Thực Trạng Kết Quả Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương So Với Yêu Cầu Năng Lực Của Chuẩn Đầu Ra.

Khi phỏng vấn trực tiếp, tác giả cũng khá bất ngờ khi có đến 33/50 sinh viên được phỏng vấn còn chưa nắm được khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật đang học mặc dù đã được nhà trường phổ biến. Có 17/50 sinh viên còn lại đã chỉ ra những điểm chưa hài lòng trong chương trình đào tạo so với khung năng lực đầu ra của ngành như: phương thức kiểm tra đánh giá, phương pháp đào tạo hay nội dung đào tạo... Đây cũng là những nội dung đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Do đó, nhà trường cần có những đổi mới trong tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật để đạt được hiệu quả tối ưu.

* Kết quả khảo sát cựu sinh viên tốt nghiệp

Bảng 2.8d. Ý kiến của cựu SV về sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

KPH

IPH

TĐPH

PH

RPH

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Mục tiêu

đào tạo

0

0

38

38,0

32

32,0

20

20,0

10

10,0

3,02

2

Nội dung

đào tạo

3

3,0

44

44,0

38

38,0

12

12,0

3

3,0

2,68

3

Phương

pháp đào tạo

9

9,0

41

41,0

35

35,0

10

10,0

5

5,0

2,61

4

Hoạt động

giảng dạy

0

0,0

24

24,0

49

49,0

19

19,0

8

8,0

3,11

5

Hoạt động

học tập

0

0,0

20

20,0

41

41,0

28

28,0

11

11,0

3,30


6

Phương thức kiểm tra,

đánh giá


9


9,0


37


37,0


31


31,0


16


16,0


7


7,0


2,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 14

* Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá của nhóm cựu sinh viên tốt nghiệp về kết quả của chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật cần có. Cả 6/6 item khảo sát đều chỉ được đánh giá ở mức “tương đối phù hợp”

với giá trị trung bình chung X từ 2,61-3,3.

Tỉ lệ phiếu khảo sát đánh giá ở mức “rất phù hợp” chiếm tỉ lệ thấp từ 3- 11%. Trong khi tỉ lệ phiếu đánh giá ở mức “ít phù hợp” và “không phù hợp” lại khá cao từ 20-50%. Đặc biệt có một số tỉ lệ rất đáng quan ngại như: nội dung đào tạo được đánh giá 47% ở mức “ít phù hợp” và “không phù hợp”; phương pháp đào tạo 50%, phương thức kiểm tra đánh giá 46%. Đây là những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo nhưng thực tế lại chưa phù hợp với khung năng lực cần có của ngành công nghệ kỹ thuật. Những con số này báo động tồn tại những bất cập trong chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương hiện nay.

Em N.H.H cựu sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của trường ĐHHP khi được phỏng vấn đã thẳng thắn đưa ra ý kiến: “Nội dung e thấy nhà trường cần tập trung điều chỉnh nhất là nội dung đào tạo. Vì rất nhiều kiến thức em được học đã lỗi thời so với công nghệ hiện nay”

Em P.T.T cựu sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng của trường ĐHHĐ có ý kiến: “E mong muốn nhà trường thay đổi phương pháp đào tạo, tăng thời lượng thực hành, thực tập để chúng em có cơ hội làm quen nhiều hơn với môi trường và nhịp độ làm việc thực tế”.

Sự khác biệt rõ rệt trong bảng kết quả khảo sát 4 nhóm đối tượng trên, đặc biệt tại 2 bảng 2.8c và 2.8d cho thấy những nhận định khác nhau nhưng cũng có những sự tương đồng trong quan điểm đó là nhà trường cần chú trọng, cân nhắc kĩ càng hơn khi lựa chọn nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo hay phương thức kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với việc hình thành năng lực cần có đối với ngành công nghệ kỹ thuật.


5

4,5

4

3,5

3

2,5

2

1,5

1

0,5

0

CBQL - GV

Nhà tuyển dụng

SVCQ

Cựu SV

MTĐT ND ĐT PP ĐT HĐ GD HĐ HT PTKTĐG


Chart Title

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về sự phù hợp giữa CTÐT với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật

2.4.2. Thực trạng kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương so với yêu cầu năng lực của chuẩn đầu ra.

Để đánh giá được thực trạng kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương so với yêu cầu năng lực của chuẩn đầu ra, tác giả tiến hành khảo sát 200 CBQL-GV, 100 nhà tuyển dụng, 100 sinh viên và 100 cựu sinh viên của các trường đại học địa phương bằng phiếu hỏi (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát thể hiện ở các bảng sau:

* Kết quả khảo sát Cán bộ quản lý - Giảng viên

Bảng 2.9a. Ý kiến của CBQL-GV về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Kiến thức

chuyên môn

0

0,0

15

7,5

35

17,5

70

35,0

80

40,0

4,07

2

Kỹ năng

nghề nghiệp

0

0,0

16

8,0

57

28,5

65

32,5

62

31,0

3,87



3

Khả năng vận dụng, sáng tạo

trong CV


0


0,0


46


23,0


44


22,0


63


31,5


47


23,5


3,55

4

Kỹ năng

mềm

0

0,0

58

29,0

51

25,5

48

24,0

43

21,5

3,38


5

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức

kỉ luật


0


0,0


1


0,5


22


11,0


68


34,0


109


54,5


4,43


* Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy, có 3/5 nội dung CBQL và GV đánh giá kết quả đào tạo ở mức “khá”” với chỉ số trung bình chung X từ 3,55-4,07. Riêng kết quả đào tạo phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật được

đánh giá ở mức tốt ( X =4,43). Tuy nhiên, nội dung kết quả đào tạo kỹ năng mềm chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” ( X =3,38). Kết quả khảo sát này tương đồng với kết quả mà tác giả nghiên cứu qua các văn bản, tài liệu. Như

trong báo cáo số 72/BC-ĐHHV-TTĐBCL ngày 24/7/2018 báo cáo kết quả

thực hiện mục tiêu chất lượng năm học 2017-2018 của đại hoc Hùng Vương thừa nhận “chưa có các hoạt động về nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho sinh viên”. Đây cũng chính là hạn chế trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương.

* Kết quả khảo sát nhà tuyển dụng lao động

Bảng 2.9b. Ý kiến của NTD về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Kiến thức

chuyên môn

7

7,0

29

29,0

25

25,0

19

19,0

20

20,0

3,16

2

Kỹ năng nghề

nghiệp

16

16,0

30

30,0

15

15,0

23

23,0

16

16,0

2,93



3

Khả năng vận

dụng, sáng tạo trong CV

23

23,0

40

40,0

12

12,0

17

17,0

8

8,0

2,47

4

Kỹ năng mềm

21

21,0

40

40,0

17

17,0

15

15,0

7

7,0

2,47


5

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,

ý thức tổ chức kỉ luật


0


0,0


19


19,0


40


40,0


22


22,0


19


19,0


3,41


* Nhận xét:

Qua bảng số liệu, có thể thấy nhóm nhà tuyển dụng lao động đã có những đánh giá rất khách quan về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương. Đa số đồng tình ghi nhận các trường đại học đã hình thành cho người lao động có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ

luật lao động được đánh giá ở mức khá với X =3,41. Tuy nhiên, cũng có những con số đáng lo ngại thể hiện sự chưa hài lòng về việc đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp với giá trị trung bình chung lần lượt

X =3,16 và X =2,93 (mức trung bình). Đặc biệt, là đánh giá về kết quả đào tạo khả năng, vận dụng sáng tạo hay các kỹ năng mềm chỉ được đánh giá ở mức “yếu” với X = 2,47.

Ông P.V.S giám đốc nhân sự của công ty Y, thành phố HP cho biết:

“Một trong những điểm yếu nhất của sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật hiện nay là khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng mềm như: tự tổ chức công việc, làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán…Các trường đại học cần tổ chức đào tạo tốt hơn những năng lực này cho sinh viên”. Đây là một trong những đánh giá rất khách quan và thẳng thắn về những yếu kém trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Theo tác giả, để cải thiện sự thích ứng của sinh viên với môi trường công việc sau tốt nghiệp thì cần thực hiện những đổi mới trong đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật.

* Kết quả khảo sát sinh viên chính quy

Bảng 2.9c. Ý kiến của SVCQ về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Kiến thức chuyên

môn

0

0,0

25

25,0

28

28,0

27

27,0

20

20,0

3,42

2

Kỹ năng nghề

nghiệp

0

0,0

27

27,0

51

51,0

6

6,0

16

16,0

3,11


3

Khả năng vận dụng, sáng tạo

trong CV

0

0,0

29

29,0

26

26,0

27

27,0

18

18,0

3,34

4

Kỹ năng mềm

0

0,0

35

35,0

23

23,0

25

25,0

17

17,0

3,24


5

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ

luật


0


0,0


10


10,0


29


29,0


33


33,0


28


28,0


3,79


* Nhận xét:

Tác giả thực hiện khảo sát kết quả đào tạo với nhóm đối tượng sinh viên chính quy (hiện đang học năm thứ 3 và năm thứ 4). Đây là đối tượng quan trọng sẽ cung cấp thông tin cần thiết để nhà trường có những điều chỉnh trong quá trình đào tạo cho phù hợp. Quá trình khảo sát kết quả đào tạo có 2 nội dung được đánh giá ở mức khá đó là đào tạo kiến thức chuyên môn và

phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật với X lần lượt là 3,42 và 3,79. Còn 3/5 nội dung còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình với chỉ số X từ 3,11-3,34.

Em Đ.Q.T sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy cho biết: “

khi chúng em đi thực tập về em thấy còn rất nhiều điều khác lạ, mới mẻ, nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà em cần trau dồi thêm. Em mong muốn nhà trường tổ chức nhiều đợt thực tập hơn nữa để chúng em có thời gian làm quen và sớm thích nghi với môi trường công việc sau khi tốt nghiệp”.

* Kết quả khảo sát cựu sinh viên tốt nghiệp

Bảng 2.9d. Ý kiến của cựu SV về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Kiến thức

chuyên môn

0

0,0

35

35,0

37

37,0

22

22,0

6

6,0

2,99

2

Kỹ năng nghề

nghiệp

0

0,0

58

58,0

21

21,0

17

17,0

4

4,0

2,67


3

Khả năng vận

dụng, sáng tạo trong CV

0

0,0

64

64,0

22

22,0

11

11,0

3

3,0

2,53

4

Kỹ năng mềm

21

21,0

37

37,0

33

33,0

8

8,0

1

1,0

2,31


5

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ

luật


0


0,0


9


9,0


53


53,0


27


27,0


11


11,0


3,40

* Nhận xét:

Trong giáo dục đại học, cựu sinh viên chính là sản phẩm của quá trình đào tạo. Do đó, những phản hồi từ cựu sinh viên là kênh thông tin đánh giá khách quan tốt nhất giúp các trường đại học điều chỉnh hoạt động đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Đa phần đánh giá kết quả đào tạo phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật ở mức “khá” với X = 3,4. Kết quả đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp được đánh giá ở mức “trung bình” với

X lần lượt là 2,99 và 2,67. Riêng kết quả đào tạo khả năng vận dụng sáng tạo và các kỹ năng mềm chỉ được đánh giá ở mức “yếu” với chỉ số trung bình

chung X lần lượt là 2,53 và 2,31. Điều này cho thấy còn những tồn tại trong quá trình đào tạo.

Khi phỏng vấn trực tiếp các cựu sinh viên đã tốt nghiệp và hiện đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ

thuật của cựu sinh viên có những đánh giá tương đồng với nhóm nhà tuyển dụng lao động. Một số sinh viên thừa nhận chưa thể thích ứng ngay trong môi trường làm việc mới do thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết theo vị trí việc làm.

5

4,5

4

3,5

3

2,5

2

1,5

1

0,5

0

CBQL - GV

Nhà tuyển dụng SVCQ

Cựu SV

Kiến thức chuyên môn

Kỹ nă ng nghề nghiệp

Khả nă ng Kỹ nă ng

vậ n dụng, sá ng tạ o trong CV

mềm

Phẩ m chấ t đạ o đức NN, YTTCKL


Biểu đồ 2.3. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật

2.5. Thực trạng hợp tác đào tạo giữa trường đại học địa phương và nhà tuyển dụng, cựu sinh viên

Quan hệ hợp tác đào tạo giữa trường đại học và nhà tuyển dụng, cựu sinh viên có vai trò quan trọng trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, để đánh giá được mức độ hợp tác giữa trường đại học với cựu sinh viên và nhà tuyển dụng trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, tác giả đã tiến hành khảo sát 200 CBQL-GV, 100 nhà tuyển dụng, 100 sinh viên và 100 cựu sinh viên của các trường đại học địa phương bằng phiếu hỏi (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng sau:

* Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên

Bảng 2.10a. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng hợp tác đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật giữa trường ĐHĐP và NTD, cựu SV‌

Đơn vị: %

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí