146
Qua sơ đồ 3.32 cho thấy VĐV LTC có tốc độ đoạn 30-60m, 60-80m và 20m cuối trong cự ly 100m được đánh giá ở mức tốt, còn tốc độ đoạn 30m đầu là nằm trong mức đạt và tiệm cận mức tốt. Vì vậy VĐV LTC cần cải thiện về tốc độ chạy 30m đầu, cải thiện kỹ thuật xuất phát và kỹ thuật chạy lao.
b. Tốc độ các đoạn trong chạy cự ly 100m của VĐV LTMT
Sơ đồ 3.33. Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV LTMT
Qua sơ đồ 3.33 cho thấy VĐV LTMT có tốc độ đoạn 60-80m được đánh giá ở mức không đạt, còn tốc độ đoạn 30m đầu, 30-60m và 20m cuối trong cự ly 100m đạt mức trung bình. Đối với VĐV LTMT có tốc độ 30m đầu là tốt nhất, điều này chứng tỏ kỹ thuật xuất phát và kỹ thuật chạy lao của VĐV tốt, tăng cường thể lực để cải thiện tốc độ chạy các đoạn, đặc biệt là đoạn 60-80m trong chạy cự ly 100m
c. Tốc độ các đoạn trong chạy cự ly 100m của VĐV ĐTQ
Sơ đồ 3.34. Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV ĐTQ
Qua sơ đồ 3.34 cho thấy VĐV ĐTQ có tốc độ các đoạn 30m đầu, 30-60m, 60-80m và 20m cuối trong cự ly 100m được đánh giá ở mức không đạt, kém nhất là tốc độ đoạn 20m cuối trong cự ly 100m. Vì vậy VĐV ĐTQ cần tăng cường thể lực, cải thiện kỹ thuật để cải thiện tốc độ các đoạn chạy trong cự ly 100m nói riêng và thành tích chạy 100m nói chung.
147
d. Tốc độ các đoạn trong chạy cự ly 100m của VĐV VTNT
Sơ đồ 3.35. Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV VTNT
Qua sơ đồ 3.34 cho thấy VĐV VTNT có tốc độ các đoạn 30m đầu, 30- 60m, 60-80m và 20m cuối trong cự ly 100m được đánh giá ở mức không đạt, kém nhất là tốc độ đoạn 30m đầu. Vì vậy VĐV VTNT cần tăng cường thể lực, cải thiện kỹ thuật xuất phát, kỹ thuật chạy lap để cải thiện tốc độ các đoạn chạy trong cự ly 100m nói riêng và thành tích chạy 100m nói chung.
Nhận xét: Qua các sơ đồ từ 3.7 đến 3.35 cho thấy các VĐV đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, từ kết quả đó các huấn luyện viên có thể huấn luyện bổ sung cho các VĐV ở các mặt của từng VĐV.
Xây dựng thang đánh giá Z: Kết quả xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam thông qua các giá trị ±S và thang đánh giá Z. Được trình bày qua phương pháp
toán thống kê, ứng với thời điểm kiểm tra cho thấy, ở từng VĐV có ưu nhược điểm khác nhau của từng test vì vậy cần có chương trình huấn luyện phù hợp với các VĐV sau này.
* Phân loại tiêu chuẩn: Kết quả phân loại từng test theo phương pháp định chuẩn ±S và thang đánh giá là tương đối chuẩn xác có cơ sở khoa học nhất định. Từ đó, là cơ sở để phân loại từng mặt về mặt hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý ở nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án đề xuất mô hình lí tưởng về hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam theo tiêu chuẩn hóa theo thang Z ở mức tối thiểu là mức đạt và hướng đến VĐV đẳng cấp thế giới, cụ thể được trình bày qua bảng 3.30.
Bảng 3.30. Mô hình về hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam theo tiêu chuẩn hóa theo thang Z
Chỉ tiêu | Đạt | Tốt | VĐV thế giới | Ghi chú | ||||
1 | Chiều cao đứng (cm) | 163.0 | - | 166.56 | > | 166.56 | 168.5 | VĐV VĐ Olympic |
2 | Dài chân A (cm) | 90.40 | - | 93.17 | > | 93.17 | 87.6 | Nữ VĐV chạy ngắn Croatia (Luciana Zaccagni, 2018) |
3 | Dài chân H (cm) | 95.48 | - | 100.52 | > | 100.52 | 100.52 | Giá trị tốt |
4 | Dài chân B (cm) | 81.80 | - | 86.24 | > | 86.24 | 86.1 | Nữ VĐV chạy ngắn Croatia (Luciana Zaccagni, 2018) |
5 | Dài chân C (cm) | 73.58 | - | 75.65 | > | 75.65 | 75.65 | Giá trị tốt |
6 | Vòng cổ chân (cm) | 22.10 | - | 23.41 | < | 20.10 | 20.79 | Giá trị tốt |
7 | Dài gân Asin (cm) | 26.30 | - | 30.01 | > | 30.01 | 30.01 | Giá trị tốt |
8 | Dài cẳng chân A (cm) | 33.53 | - | 34.48 | > | 34.48 | 34.48 | Giá trị tốt |
9 | Vòng cẳng chân (cm) | 35.33 | - | 37.42 | < | 35.33 | 35.2 | VĐV tham dự giải IAAF 2010 (Dirk, 2012) |
10 | Khối lượng mỡ (kg) | 10.88 | - | 8.36 | < | 8.36 | 10.1 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
11 | Tỷ lệ mỡ (%) | 18.71 | - | 15.15 | < | 15.15 | 15.6 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
12 | Khối lượng cơ (kg) | 44.35 | - | 46.60 | > | 46.60 | 53.3 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
13 | Khối lượng cơ tay (kg) | 4.70 | - | 4.78 | > | 4.78 | 6.5 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
14 | Khối lượng cơ chân (kg) | 17.00 | - | 17.62 | > | 17.62 | 19.9 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
15 | Khối lượng mỡ thân (kg) | 5.83 | - | 7.20 | < | 5.83 | 4.0 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
16 | Khối lượng khoáng xương (kg) | 2.18 | - | 2.57 | > | 2.57 | 2.7 | VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) |
17 | Wingate test | 8.23 | - | 9.39 | > | 9.39 | 11.5 | VĐV cấp cao Pháp (Gratas, 1994) |
18 | Công năng tim | 3.80 | - | 2.12 | < | 2.12 | 3.0 | Tiêu chuẩn |
19 | Dung tích sống (l) | 3.96 | - | 4.10 | > | 4.10 | 4.06 | VĐV cấp cao Croatia (Matej Plevnik, 2013) |
20 | VO2max | 49.78 | - | 51.44 | > | 51.44 | 53.39 | VĐV cấp cao Croatia (Matej Plevnik, 2013) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chuẩn Thể Lực Của Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam
- Kiểm Định Đánh Giá Thành Phần Cơ Thể Của Vđv Ltmt
- Kiểm Định Đánh Giá Tổng Hợp Về Hình Thái, Chức Năng, Thể Lực Và Tâm Lý Của Vđv Đtq
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 24
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 25
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 26
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Gánh tạ 3RM (Kg) | 150.0 - 157.07 | > 157.07 | 157.07 | ||
22 | Bật 3 bước tại chỗ (cm) | 783.75 - 832.46 | > 832.46 | 879 | Giá trị tốt |
23 | Bật 10 bước tại chỗ (cm) | 2670 - 2787.26 | > 2787.26 | 3068 | Giá trị tốt |
24 | Chạy tốc độ cao 30m (s) | 2.94 - 2.52 | < 2.52 | 2.52 | Giá trị tốt |
25 | Chạy 30m xuất phát thấp (s) | 3.85 - 3.78 | < 3.78 | 3.78 | Giá trị tốt |
26 | Chạy 60m xuất phát thấp (s) | 7.08 - 6.82 | < 6.82 | 6.82 | Giá trị tốt |
27 | Chạy 80m xuất phát thấp (s) | 9.35 - 9.07 | < 9.07 | 9.07 | Giá trị tốt |
28 | Thời gian chạy 20m cuối trong cự ly 100m (s) | 2.35 - 2.28 | < 2.28 | 2.28 | Giá trị tốt |
29 | Chạy 100m (s) | 11.67 - 11.30 | < 11.30 | 11.30 | Giá trị tốt |
30 | Chạy 150m (s) | 17.41 - 16.92 | < 16.92 | 16.92 | Giá trị tốt |
31 | Chạy 200m (s) | 24.14 - 23.37 | < 23.37 | 23.37 | Giá trị tốt |
32 | Chạy 300m (s) | 40.18 - 38.53 | < 38.53 | 34.14 | Nữ VĐV Marita Koch (1985) |
33 | Gập 600/s | 94.06 - 108.91 | > 108.91 | 130.24 | VĐV thế giới CLN |
34 | Duỗi 600/s | 196.93 - 233.91 | > 233.91 | 192.42 | VĐV thế giới CLN |
35 | Gập 1800/s | 76.30 - 83.30 | > 83.30 | 100.99 | VĐV thế giới CLN |
36 | Duỗi 1800/s | 133.02 - 155.97 | > 155.97 | 129.75 | VĐV thế giới CLN |
37 | Phản xạ M-T (ms) | 162.75 - 156.95 | < 156.95 | 156.95 | Giá trị tốt |
38 | Phản xạ M-C (ms) | 306.25 - 302.85 | < 302.85 | 302.85 | Giá trị tốt |
39 | Phản xạ phức (ms) | 196.00 - 190.11 | < 190.11 | 190.11 | Giá trị tốt |
40 | Khả năng phối hợp vận động (chấm) | 33.00 - 35.45 | > 35.45 | 35.45 | Giá trị tốt |
41 | Khả năng phân phối sự chú ý | 2.87 - 3.11 | > 3.11 | 3.11 | Giá trị tốt |
42 | Năng lực xử lý thông tin | 1.52 - 1.56 | > 1.56 | 1.56 | Giá trị tốt |
43 | Loại hình thần kinh | 31.83 - 33.28 | > 33.28 | 33.28 | Giá trị tốt |
44 | Tốc độ các đoạn chạy trong chạy cự ly 100m | ||||
Đoạn 30m đầu (0-30m) (s) | 7,45 - 7,79 | > 8,13 | 7,52 | Vũ Thị Hương (KLQG VN) | |
Đoạn 30-60m (s) | 9,27 - 9,57 | >9,57 | 10,24 | Vũ Thị Hương (KLQG VN) | |
Đoạn 60-80m (s) | 8,56 - 9,00 | >9,00 | 9,71 | Vũ Thị Hương (KLQG VN) | |
Đoạn 20m cuối (s) | 8,26 - 8,76 | <8,76 | 9,43 | Vũ Thị Hương (KLQG VN) |
Kết quả bảng 3.30 giúp các nhà chuyên môn, các HLV làm cơ sở để tuyển chọn và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam trong tương lai.
Kết luận mục tiêu 3. Đề tài đã tiến hành xử lý số liệu về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam thu được bảng tiêu chuẩn phân theo ba mức độ: không đạt, đạt và tốt ở từng thang đo của từng test. Qua đó, công trình tiếp tục chuẩn hóa theo thang Z để nhìn thấy rò tổng thể về các mặt ở từng yếu tố. Đề tài đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV
chạy 100m cấp cao Việt Nam thông qua các giá trị ± S và thang đánh giá Z. Kết quả phân loại từng test theo phương pháp định chuẩn ± S và thang đánh
giá là tương đối chuẩn xác có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án đề xuất mô hình lí tưởng về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam theo tiêu chuẩn hóa theo thang Z ở mức tối thiểu là mức đạt và hướng đến giá trị tốt hoặc VĐV đẳng cấp thế giới
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu rút ra những kết luận sau:
1. Qua 4 bước nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, luận án lựa chọn được 44 chỉ số, test đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật cho nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam, cụ thể: 13 chỉ số hình thái; 07 chỉ số/test chức năng; 16 test thể lực, 07 test tâm lý và 01 chỉ tiêu về kỹ chiến thuật.
2. Luận án đã xây dựng được mô hình về đặc điểm cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam, cụ thể:
Thành phần cơ thể: VĐV Việt Nam có sự khác biệt nhất định về các chỉ số khi so với VĐV thế giới và đó có thể là do một phần là về nhân chủng học của từng quốc gia và vùng miền.
Cấu trúc hình thể Somatotype: VĐV cấp cao Việt Nam nằm trong vùng meso nhưng hơi nghiêng về vùng endo. Qua đó cho thấy lượng mỡ của VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam là cao hơn so với các công trình đã công bố trên thế giới.
Chức năng: Các chỉ số sinh lý của VĐV cấp cao Việt Nam là khá tương đồng với các công trình đã công bố trên thế giới. Các chỉ số sinh hóa của VĐV cấp cao Việt Nam hấp hơn so với một số công trình đã công bố trên thế giới.
Đặc điểm thể lực: Sức bật, gánh tạ và tốc độ chạy 100m của VĐV Việt Nam thấp hơn so với VĐV thế giới, sức mạnh đẳng động gập gối 600/s và 1800/s của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam thấp hơn so với VĐV chạy CLN thế giới (SC Singh, 2010).
Đặc điểm tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao cho thấy: VĐV có loại hình thần kinh “Linh hoạt - cận linh hoạt - ổn định”. Phản xạ đơn xếp loại trung bình. Năng lực thu nhận và xử lý thông tin đạt ở mức “khá”. Khả năng phối hợp vận động ở mức phân loại “Tốt”.
Đặc điểm kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao cho thấy:
Diễn biến tốc độ ở các phân đoạn của nữ VĐV cấp cao Việt Nam có sự tăng giảm ở các thời điểm là khá tương đồng với các nữ VĐV ưu tú trên thế giới. Tốc độ đoạn cao nhất ở đoạn 30-60m như các VĐV khác. Tốc độ tối đa và khả năng duy trì tốc độ ở các phân đoạn cuối cự ly của nữ VĐV cấp cao Việt Nam là thấp hơn các VĐV còn lại, dẫn đến thành tích chạy toàn cự ly 100m là thấp hơn.
3. Đề tài đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100 m cấp cao Việt Nam thông qua các giá trị ±S và thang đánh giá Z. Kết quả phân loại từng test theo phương
pháp định chuẩn ±S và thang đánh giá là tương đối chuẩn xác, có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Qua kiểm nghiệm mô hình về hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam theo tiêu chuẩn hóa theo thang Z cho thấy tính hiệu quả cao. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án đề xuất mô hình lí tưởng về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật
của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam theo tiêu chuẩn hóa theo thang Z ở mức tối thiểu là mức đạt và hướng đến giá trị tốt hoặc VĐV đẳng cấp thế giới.
KIẾN NGHỊ
Từ những kết luận trên, cho phép đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Các HLV tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trung tâm huấn luyện, đào tạo và thi đấu TDTT các tỉnh thành, quận huyện và địa phương trên cả nước có thể ứng dụng hệ thống chỉ số, test do đề tài nghiên cứu để kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện theo chu kỳ huấn luyện năm một cách khoa học và chính xác hơn, phục vụ công tác tuyển chọn VĐV và dự báo thành tích thể thao và khả năng phát triển của các VĐV trẻ chạy cự ly ngắn hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dung làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, đào tạo sinh viên, huấn luyện viên chuyên sâu điền kinh nói riêng, cũng như sinh viên chuyên ngành huấn luyện TDTT.