Cơ Cấu Đntbm Theo Kinh Nghiệm Quản Lý Và Kinh Nghiệm Giảng Dạy, Nckh

bộ môn trên thực tế nhiều hơn, nhưng theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN, TBM phải có trình độ từ tiến sĩ trở lên, vì thế nhiều bộ môn chỉ có “phụ trách bộ môn” hoặc “quyền TBM” khi người quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ hoặc chưa có người thay thế TBM vừa nghỉ tại thời điểm khảo sát. Tỷ lệ các TBM trên số bộ môn là 97%. Để có thể mô tả về thực trạng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN, NCS thực hiện khảo sát và thống kê trên số lượng các TBM đương nhiệm tại một thời điểm, cơ cấu được tính theo % để có được cái nhìn khái quát.

* Cơ cấu ĐNTBM theo trình độ và chức danh:

Do quy định các TBM đều phải đảm bảo có trình độ từ tiến sĩ trở lên, trừ trường hợp các bộ môn giảng dạy khối kiến thức giáo dục đại cương mà không có tiến sĩ thì TBM mới được là thạc sĩ, nên cơ cấu TBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN khá đồng nhất. Phần lớn TBM là tiến sĩ, chiếm 65,35% (tương đương 132 người); số lượng TBM có học hàm phó giáo sư là 30,69% (62 người) và chỉ có 1,49 % có học hàm giáo sư (03 người); 2,48% có học vị thạc sĩ (05 người), đa số ở một số bộ môn đặc thù của Trường ĐH Ngoại ngữ.

Có thể thấy, ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN có trình độ chuyên môn cao, có sự phấn đấu lớn trong nghề nghiệp. Điều này không chỉ thể hiện uy tín của các trường mà còn cho thấy các trường rất coi trọng trình độ giảng dạy cũng như NCKH của ĐNTBM. Những người quản lý bộ môn có trình độ cao cũng sẽ tạo ra động lực và áp lực đối với các giảng viên, NCV trong bộ môn cần phải học tập, nâng cao trình độ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH cho khoa và nhà trường.

GS-TS, 1.49%

Thạc sĩ, 2.48%

PGS-TS, 30.69%

TS, 65.35%

Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ĐNTBM theo trình độ và chức danh

* Cơ cấu ĐNTBM theo kinh nghiệm quản lý, giảng dạy và NCKH:

Khảo sát ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN thấy hầu hết họ có kinh nghiệm chuyên môn khá sâu. Ở khoảng thời gian giảng dạy và NCKH từ 10 năm đến trên 20 năm, số lượng TBM phân phối khá đồng đều (chiếm từ 25-28%).

29.21%

28.22%

27.72%

28.71%

24.75%

11.88%

2.97%

0.00%

%

%


19.80%

16.83

7.92%

1.98

Không có ai chỉ có kinh nghiệm giảng dạy từ 1-3 năm, còn từ 3-5 năm cũng chỉ có một số lượng rất nhỏ là 1,98%. Số lượng TBM có kinh nghiệm chuyên môn từ 5-10 năm cũng chỉ chiếm 16,83%. Điều này cho thấy, ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN không chỉ là những người vững vàng về chuyên môn, họ còn có những uy tín nhất định trong hoạt động khoa học. Điều này giúp việc bộ môn được dẫn dắt phát triển bền vững hơn.

35.00%


30.00%


25.00%


20.00%


15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

1-3 năm

3 - 5 năm

5 - 10 năm 10 - 15 năm 15-20 năm

>20 năm

Kinh nghiệm giảng dạy, NCKH Kinh nghiệm quản lý

Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ĐNTBM theo kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm giảng dạy, NCKH


Khi xem xét về kinh nghiệm quản lý thì ngược lại, phần đông họ ở nhiệm kỳ quản lý thứ nhất, chiếm hơn 40%, trong đó từ 1-3 năm quản lý là 11,88% (24 người) và từ 3-5 năm là 29,21% (59 người). Những người đã quản lý ở nhiệm kỳ thứ hai chiếm tới 28,22% (57 người). Do quản lý ở cấp bộ môn là cấp quản lý thấp nhất trong nhà trường nên kết quả khảo sát cũng là một điều dễ hiểu. Số những người có kinh nghiệm quản lý từ 10-15 năm cũng khá cao, chiếm tới 19,8% (40 người). Còn lại, có 7,92% có kinh nghiệm quản lý từ 15-20 năm và 2,97% có kinh nghiệm quản lý trên 20 năm. Một số người đã kinh qua các vị trí quản lý khác rồi quay lại công việc quản lý ở cấp bộ môn.

2.4.2. Cơ cấu đội ngũ trưởng bộ môn theo giới tính, độ tuổi

Nam Nữ

Theo khảo sát, phần đông TBM là nam giới, chiếm tới 63,37% (128 người). Điều này được giải thích bởi nam giới có lợi thế hơn về mặt phấn đấu, học tập, NCKH do họ ít bị áp lực thời gian của gia đình. Trong trường ĐHĐHNC, mặc dù yêu cầu về học vị đối với các giảng viên là khá cao hay nói cách khác gần như không có sự khác biệt nhiều về học vị giữa nam và nữ, nhưng xu hướng nữ giới ít có sự phấn đấu vào các vị trí quản lý hơn nam giới.


Nữ 36.63%

Nam 63.37%



Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu ĐNTBM theo giới tính


Khảo sát cơ cấu độ tuổi, có thể thấy phần đông ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC nằm trong độ tuổi từ 40-49 chiếm tới 49,01% (99 người). Đây là độ tuổi có sự tích luỹ đầy đủ về trình độ chuyên môn lẫn kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT. Bên cạnh đó, trong sự tiếp nối các thế hệ quản lý thì độ tuổi này cũng phù hợp nhất đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về CBQL chuyên môn.

<30

6.93%

>50

20.30%

31 - 39

23.76%

40 - 49

49.01%

Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu ĐNTBM theo độ tuổi

Cùng với sự trẻ hoá cán bộ trong trường ĐH, độ tuổi từ 31-39 cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong ĐNTBM với 23,76% (48 người). Tiếp đến là nhóm tuổi trên 50 với 20,3% (41 người). Nhóm tuổi có số người tham gia ít nhất là nhỏ hơn 30 với 6,93%. Thông thường, để đạt được điều kiện cân đối với một TBM (học vị tiến sĩ) thì một giảng viên phải có độ tuổi ít nhất từ 27-28 tuổi. Chính vì vậy, trong trường hợp đặc biệt khi bộ môn có sự thay đổi lớn về cơ cấu, không có người đủ điều kiện… thì những giảng viên ở độ tuổi này mới có thể được đảm nhiệm vị trí TBM.

Có thể thấy, xu hướng chung về cơ cấu ĐNTBM của trường ĐHĐHNC đã có sự trẻ hoá nhưng ở mức độ vừa phải. Cơ cấu độ tuổi này được coi là tương đối hợp lý.

2.4.3. Năng lực đội ngũ trưởng bộ môn

Đánh giá năng lực ĐNTBM thông qua nhiều tiêu chí khác nhau, NCS chỉ đánh giá dựa trên khảo sát điển hình tại 06 trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN, cụ thể:

2.4.3.1. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Theo khảo sát, có thể thấy hầu hết ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC đều có mức độ hiểu biết về chương trình đào tạo (cả ĐH và SĐH) mà bộ môn phụ trách rất cao. Thông thường, họ còn luôn phải là người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các chương trình đào tạo này hoặc cũng phải là người tham gia công việc đó. Mặc dù mức độ “tốt” chỉ được những người tham gia khảo sát đánh giá ở khoảng 5 2% nhưng không có đánh giá nào “kém”, mức độ “yếu” cũng rất ít. Như thế, có thể thấy trách nhiệm cũng như năng lực của ĐNTBM theo tiêu chí này là đảm bảo.

Bảng 2.3: Mức độ hiểu biết chương trình đào tạo (ĐH và SĐH) của ĐNTBM


Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hiểu đúng và đầy đủ

mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình đào tạo ĐH của ngành mà bộ môn phụ trách


233


52,0

%


125


27,9

%


68


15,2

%


22


4,9

%


0


0

%


4,3

Hiểu đúng và đầy đủ

mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình đào tạo SĐH của chuyên ngành mà bộ môn phụ trách


175


39,1

%


157


35,0

%


89


19,9

%


27


6,0

%


0


0

%


4,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 13

Nguồn: Khảo sát của NCS năm 2018

Bảng 2.4: Đánh giá về trình độ chuyên môn của ĐNTBM



Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà

giáo theo Luật GDĐH

297

66,3

%

114

25,4

%

24

5,4

%

13

2,9

%

0

0,0

%

4,6

Nắm vững học phần

đã hoặc đang đảm nhận, có hiểu biết về mối liên hệ với các học phần khác trong chương trình đào tạo mà bộ môn phụ trách


246


54,9

%


100


22,3

%


49


10,9

%


53


11,8

%


0


0,0

%


4,2

Có kiến thức liên môn, liên ngành; hiểu biết

thực tiễn và khả năng liên hệ, vận dụng phù hợp vào giảng dạy, NCKH, hợp tác quốc tế trong GDĐH.


179


40,0

%


206


46,0

%


32


7,1

%


31


6,9

%


0


0,0

%


4,2

Khả năng biên soạn

giáo trình và giảng dạy các chuyên đề chuyên sâu, nâng cao thuộc chuyên ngành đang

tham gia đào tạo


118


26,3

%


193


43,1

%


60


13,4

%


73


16,3

%


4


0,9

%


3,8

Có kiến thức về tâm lý

học giáo dục, giao tiếp, có khả năng tìm hiểu để nắm vững sinh viên, cán bộ, giảng viên trong bộ môn, khoa, nhà trường, giao tiếp quốc tế trong trao đổi học thuật


88


19,6

%


201


44,9

%


94


21,0

%


52


11,6

%


13


2,9

%


3,7

Am hiểu lý luận, nghiệp vụ, QLGD

173

38,6

%

125

27,9

%

94

21,0

%

54

12,1

%

2

0,4

%

3,9

Nguồn: Khảo sát của NCS năm 2018


Xem xét trình độ chuyên môn của ĐNTBM, mức độ đánh giá không đồng đều ở các tiêu chí khác nhau. Hầu hết ĐNTBM đều đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định và nắm vững học phần đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy cũng như có khả năng biên soạn giáo trình, bài giảng đối với học phần phụ trách, nhưng không phải ai cũng có khả năng biên soạn, giảng dạy các chuyên đề chuyên sâu, nâng cao thuộc chuyên ngành đang tham gia đào tạo hay bồi dưỡng sinh viên tài năng. Mức độ am hiểu về lý luận, nghiệp vụ QLGD cũng được đánh giá ở mức “khá”, bởi mỗi TBM

có cách thức quản lý riêng dựa trên cá tính, kinh nghiệm hơn là việc nghiên cứu, học tập về nghiệp vụ QLGD một cách bài bản. Nhìn chung, về trình độ chuyên môn của ĐNTBM là tốt, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn của bộ môn cũng như tạo được uy tín nhất định của người quản lý.

Bảng 2.5: Đánh giá về nghiệp vụ sư phạm của ĐNTBM



Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Kỹ năng tổ chức bài lên lớp một cách khoa

học


188

42,0

%


171

38,2

%


48

10,7

%


41

9,2

%


0

0,0

%


4,1

Kỹ năng tổ chức, thực

hiện hiệu quả phương pháp dạy học hiện đại


177

39,5

%


192

42,9

%


43

9,6

%


34

7,6

%


2

0,4

%


4,1

Kỹ năng tổ chức các kỹ thuật dạy học thành quy trình công

nghệ


143


31,9

%


153


34,2

%


71


15,8

%


56


12,5

%


25


5,6

%


3,7

Kỹ năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp đánh giá kết quả

học tập hiện đại


152


33,9

%


184


41,1

%


42


9,4

%


45


10,0

%


25


5,6

%


3,9

Kỹ năng tổ chức,

hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH


175

39,1

%


193

43,1

%


70

15,6

%


10

2,2

%


0

0,0

%


4,2

Kỹ năng gắn kết giảng dạy, NCKH với thực

tiễn


132

29,5

%


157

35,0

%


86

19,2

%


73

16,3

%


0

0,0

%


3,8

Thiết lập môi trường

học tập tích cực cho sinh viên


143

31,9

%


151

33,7

%


79

17,6

%


73

16,3

%


2

0,4

%


3,8

Xử lý các tình huống

sư phạm trong quá trình tổ chức dạy học


210

46,9

%


170

37,9

%


66

14,7

%


2

0,4

%


0

0,0

%


4,3

Tích hợp giáo dục kỹ

năng sống với giảng

dạy các học phần cho sinh viên


151


33,7

%


184


41,1

%


86


19,2

%


27


6,0

%


0


0,0

%


4,0

Nguồn: Khảo sát của NCS năm 2018


Nghiệp vụ sư phạm của ĐNTBM lại được đánh giá khá đồng đều ở các tiêu chí. Mặc dù vậy, theo khảo sát, mức “tốt” lại không được đánh giá cao, chỉ từ 30 -40%, phần còn lại là mức “khá”. Ở các trường ĐH, để đánh giá về nghiệp vụ sư phạm, người ta thường dựa vào phản hồi của người học chứ ít đánh giá lẫn nhau thông qua dự giờ. Vì vậy, các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ sư phạm của ĐNTBM cũng được đánh giá

như đối với các giảng viên khác. Đôi khi, một số TBM bận rộn hơn khi trở thành người quản lý nên số giờ giảng trên lớp ít hơn, ít có sự đầu tư cho bài giảng cũng như áp dụng các kỹ thuật giảng dạy hiện đại vào các tiết học.

Tuy vậy, các đánh giá mức “yếu” và “kém” lại rất ít. Chỉ có tiêu chí “Kỹ năng tổ chức các kỹ thuật dạy học thành quy trình công nghệ”, “Kỹ năng gắn kết giảng dạy, NCKH với thực tiễn”, “Thiết lập môi trường học tập tích cực, dân chủ, thân thiên, hợp tác, cộng tác, khuyến khích sự tham gia của tất cả sinh viên” là có hơn 10% đánh giá mức “yếu”. Đây là những kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH hiện đại mà một số TBM vẫn còn có hạn chế.

Bảng 2.6: Đánh giá về năng lực tự học và sáng tạo của ĐNTBM



Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Có ý thức, tinh thần tự

học và xây dựng tổ bộ

môn thành tổ chức học tập, sáng tạo


170


37,9

%


94


21,0

%


94


21,0

%


88


19,6

%


2


0,4

%


3,8

Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH,

quản lý, lãnh đạo


188


42,0

%


198


44,2

%


46


10,3

%


16


3,6

%


0


0,0

%


4,2

Vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, NCKH, quản lý bộ

môn.


216


48,2

%


161


35,9

%


45


10,0

%


24


5,4

%


2


0,4

%


4,3

Có khả năng tự đánh

giá và lập kế hoạch phát triển năng lực, kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ.


187


41,7

%


116


25,9

%


93


20,8

%


52


11,6

%


0


0,0

%


4,0

Nguồn: Khảo sát của NCS năm 2018


Năng lực tự học và sáng tạo của ĐNTBM được đánh giá khá cao. Các TBM ở trường ĐHĐHNC luôn có ý thức trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ của mình và tự phát triển bản thân. Tuy nhiên, ý thức xây dựng bộ môn thành tổ chức

học tập, sáng tạo lại có 19,6% đánh giá ở mức “yếu”. Rất nhiều bộ môn gần như không tổ chức sinh hoạt trao đổi chuyên môn thường xuyên mà để giảng viên tự phát triển, chỉ cần họ đáp ứng các yêu cầu của nhà trường. Những cuộc họp của tổ bộ môn thường mang tính thông báo hoặc bàn bạc kế hoạch triển khai công việc trong học kỳ.

Mặc dù hầu hết ĐNTBM có học vị tiến sĩ, tức là có trình độ ngoại ngữ cũng như tin học nhất định, nhưng không phải số đông họ có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ để giảng dạy với 19,6% đánh giá “tốt”; 31,9% đánh giá “khá” và có 15,6% đánh giá mức “yếu”.

Ngay cả việc sử dụng tốt CNTT để phục vụ công việc cũng chỉ được đánh giá 26,8% mức “tốt”; 46% mức “khá” và 10,9% mức “yếu”. Do có nhiều TBM lớn tuổi nên khả năng tiếp cận CNTT hiện đại cũng ở mức hạn chế.

Bảng 2.7: Đánh giá về năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT của ĐNTB M



Nội dung

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Sử dụng được một ngoại ngữ trong giảng dạy, NCKH và công việc


88


19,6

%


143


31,9

%


116


25,9

%


70


15,6

%


31


6,9

%


3,4

Sử dụng được CNTT trong giảng dạy, NCKH và công việc


120


26,8

%


206


46,0

%


73


16,3

%


49


10,9

%


0


0,0

%


3,9

Nguồn: Khảo sát của NCS năm 2018


2.4.3.2. Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học

Kỹ năng NCKH của ĐNTBM được đánh giá cao, mức điểm trung bình đánh giá hầu hết đạt trên 4,0 ở các tiêu chí. Tuy nhiên, một số kỹ năng của ĐNTBM vẫn còn hạn chế như: kỹ năng công bố quốc tế; kỹ năng ký kết, thực hiện các hợp đồng NCKH phục vụ đổi mới GDĐH và phát triển KT-XH; kỹ năng tư vấn, chuyển giao công nghệ cho cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội. Thậm chí kỹ năng ứng dụng thành tựu NCKH vào quá trình đào tạo và thực tiễn cũng không được đánh giá cao. Các TBM mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các công trình nghiên cứu theo yêu cầu của đơn vị mà chưa có các hoạt động chuyển giao công nghệ hay ứng dụng vào thực tiễn sau đó.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023