Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực


Bảng 2.20. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý hợp tác giữa trường ĐHĐP và DN trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

Thứ bậc

Kém (1)

Yếu (2)

TB (3)

Khá (4)

Tốt (5)

SL

%

Xi

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

Xi

1

Quản lý hợp tác trong nghiên cứu và

phát triển (R&D)

0

0,0

27

13,5

75

37,5

54

27,0

44

22,0

3,57

1

2

Quản lý hợp tác trong trao đổi nhân sự

(GV, SV và chuyên gia)

0

0,0

43

21,5

66

33,0

61

30,5

30

15,0

3,39

2

3

Quản lý hợp tác trong xây dựng và

phổ biến CTĐT

0

0,0

53

26,5

77

38,5

47

23,5

23

11,5

3,20

5

4

Quản lý hợp tác phát triển doanh

nghiệp – khởi nghiệp

0

0,0

44

22,0

67

33,5

63

31,5

26

13,0

3,36

3

5

Quản lý hợp tác trong quản trị doanh

nghiệp, nhà trường

0

0,0

51

25,5

69

34,5

64

32,0

16

8,0

3,22

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 18


122

Nhận xét:

Kết quả khảo sát có 01 nội dung quản lý hợp tác được đánh giá ở mức “khá” đó là: Quản lý hợp tác trong nghiên cứu và phát triển ( X =3,57). Còn lại 4/5 item quản lý hợp tác khác chỉ được đánh giá ở mức độ thực hiện

“trung bình” với X từ 3,20-3,39. Tỉ lệ số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện hợp tác “yếu” chiếm tỉ lệ cao từ 13,5-26,5%.

Qua nghiên cứu tài liệu, minh chứng cho thấy hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong khi đào tạo ngành CNKT mặc dù đã được xác lập nhưng hoạt động này chưa hiệu quả, mang tính dàn trải và chưa có điểm nhấn. Tại 3 trường đại học nghiên cứu hình thức hợp tác chỉ dừng lại ở các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác rất ít và cũng không có báo cáo kết quả đạt được.

Như trong báo cáo số 72/BC-ĐHHV-TTĐBCL ngày 24/7/2018 báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng năm học 2017-2018 của đại hoc Hùng Vương cho thấy chỉ có 02 thỏa thuận hợp tác với Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ tháng 11/2017 và tập đoàn Đức Hạnh BMG ngày 1/6/2018. Trong kế hoạch cải tiến chất lượng giai đoạn 2017-2018 ban hành kèm theo báo cáo số 44/BC-ĐHHV ngày 11/5/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương về việc tổng kết công tác triển khai kiểm định chất lượng và nhiệm vụ giải pháp sau đánh giá ngoài, thừa nhận “nhà trường chưa khai thác được hết tiềm lực của các văn bản hợp tác và chưa xác định rõ những đối tác chiến lược để xây dựng mô hình hợp tác có hiệu quả”.

Hay như trong báo cáo tự đánh giá để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục năm 2017 của Đại học Hải Phòng đã thẳng thắn chỉ ra tồn tại của tiêu chí 6.7 (có hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo) đó là: “Việc liên hệ với các tổ chức, doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho người học còn bị động, chưa

đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của sinh viên. Chưa có kế hoạch khảo sát và đánh giá tỉ lệ, chất lượng việc làm của sinh viên khi ra trường một cách bài bản”.

Khi tác giả trao đổi trực tiếp với đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật cũng nhận được phản hồi “chưa hài lòng” về sự chủ động tìm kiếm, xây dựng quan hệ hợp tác của nhà trường với các doanh nghiệp. Đa phần quan hệ hợp tác nhỏ lẻ xuất phát từ mối quan hệ cá nhân của cán bộ quản lý, giảng viên. Chính vì vậy, các trường đại học địa phương cũng đã xác lập hợp tác với doanh nghiệp song sự hợp tác này là chưa toàn diện và hiệu quả thực hiện không cao.

Qua trao đổi với thầy L.Đ.N trưởng phòng KT&ĐBCL trường ĐH X, tác giả được biết kênh thông tin liên kết với các tổ chức doanh nghiệp chủ yếu vẫn ở hình thức lấy ý kiến phản hồi qua các đợt khảo sát nhưng nhà trường cũng không duy trì thực hiện thường xuyên. Việc tổ chức, thực hiện các hoạt động hợp tác khác cũng còn nhiều lúng túng nên hiệu quả không được như mong đợi.

Ông N.T.S phó giám đốc phụ trách nhân sự của công ty Y khi trao đổi về mối quan hệ hợp tác giữa công ty và nhà trường đã cho biết: “Hàng năm, nhà trường có gửi phiếu khảo sát, thăm dò, đánh giá mục tiêu, nội dung đào tạo, kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và chúng tôi cũng đã gửi ý kiến phản hồi nhưng không biết nhà trường đã có đổi mới gì và hiệu quả như thế nào thì cũng chưa rõ”.

Như vậy, kết quả khảo sát, phỏng vấn, minh chứng đều thể hiện quản lý hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp còn chưa được sát sao vì thế hiệu quả không cao

2.6.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

2.6.4.1 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành CNKT ở các trường đại học địa phương. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tìm hiểu một số yếu tố cho rằng có sự ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý đào tạo ở các trường đó là: Xu hướng phát triển giáo dục đại học, tình hình chính trị,KT-XH của địa phương, tác động của cuộc CMCN 4.0, truyền thống ngành nghề của địa phương và tình hình tuyển sinh của các trường ĐHĐP.

Để đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương, tác giả đã tiến hành khảo sát 200 CBQL và GV (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1), kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.21. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật‌

Đơn vị: %


TT

Nội dung

Mức độ

ĐTB

Thứ

bậc



KAH (1)

IAH (2)

TĐAH (3)

AH(4)

RAH (5)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

Xi

1

Xu hướng

phát triển GDĐH

5

2,5

14

7,0

40

20,0

52

26,0

89

44,5


4,03

2

2

Tình hình chính trị,KT-XH

của địa phương


18


9,0


23


11,5


45


22,5


54


27,0


60


30,0


3,58


4

3

Tác động

của cuộc CMCN 4.0

12

6,0

21

10,5

45

22,5

58

29,0

64

32,0

3,71

3

4

Truyền thống ngành nghề của địa

phương


12


6,0


33


16,5


49


24,5


52


26,0


54


27,0


3,51


5


5

Tình hình tuyển sinh của các trường

ĐHĐP


5


2,5


8


4,0


37


18,5


59


29,5


91


45,5


4,12


1

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy các yếu tố khách quan đều ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật với chỉ số X từ 3,51- 4,12. Trong đó, 2 yếu tố khách quan có sức ảnh hưởng lớn nhất ( X >4,0) đó là: Xu hướng phát triển giáo dục đại học ( X =4,03) và tình hình tuyển sinh của các trường ĐHĐP ( X =4,12).

Khi trao đổi, phỏng vấn một số lãnh đạo cấp cao trường đại học địa

phương tác giả hiểu rõ hơn những tác động của bối cảnh trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Thầy Đ.Q.M Phó Hiệu trưởng Trưởng ĐH Hải Phòng cho biết: “tình hình tuyển sinh các ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường ĐHĐP chịu rất nhiều áp lực do cạnh tranh giữa các trường đại học trong nước cùng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật, do mất thị phần tuyển sinh do số lượng du học nước ngoài tăng mạnh, chưa tính đến xu hướng “du học tại chỗ” thông qua các chương trình đào tạo từ xa, các chương trình liên kết quốc tế.”

Thầy X Trường ĐH Hồng Đức đã nhận định: “Ảnh hưởng lớn nhất của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là dẫn đến biến động về nghề nghiệp trong tương lai khiến hoạt động đào tạo của các trường đại học đối diện nguy cơ lạc hậu so với nhu cầu nhân lực mới. Đòi hỏi ngày càng cao của các nhà tuyển dụng về phẩm chất và kỹ năng bên cạnh trình độ chuyên môn của sinh viên tạo ra áp lực đổi mới đối với Nhà trường trong việc cân đối giảng dạy kiến thức với đào tạo kỹ năng và phát triển tư duy tích cực cho sinh viên.”

Thầy P.Đ.C trưởng phòng Chính trị - Công tác HSSV trường ĐH Hải Phòng cho biết: “Truyền thống ngành nghề của địa phương hiện nay không có

ảnh hưởng lớn như tình hình kinh tế - xã hội. Như tại Hải Phòng và một số tỉnh thành lân cận hiện đang có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu việc làm ở khu vực ngoài công lập (tư nhân, quốc tế, phi chính phủ, khởi nghiệp...) cũng đặt ra yêu cầu điều chỉnh cơ cấu chương trình đào tạo, thời lượng giảng dạy trên lớp, đầu tư phát triển hệ kỹ năng tổng hợp, rèn luyện thái độ chủ động và tư duy học tập tích cực để sinh viên có thể thích ứng được với những môi trường làm việc khác nhau trong tương lai.”

Như vậy, kết quả khảo sát và phỏng vấn đã phản ánh rõ nét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các biện pháp cần thiết để quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật hiệu quả hơn.

2.6.4.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Để đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương, tác giả đã tiến hành khảo sát 200 CBQL và GV (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1), kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.22. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật‌

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

Thứ bậc

KAH (1)

IAH (2)

TĐAH (3)

AH(4)

RAH (5)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

Xi


1

Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ

CBQL


3


1,5


10


5,0


29


14,5


72


36,0


86


43,0


4,14


1


2

Năng lực và nhận thức của GV về vai trò, trách nhiệm trong hoạt đông đào tạo ngành công nghệ

kỹ thuật theo


10


5,0


10


5,0


42


21,0


64


32,0


74


37,0


3,91


2



TCNL














3

Chất lượng đầu vào của sinh viên ngành công nghệ

kỹ thuật


25


12,5


40


20,0


55


27,5


45


22,5


35


17,5


3,13


5


4

Năng lực và nhận thức của người học về vai trò, trách nhiệm trong hoạt động đào tạo ngành công nghệ

kỹ thuật theo TCNL


19


9,5


45


22,5


50


25,0


43


21,5


43


21,5


3,23


3


5

Năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ở các

trường ĐHĐP


15


7,5


55


27,5


51


25,5


44


22,0


35


17,5


3,15


4

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rõ 2 yếu tố chủ quan gây ảnh hưởng lớn đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật, đó là: Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất

( X =4,14); tiếp đó là yếu tố Năng lực và nhận thức của GV về vai trò, trách nhiệm trong hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL ( X =3,91)... 3 yếu tố còn lại được đánh giá ở mức tương đối ảnh hưởng, đó

là: Chất lượng đầu vào của sinh viên ngành CNKT ( X =3,13), Năng lực và nhận thức của người học về vai trò, trách nhiệm trong hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL ( X =3,23), Năng lực chuyên môn của

đội ngũ giảng viên ở các trường ĐHĐP ( X =3,15).

Thầy P.V.C nguyên hiệu trưởng trường ĐHHP cho biết: trong quản lý nhà trường, Hiệu trưởng là người điều hành và quyết định các hoạt động của nhà trường, do đó cần phải có lập trường, tư tưởng vững vàng vì đôi khi những quyết định đưa ra sẽ tạo ra những tác động tích cực hoặc phản kháng. Hơn nữa nhà quản lý đào tạo cần phải có tầm nhìn, chiến lược để định hướng,

hoạch định và truyền đạt ý tưởng, khơi gợi tư duy đổi mới cho các cộng sự của mình.

Kết quả khảo sát và phỏng vấn phản ánh đúng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo. Vì nhận thức của Hiệu trưởng, CBQL và GV sẽ quyết định sự thành công của quá trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các biện pháp cần thiết quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật.

2.7. Đánh giá chung thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

Các trường đại học địa phương với đặc điểm là đào tạo đa ngành và chịu sự quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của đơn vị đào tạo. Đa số các Trường đại học địa phương trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đã đạt được những thành tựu nhất định trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của địa phương. Việc quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện ở những điểm mạnh và hạn chế sau:

2.7.1. Điểm mạnh

- Các trường đại học địa phương đã đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Các trường đều quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển đào tạo: tăng cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lượng đào tạo ngày được nâng cao. Đã đạt được một số kết quả quan trọng trong các mục tiêu chiến lược (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài). Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng. Theo danh sách các cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định – Cục quản lý chất lượng BGDĐT dữ liệu cập nhật đến 15/4/2018

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023