Thực Trạng Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ở Các Trường Đại Học Địa Phương Theo Tiếp Cận Năng Lực

Trung bình: Đã có nhưng chưa được rà soát, điều chỉnh, cập nhật. Khá: Đã có và được rà soát, điều chỉnh thích ứng.

Tốt: Thực hiện bài bản, nền nếp, hiệu quả.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra sử dụng bảng hỏi với 4 phiếu hỏi riêng cho từng đối tượng khảo sát: CBQL-GV, SVCQ, cựu SV, nhà tuyển dụng lao động (phụ lục 1, 2, 3, 4) để điều tra, đánh giá về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và các doanh nghiệp về quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

- Tổ chức tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp.

2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát

Bước xử lý kết quả phải đạt các yêu cầu sau:

- Tổng hợp ý kiến đánh giá về các nội dung phải xác định được: mức độ quan trọng (Rất quan trọng, quan trọng, tương đối quan trọng, ít quan trọng hay không quan trọng); Mức độ thực hiện các nội dung (Tốt, Khá, Trung bình, yếu, kém); Mức độ phù hợp (Rất phù hợp, phù hợp, tương đối phù hợp, ít phù hợp, không phù hợp); Mức độ ảnh hưởng (Rất ảnh hưởng, ảnh hưởng, tương đối ảnh hưởng, ít ảnh hưởng, không ảnh hưởng); Theo tỉ lệ % hoặc thông qua việc tính

điểm trung bình ( X ).

- Với câu hỏi đóng có 5 mức độ trả lời: Rất quan trọng/Rất phù hợp/Rất ảnh hưởng/Tốt: được 5 điểm; Quan trọng/Phù hợp/Ảnh hưởng/Khá: được 4 điểm; Tương đối quan trọng/tương đối phù hợp/Tương đối ảnh hưởng/Trung bình: 3 điểm; Ít quan trọng/Ít phù hợp/Ít ảnh hưởng/Yếu: 2 điểm; Không quan trọng/Không phù hợp/Không ảnh hưởng/Kém: 1 điểm.

- Với câu hỏi có n mức độ trả lời thì điểm tối đa là n và tối thiểu là 1.


- Tính X trung bình ( X ) theo nguyên tắc sau: (với câu hỏi 5 mức độ trả lời và tương tự cho câu hỏi có n mức độ trả lời).

- Gọi n là số người được hỏi ý kiến

n1 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Kém n2 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Yếu

n3 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Trung bình n4 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Khá

n5 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Tốt N là tổng số người được hỏi

Sẽ tính được

X n1 1 n2 2 n3 3 n4 4 n5 5

N

- Trên cơ sở kết quả các phiếu khảo sát hợp lệ mà tác giả đã điều tra, số liệu được nhập vào phần mềm SPSS 2.0 để xử lý dữ liệu định lượng và trích xuất ra các bảng số liệu theo yêu cầu (Phụ lục 9)

- Trong mỗi bảng tổng hợp số liệu là tổng số người được khảo sát của mỗi loại và tỷ lệ % trên tổng số phiếu điều tra hợp lệ.

- Điểm trung bình (Mean) trong bảng Statistics (của phần mềm SPSS) của mỗi câu hỏi được điều tra là điểm trung bình cộng của từng nội dung trong câu hỏi. Điểm này là giá trị dùng để xác định mức độ, hiệu quả thực hiện từng nội dung, làm căn cứ để xác định tính ưu thế (thứ bậc) của từng nội dung trong câu hỏi.

Nhận xét: Với câu hỏi đóng 5 mức độ trả lời (1,00 ≤ X ≤ 5,00) và 4,20 < X ≤ 5,00: Rất quan trọng/Rất phù hợp/Rất ảnh hưởng/Rất chặt chẽ/Tốt 3,40 < X ≤ 4,20 : Quan trọng/Phù hợp/Ảnh hưởng/Chặt chẽ/Khá

2,60 < X ≤ 3,40 : Tương đối quan trọng/tương đối phù hợp/Tương đối ảnh hưởng/Tương đối chặt chẽ/Trung bình

1,80< X ≤ 2,60 : Ít quan trọng/Ít phù hợp/Ít ảnh hưởng/Ít chặt chẽ/Yếu 1,00 ≤ X ≤ 1,80 : Không quan trọng/Không phù hợp/Không ảnh

hưởng/Không chặt chẽ/Kém

- Xếp thứ bậc cho từng nội dung: Có bao nhiêu nội dung thì có bấy nhiêu thứ bậc, xếp theo điểm trung bình ( X ) từ cao xuống thấp; (lưu ý: nếu có 2, 3 … nội dung được đánh giá ngang điểm thì việc xếp thứ bậc sẽ tính

trung bình cộng và được xếp cùng thứ bậc. Ví dụ: có hai nội dung có điểm cao nhất và bằng nhau, thứ bậc của chúng được xếp trong khoảng 1 và 2, trung bình cộng là 1,5 thì chúng sẽ cùng được xếp thứ bậc là 1, 5).

2.3. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

Để nắm được thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo TCNL, tác giả tiến hành khảo sát 200 CBQL-GV, 100 nhà tuyển dụng, 100 sinh viên và 100 cựu sinh viên của các trường đại học địa phương bằng phiếu hỏi (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về tầm quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL

Đơn vị: %



Mức độ

Mức độ đánh giá

CBQL - GV

NTD

SVCQ

Cựu SV

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

Không quan trọng

0

0

0

0

0

0

0

0

Ít quan trọng

17

8,5

0

0

0

0

0

0

Tương đối quan trọng

140

70,0

6

6,0

36

36,0

8

8,0

Quan trọng

23

11,5

35

35,0

43

43,0

21

21,0

Rất quan trọng

20

10,0

59

59,0

21

21,0

71

71,0

Tổng

200

100,0

100

100,0

100

100,0

100

100,0



X

3,23


X

4,53


X

3,85


X

4,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 13


5

4

3

2

1

0

CBQL - GV

NTD

SVCQ

Cựu SV

Biểu đồ 2.1. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về tầm quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL

* Nhận xét:

Kết quả khảo sát trong bảng 2.7, cho thấy bức tranh rất khác biệt về nhận thức của CBQL-GV, SV và các bên liên quan về tầm quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật. Trong khi điểm trung bình của nhóm CBQL-GV với X = 3,23 (ở mức tương đối quan trọng), nhóm SV chính quy có X= 3,85 (ở mức quan trọng) thì nhóm nhà tuyển dụng lao động X= 4,53, cựu sinh viên X=4,63 (đều ở mức rất quan trọng). Kết hợp tỉ lệ khảo sát này với hoạt động phỏng vấn trực tiếp cũng cho kết quả tương tự về nhận thức của các bên về tầm quan trọng của việc đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực.

Khi xem xét, phân tích số liệu cụ thể, có đến 78,5% CBQL-GV cho rằng việc đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở mức “ít quan trọng” và “tương đối quan trọng”; chỉ có 21,5% CBQL-GV đánh giá ở mức “quan trọng” và “rất quan trọng”. Điều này chứng tỏ, tồn tại một bộ phận không nhỏ CBQL-GV chưa nhận thức được tầm quan trọng, thậm chí còn xem nhẹ công tác đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực. Đây thực sự là con số đáng quan ngại vì CBQL-GV chính là những đối tượng đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo.

2.4. Thực trạng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực.

2.4.1. Thực trạng phù hợp của chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương

Để đánh giá thực trạng phù hợp của chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương, tác giả tiến hành khảo sát 200 CBQL-GV, 100 nhà tuyển dụng, 100 sinh viên và 100 cựu sinh viên của các trường đại học địa phương bằng phiếu hỏi (mẫu phiếu hỏi xem phụ lục 1). Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.8a, 2.8b, 2.8c, 2.8d như sau:

* Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên

Bảng 2.8a. Ý kiến của CBQL-GV về sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

KPH

IPH

TĐPH

PH

RPH

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Mục tiêu đào

tạo

0

0

0

0

59

29,5

48

24,0

93

46.5

4,17

2

Nội dung đào

tạo

0

0

0

0

76

38,0

71

35,5

53

26,5

3,89

3

Phương pháp

đào tạo

0

0

0

0

47

23,5

67

33,5

86

43,0

4,19

4

Hoạt động

giảng dạy

0

0

0

0

37

18,5

59

29,5

104

52,0

4,33

5

Hoạt động học

tập

0

0

0

0

43

21,5

75

37,5

82

41,0

4,19


6

Phương thức

kiểm tra, đánh giá


0


0


0


0


72


36,0


61


30,5


67


33,5


3,97

* Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy đa phần nhóm CBQL-GV đánh giá chương trình đào tạo đã “phù hợp” và “rất phù hợp” với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật. Khi trả lời phỏng vấn, đa số CBQL-GV các trường đều cho rằng nhà trường luôn quan tâm tới chương trình đào tạo và đã có sự điều chỉnh các hoạt động đào tạo để phù hợp với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật hàng năm. Minh chứng thể hiện qua những văn bản, quy định, biên bản về rà soát, bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo đã được ban hành.

Như đại học Hồng Đức có quyết định số 2198/QĐ-ĐHHĐ ngày 18/8/2016 ban hành quy định xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng và phát huy năng lực người học; quyết định 1270/QĐ- ĐHHĐ ngày 9/8/2017 ban hành khung chương trình theo khối ngành, nhóm ngành đào tạo đại học định hướng ứng dụng và phát huy năng lực người học; quyết định số 2280/QĐ-ĐHHĐ ngày 28/12/2018 ban hành quy định xây dựng, quản lý hồ sơ học phần và tổ chức đào tạo theo định hướng ứng dụng và phát triển năng lực người học.

Đại học Hùng Vương có ban hành quyết định số 126/QĐ-ĐHHV ngày 9/2/2018 về việc thành lập BCĐ và các tiểu ban rà soát điều chỉnh, cấu trúc lại CTĐT trình độ đại học năm học 2017-2018; kế hoạch số 35/KH-ĐHHV ngày 8/3/2018 về việc rà soát điều chỉnh, cấu trúc lại CTĐT trình độ đại học năm học 2017-2018.

Tuy nhiên, ở Đại học Hải Phòng giai đoạn 2016-2018 chưa ban hành các quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo cấp trường, các hoạt động này mới chỉ diễn ra ở quy mô cấp khoa, tổ bộ môn. Đến tháng 10 năm 2018, nhà trường đã ban hành các văn bản pháp quy về việc chỉ đạo vấn đề này. Đó là: Quyết định số 467/QĐ- ĐHHP ngày 4/10/2018 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình

đào tạo trọng điểm; Quyết định số 476/QĐ-ĐHHP ngày 9/10/2018 về việc thành lập Tiểu ban xây dựng chương trình đào tạo trọng điểm.

Kết quả khảo sát chỉ số trung bình chung X cả 6 nội dung đều ở mức “phù hợp” và “rất phù hợp”. Trong đó, hoạt động giảng dạy được đánh giá là phù hợp nhất với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật với X =4,33; tiếp

đó là hoạt động học tập và phương pháp đào tạo cùng mức X =4,19. Nội dung đào tạo và phương pháp kiểm tra đánh giá tuy vẫn được đánh giá ở mức phù hợp nhưng với chỉ số X thấp hơn, lần lượt X =3,89 và X =3,97.

* Kết quả khảo sát nhà tuyển dụng

Bảng 2.8b. Ý kiến của NTD về sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

KPH

IPH

TĐPH

PH

RPH

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Mục tiêu

đào tạo

0

0

21

21,0

38

38,0

27

27,0

14

14,0

3,34

2

Nội dung

đào tạo

15

15,0

36

36,0

21

21,0

21

21,0

7

7,0

2,69

3

Phương

pháp đào tạo

11

11,0

40

40,0

23

23,0

16

16,0

10

10,0

2,74

4

Hoạt động

giảng dạy

0

0

29

29,0

19

19,0

33

33,0

19

19,0

3,42

5

Hoạt động

học tập

0

0

18

18,0

22

22,0

36

36,0

24

24,0

3,66


6

Phương thức

kiểm tra, đánh giá


14


14,0


45


45,0


10


10,0


21


21,0


10


10,0


2,68

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát nhóm đối tượng nhà tuyển dụng cho thấy sự khác biệt lớn với nhóm cán bộ quản lý, giảng viên. Bên cạnh việc ghi nhận chương trình đào tạo đã có sự tương đồng với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật, các nhà tuyển dụng cũng cho rằng còn khá nhiều điểm chỉ ở mức


“tương đối phù hợp”. Đó là 4 nội dung: mục tiêu đào tạo ( X =3,34), nội dung đào tạo ( X =2,69), phương pháp đào tạo ( X =2,74), phương thức kiểm tra

đánh giá ( X =2,68). Nhìn chung, các nhà tuyển dụng lao động chưa đánh giá cao sự tương xứng, phù hợp giữa chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật cần có. Và nếu không có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật.

* Kết quả khảo sát sinh viên chính quy

Bảng 2.8c. Ý kiến của SVCQ về sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật

Đơn vị: %



TT


Nội dung

Mức độ

ĐTB

KPH

IPH

TĐPH

PH

RPH

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


X

1

Mục tiêu

đào tạo

0

0

14

14,0

50

50,0

25

25,0

11

11,0

3,33

2

Nội dung

đào tạo

0

0

15

15,0

55

55,0

22

22,0

8

8,0

3,23

3

Phương

pháp đào tạo

0

0

20

20,0

46

46,0

20

20,0

14

14,0

3,28

4

Hoạt động

giảng dạy

0

0

12

12,0

42

42,0

28

28,0

18

18,0

3,52

5

Hoạt động

học tập

0

0

10

10,0

43

43,0

27

27,0

20

20,0

3,57


6

Phương thức

kiểm tra, đánh giá


0


0

24

24,0

42

42,0

18

18,0

16

16,0

3,26

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu, sinh viên chính quy đánh giá sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở mức “Tương đối phù hợp” ở 4/6 item: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, phương thức kiểm tra, đánh giá với X từ 3,23-3,33.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023