Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra dựa theo năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP
Đơn vị: %
Nội dung | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||||||
Kém | Yếu | TB | Khá | Tốt | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | X | Xi | ||
1 | Lập kế hoạch trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp khung năng lực | 25 | 12,5 | 62 | 31,0 | 53 | 26,5 | 36 | 18,0 | 24 | 12,0 | 2,86 | 2 |
2 | Xác định các nguồn lực cần thiết cho thực hiện mục tiêu đào tạo để đảm bảo chất lượng | 17 | 8,5 | 53 | 26,5 | 61 | 30,5 | 44 | 22,0 | 25 | 12,5 | 3,04 | 1 |
3 | Tổ chức thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đào tạo theo khung năng lực | 18 | 9,0 | 65 | 32,5 | 74 | 37,0 | 32 | 16,0 | 11 | 5,5 | 2,77 | 4 |
4 | Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và kỹ năng mềm cho SV ngành công nghệ kỹ thuật | 26 | 13,0 | 66 | 33,0 | 60 | 30,0 | 35 | 17,5 | 13 | 6,5 | 2,71 | 5 |
5 | Rà soát, điều chỉnh mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật | 28 | 14,0 | 55 | 27,5 | 62 | 31,0 | 40 | 20,0 | 15 | 7,5 | 2,80 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Kết Quả Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương So Với Yêu Cầu Năng Lực Của Chuẩn Đầu Ra.
- Thực Trạng Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Sinh Viên Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Định Hướng Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.
* Nhận xét:
Kết quả bảng cho thấy, theo thang đánh giá cả 5 nội dung quan trọng trong chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra dựa theo năng lực đều được đánh giá ở mức trung bình, với chỉ số 2,6< X <3,4. Trong đó có 4/5 nội
dung có chỉ số X được đánh giá thấp hơn mức 3,0 (mức đánh giá trung bình).
Đó là: Lập kế hoạch trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp khung năng lực ( X = 2,86), Tổ chức thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đào
tạo theo khung năng lực ( X = 2,77), Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật và kỹ năng mềm cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ( X = 2,71) và Rà soát, điều chỉnh mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật ( X =2,80).
Qua nghiên cứu các tài liệu, minh chứng và phỏng vấn trực tiếp tác giả nhận thấy các trường ĐHĐP đều có những chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo, CĐR theo năng lực ngành CNKT. Như ĐH Hải Phòng có ban Quyết định số 442/QĐ-ĐHHP ngày 16/8/2016 về việc thành lập ban chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát huy năng lực và định hướng ứng dụng; Quyết định số 245a, ngày 24/5/2017 của trường ĐHHP về việc ban hành chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo (36 ngành Đại học)… Song không có nhiều minh chứng là các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện cụ thể hóa, rà soát, điều chỉnh, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác này.
Như vậy, kết quả khảo sát, nghiên cứu minh chứng cùng phản ánh những hạn chế nhất định trong chỉ đạo xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra dựa theo năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương hiện nay.
b) Thực trạng quản lý thiết kế nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương
Quản lý thiết kế nội dung, chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học nói chung và các trường đại học địa phương nói riêng có vai trò quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển mọi cơ sở đào tạo. Để đánh giá thực trạng quản lý thiết kế nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương có phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động không, tác giả đã tiến hành khảo sát 200 CBQLvà GV (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1) kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý thiết kế nội dung, chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP
Đơn vị: %
Nội dung | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||||||
Kém (1) | Yếu (2) | TB (3) | Khá (4) | Tốt (5) | |||||||||
SL | % | Xi | % | SL | % | SL | % | SL | % | X | Xi | ||
1 | Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung đào tạo để đạt được khung năng lực | 41 | 20,5 | 57 | 28,5 | 47 | 23,5 | 31 | 15,5 | 24 | 12,0 | 2,70 | 2 |
2 | Tổ chức thực hiện nội dung đào tạo theo kế hoạch | 38 | 19,0 | 53 | 26,5 | 57 | 28,5 | 40 | 20,0 | 12 | 6,0 | 2,68 | 3 |
3 | Kiểm tra việc thực hiện nội dung đào tạo | 18 | 9,0 | 43 | 21,5 | 75 | 37,5 | 43 | 21,5 | 21 | 10,5 | 3,03 | 1 |
4 | Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung đào tạo với yêu cầu thực tế | 45 | 22,5 | 56 | 28,0 | 50 | 25,0 | 36 | 18,0 | 13 | 6,5 | 2,58 | 4 |
5 | Chỉ đạo cập nhật điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo | 52 | 26,0 | 79 | 39,5 | 4 | 2,0 | 47 | 23,5 | 18 | 9,0 | 2,50 | 5 |
* Nhận xét:
So sánh kết quả khảo sát với thang đánh giá, cả 5 item quản lý thiết kế nội dung, chương trình đào tạo đều được đánh giá ở cùng mức “trung bình” với giá trị trung bình chung X từ 2,50 – 3,03. Trong đó, có 4/5 nội dung có X
thấp dưới 3,0 (mức đánh giá “trung bình”) như: Xây dựng kế hoạch triển khai
nội dung đào tạo để đạt được khung năng lực ( X = 2,70); Tổ chức thực hiện
nội dung đào tạo theo kế hoạch ( X = 2,68); Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung đào tạo với yêu cầu thực tế ( X = 2,58); Chỉ đạo cập nhật điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo ( X = 2,50).
Khi phỏng vấn trực tiếp các CBQL phụ trách mảng đào tạo của cả 3
trường thực hiện khảo sát, tác giả nhận được nhiều ý kiến cho rằng hầu hết các trường đại học địa phương vẫn đang quản lý thiết kế nội dung, chương trình đào tạo theo chương trình khung và còn nhiều lúng túng trong tổ chức xây dựng và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật để phù hợp yêu cầu thị trường lao động tại địa phương. Mặc dù Điều 28 của Luật Giáo dục 2012 đã ghi rõ: “Phát triển chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; đảm bảo sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo” 47].
Việc chỉ đạo quản lý thiết kế nội dung, chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường địa phương đã được triển khai thực hiện tuy nhiên, công tác quản lý thực hiện chưa đồng bộ, tồn tại nhiều bất cập, thiếu sót. Như trong kế hoạch cải tiến chất lượng giai đoạn 2017-2018 ban hành kèm theo báo cáo số 44/BC-ĐHHV ngày 11/5/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương về việc tổng kết công tác triển khai kiểm định chất lượng và nhiệm vụ giải pháp sau đánh giá ngoài, thừa nhận “Trong quá trình xây dựng, rà soát các CTĐT, nhà trường chưa tham khảo trên diện rộng các ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Việc khảo sát người sử dụng lao động mới dừng lại ở việc thăm dò nhu cầu về nguồn nhân lực, mỗi doanh nghiệp cần bao nhiêu người, chưa khảo sát CĐR về các kỹ năng. Trong các lần điều chỉnh CTĐT, nhà trường không lấy ý kiến các bên liên quan về CĐR.” Trong báo cáo tự đánh giá để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường Đại học Hải Phòng năm 2017 cũng đã nêu tổn tại trong tiêu chí 3.2 đó là: “Việc lấy ý kiến của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về CTĐT còn trong phạm vi hẹp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia lấy ý kiến đóng góp chưa nhiều.”
c) Thực trạng quản lý thiết kế phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương
Để đánh giá được thực trạng quản lý thiết kế phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực, tác giả tiến hành khảo sát 200 CBQL và GV (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý thiết kế phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP
Đơn vị: %
Nội dung | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||||||
Kém (1) | Yếu (2) | TB (3) | Khá (4) | Tốt (5) | |||||||||
SL | % | Xi | % | SL | % | SL | % | SL | % | X | Xi | ||
1 | Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp đào tạo phù hợp với định hướng hình thành khung năng lực | 30 | 15,0 | 47 | 23,5 | 57 | 28,5 | 32 | 16,0 | 34 | 17,0 | 2,96 | 1 |
2 | Tổ chức triển khai đa dạng hóa phương pháp đào tạo | 43 | 21,5 | 42 | 21,0 | 57 | 28,5 | 36 | 18,0 | 22 | 11,0 | 2,76 | 2 |
3 | Giám sát việc thực hiện phương pháp đào tạo | 50 | 25,0 | 45 | 22,5 | 50 | 25,0 | 41 | 20,5 | 14 | 7,0 | 2,62 | 4 |
4 | Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp đào tạo với khung năng lực | 39 | 19,5 | 49 | 24,5 | 58 | 29,0 | 35 | 17,5 | 19 | 9,5 | 2,73 | 3 |
5 | Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung phương pháp đào tạo | 54 | 27,0 | 48 | 24,0 | 41 | 20,5 | 36 | 18,0 | 21 | 10,5 | 2,61 | 5 |
* Nhận xét:
Kết quả khảo sát đã phản ánh những ý kiến đánh giá thẳng thắn cả 5 item nội dung khảo sát trong quản lý thiết kế phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương chỉ ở mức “trung bình”
(2,6< X <3,4). Tuy nhiên, giá trị trung bình chung X đều thấp hơn 3,0. Hai nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất đó là: Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung phương pháp đào tạo ( X = 2,61) và giám sát việc thực hiện phương pháp đào
tạo ( X = 2,62).
Khi thực hiện phỏng vấn đội ngũ giảng viên giảng dạy các học phần ngành công nghệ kỹ thuật tác giả được biết: hàng năm nhà trường đều có những chỉ đạo trong thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo; đồng thời cử một số giảng viên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng về áp dụng các phương pháp đào tạo mới tuy rằng còn hạn chế về số lượng. Nhưng trong tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả quản lý thiết kế phương pháp đào tạo chưa cao.
Như vậy, quản lý thiết kế phương pháp đào tạo cũng là một yếu điểm trong quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học địa phương. Do đó, tác giả thiết nghĩ muốn chất lượng đào tạo được nâng lên thì cần nhanh chóng áp dụng biện pháp đổi mới quản lý thiết kế phương pháp đào tạo.
2.6.1.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương
Để đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, tác giả tiến hành khảo sát 200 CBQL và GV (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường ĐHĐP
Đơn vị: %
Nội dung | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||||||
Kém (1) | Yếu (2) | TB (3) | Khá (4) | Tốt (5) | |||||||||
SL | % | Xi | % | SL | % | SL | % | SL | % | X | Xi | ||
1 | Xây dựng kế hoạch quản lý CSVC | 0 | 0,0 | 18 | 9,0 | 30 | 15,0 | 73 | 36,5 | 79 | 39,5 | 4,07 | 1 |
2 | Tổ chức thực hiện cải thiện CSVC | 43 | 21,5 | 35 | 17,5 | 53 | 26,5 | 39 | 19,5 | 30 | 15,0 | 2,89 | 4 |
3 | Chỉ đạo công tác cải thiện CSVC | 26 | 13,0 | 38 | 19,0 | 50 | 25,0 | 45 | 22,5 | 41 | 20,5 | 3,19 | 3 |
4 | Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của CSVC với yêu cầu đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL | 18 | 9,0 | 29 | 14,5 | 58 | 29,0 | 40 | 20,0 | 55 | 27,5 | 3,43 | 2 |
5 | Điều chỉnh, chỉ đạo, bổ sung CSVC | 35 | 17,5 | 52 | 26,0 | 48 | 24,0 | 36 | 18,0 | 29 | 14,5 | 2,86 | 5 |
Kết quả khảo sát phản ánh 02 nội dung trong quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được đánh giá ở mức “khá” đó là: xây dựng kế hoạch quản lý CSVC hàng năm( X =4,07); Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của CSVC
với yêu cầu đào tạo NCNKT theo TCNL ( X =3,43). Còn 3/5 item khảo sát khác chỉ được đánh giá ở mức “trung bình”: tổ chức thực hiện cải thiện CSVC, chỉ đạo công tác cải thiện CSVC, điều chỉnh, bổ sung CSVC.
Khi thực hiện phỏng vấn 3 Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tác giả được biết kế hoạch quản lý cơ sở vật chất được nhà trường giao cho phòng Hành Chính Quản trị hoặc Phòng Quản lý thiết bị xây
dựng và triển khai đúng quy định, có quy trình và chọn lọc ưu tiên đầu tư theo chủ điểm từng năm để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuy vậy, giá trị trung bình chung X của nội dung tổ chức thực hiện cải thiện CSVC phục vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật chỉ đạt ( X =2,89), và điều chỉnh, bổ sung CSVC ( X =2,86) đều nhỏ hơn 3,0 đã phản ánh công tác quản lý còn những hạn chế nhất định.
Một phần do nguồn kinh phí ngân sách eo hẹp và phụ thuộc bởi cơ quan
chủ quản nên CSVC cơ bản đã có hệ thống (phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…) song mức độ hiện đại, khả năng tiếp cận công nghệ mới và hiệu quả sử dụng của hệ thống này còn yếu. Theo tác giả, một phần cũng do các trường ĐHĐP chưa chủ động tìm phương hướng khắc phục, tạo lập và tìm nguồn đầu tư CSVC riêng ngoài phân bổ ngân sách. Đây cũng là vấn đề chung mà hầu hết các trường ĐHĐP hiện nay đang gặp phải.
Trong những năm qua, các trường ĐPĐP đã được đầu tư trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, các phòng học và xưởng thực hành của các trường ngày càng khang trang hơn… Song, thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được quy mô và yêu cầu đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL. Chính vì vậy, công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực trong việc từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
2.6.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.
2.6.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực
Trong bất cứ nhà trường nào và loại hình đào tạo gì, hoạt động dạy và học luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Để đánh giá thực trạng dạy và học trong đào tạo ngành công