường này.

Chỉ đạo khảo sát, phân tích ngành nghề hay vị trí việc làm của sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật trong thực tiễn có sự tham gia các chuyên gia và tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn năng lực. Từ đó xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra các CTÐT. Xây dựng ma trận giữa tiêu chuẩn năng lực và các học phần dự kiến trong CTÐT để lựa chọn các học phần trong khung CTÐT cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Khó khăn trong thực hiện khảo sát chính là việc lựa chọn đối tượng

và quy mô khảo sát. Bởi vậy, cần lựa chọn đối tượng khảo sát và chọn mẫu số lượng sao cho đảm bảo độ tin cậy của kết quả khảo sát. Trong triển khai thực hiện khảo sát cũng cần lưu ý lựa chọn thời điểm, thời lượng, cũng như cần có đủ các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực…

Bước 3: Triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực

Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo được giao trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trong trường phối hợp để triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phát triển CTÐT theo hướng ngày càng nâng cao năng lực cho người học. Chỉ đạo phòng Ðào tạo và Khoa chuyên môn đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điều chỉnh phù hợp với khung kiến thức đã được quy định, kết hợp với khảo sát nhu cầu nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật và các tiêu chuẩn năng lực.

Cụ thể, dựa trên kết quả khảo sát (ở bước 2) kết hợp với so sánh, tham khảo mục tiêu, nội dung CTÐT của các trường uy tín trong và ngoài nước, nhà trường tổ chức và chỉ đạo Ban phát triển chương trình đào tạo các khoa rà soát những bất cập trong mục tiêu, nội dung CTÐT hiện hành. Từ đó, có các định hướng, ban hành dự thảo về xây dựng mới hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ban phát triển CTÐT tiếp tục lấy ý kiến của những chuyên gia đầu ngành, CBQL, GV, SV và đặc biệt là nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên để hoàn thiện dự thảo mục tiêu, CTÐT. Ðề cao tiêu chí điều chỉnh bổ sung những học phần có tính chất tiên quyết để có được CTÐT mới phù hợp theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học.

Khi xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo, tác giả đề xuất vận dụng theo mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện vận hành). Ðây là một đề xướng của các khối ngành công nghệ kỹ thuật thuộc ÐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ phối hợp với các trường đại học Thụy Ðiển. Sinh viên trong chương trình đào tạo theo CDIO được phát triển và cần đạt được 4 năng lực chính (hay còn gọi

là chuẩn đầu ra) khi tốt nghiệp. Bao gồm: Khối kiến thức và lập luận ngành (lý thuyết); Các kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp (thực hành); Các kỹ năng và phẩm chất xã hội (cộng đồng); Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn (năng lực CDIO) đặt trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp (thực hiện). Bốn năng lực chính này được xây dựng đến cấp độ rất chi tiết nên rất cụ thể và riêng biệt cho từng ngành hay từng chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Một chương trình đào tạo hướng tới việc đạt được 4 năng lực chính này sẽ giúp sinh viên có được các kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi của môi trường, thậm chí là có thể dẫn dắt sự thay đổi đó.

Ngoài việc cung cấp một bản mẫu về chuẩn đầu ra, đề xướng CDIO cũng cung cấp những hướng dẫn rất cụ thể về đào tạo và phương pháp quản lý giáo dục như tinh thần doanh nhân, lãnh đạo trong giáo dục đại học, phát triển giảng viên chuyên nghiệp, kết gắn doanh nghiệp với giáo dục đại học, quốc tế hóa giáo dục đại học, học tập dựa trên dự án, cải cách khung chương trình bền vững, đào tạo sinh viên các kỹ năng giao tiếp không chính thức, học tập kinh nghiệm và học tập chủ động, thiết kế chương trình, khung chương trình, môi trường học tập, kiểm tra, đánh giá… nên rất hữu ích trong việc áp dụng và triển khai.

CDIO đã được rất nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng và thành công, đặc biệt là ở Mỹ. Ở châu Á, Singapore là nước đầu tiên triển khai, đã áp dụng thành công tại 5 trường và 15 chuyên ngành (diplomas) từ năm 2007. Hiện nay, tại Việt Nam một số trường đại học lớn chính thức triển khai CDIO. Ðó là Ðại học Quốc gia TP. HCM, Ðại học Kinh tế (Ðại học Quốc gia Hà Nội), Ðại học FPT… Theo tác giả luận án, đây là mô hình xây dựng mục tiêu, nội dung CTÐT hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực.

Bước 4: Thẩm định, hoàn thiện, ban hành mục tiêu, nội dung CTÐT

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí