Chuẩn Đầu Ra Của Ctđt Đáp Ứng Yêu Cầu Của Thị Trường Lao Động


2) Đối tượng khảo sát

Các nhà tuyển dụng, các đơn vị sử dụng lao động ngành ATTT

Cựu sinh viên ngành ATTT đã từng được đào tạo tại Học viện Kỹ thuật mật mã.

3) Hình thức và thời gian khảo sát

Khảo sát trực tuyến, bằng phiếu điều tra trực tiếp và email. Thời gian khảo sát: Từ 10/09/2019 đến 10/10/2019

4) Công cụ khảo sát

Các phiếu khảo sát được tác giả phối hợp với Phòng Đảm bảo chất lượng của Học viện Kỹ thuật mật mã xây dựng dựa trên việc tham khảo một số mẫu phiếu khảo sát của các trường đại học khác và đã được đóng góp ý kiến của BGĐ, lãnh đạo Khoa, bộ môn ngành ATTT.

Các phiếu khảo sát gồm 10-12 câu hỏi với 2 thang đo “Đồng ý” và “Không đồng ý”, tập trung vào các nội dung về: Chuẩn đầu ra, Cấu trúc chương trình đào tạo, và phần Ý kiến thêm.

I. Kết quả khảo sát

1. Số lượng phiếu khảo sát

Khảo sát có sự tham gia của 45 người sử dụng lao động ngành ATTT đến từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông trong nước; 152 cựu sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật mật mã.

Các đối tượng được hỏi góp ý cho CTĐT cử nhân ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật mật mã.

2. Đánh giá về chuẩn đầu ra của CTĐT ngành ATTT

2.1. Chuẩn đầu ra của CTĐT đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

Về cơ bản, phần lớn các đối tượng được khảo sát đều đồng ý chuẩn đầu ra của CTĐT cử nhân ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật mật mã đã đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và thị trường lao động. Tuy nhiên, đối


với ngành ATTT cần bổ sung một số nội dung/môn học và kỹ năng cho sinh viên để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng của Chuẩn đầu ra



Người sử dụng lao động

Cựu sinh viên

Số lượng

%

Số lượng

%

Đồng ý

37

82,2

134

88,1

Không đồng ý

6

13,3

11

7,2

Ý kiến khác

2

4,5

7

4,6

Tổng số

45

100,0

152

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 24


Một số ý kiến thêm:

- Kiến thức cơ bản được đào tạo khá đầy đủ, tuy nhiên cần cập nhật thêm các công nghệ mới vào Chương trình đào tạo.

- Cần bổ sung thêm một số môn kiến thức nền tảng vào Chương trình đào tạo.

- Chưa đáp ứng được yêu cầu, quá nặng về lý thuyết.

- Đa phần đáp ứng được những vị tr liên quan đến công nghệ phần mềm. Những vị trí thiên về dữ liệu hệ thống như thiết kế, phân tích và xử lý dữ liệu vẫn chưa đáp ứng nhiều.

2.2. Các môn học trong CTĐT đều góp phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra

Bảng 3.5: Tỷ lệ ý kiến đánh giá các môn học góp phần đạt chuẩn đầu ra



Người sử dụng lao động

Cựu sinh viên

Số lượng

%

Số lượng

%

Đồng ý

34

75,6

131

86,2

Không đồng ý

11

24,4

18

11,8

Ý kiến khác

-

-

3

2,0

Tổng số

45

100,0

152

100,0


Một số ý kiến thêm:

- Có nhiều môn bị dư thừa

- Một số môn chưa đáp ứng được mục tiêu của môn học

- Một số môn học bắt buộc chưa góp phần vào việc đạt chuẩn đầu ra (ví dụ các môn đại cương kiến trúc máy t nh, …).

2.3. Mức độ hợp lý về chuẩn đầu ra ngoại ngữ (tương đương TOEIC

450) của chương trình đại trà.

Tỷ lệ đồng ý của các đối tượng được khảo sát khi đánh giá về chuẩn đầu ra ngoại ngữ (tương đương TOEIC 450 điểm) là không cao, đặc biệt ở người sử dụng lao động chỉ có 55,6% đồng ý. Đa số các ý kiến của các đối tượng người sử dụng lao động và cựu sinh viên đều cho rằng hiện tại chuẩn đầu ra ngoại ngữ là quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thực thế công việc, vì vầy cần tang chuẩn đầu ra ngoại ngữ lên trên mức TOEIC 500 điểm.

Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá mức độ hợp lý chuẩn đầu ra ngoại ngữ



Người sử dụng lao động

Cựu sinh viên

Số lượng

%

Số lượng

%

Đồng ý

25

55,6

90

59,2

Không đồng ý

20

44,4

56

36,8

Ý kiến khác

-

-

6

4,0

Tổng số

45

100,0

152

100,0


Một số ý kiến bổ sung thêm:

- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ nên yêu cầu đạt TOEIC từ 500-650 điểm.

- Tập trung vào 4 kỹ năng thay vì chỉ tập trung vào 2 kỹ năng Nghe, Đọc như hiện nay.

- Nên dạy tiếng Anh chuyên ngành, hoặc thiết kế những môn học hoàn toàn bằng tiếng Anh.

- Chuẩn đầu ra quá thấp không đáp ứng được yêu cầu thực tế khi giao tiếp, phản xạ, thuyết trình.


3. Đánh giá về cấu trúc của CTĐT ngành ATTT

3.1. Thời gian đào tạo

Theo quy định hiện nay tại Học viện Kỹ thuật mật mã, thời gian đào tạo cử nhân ngành ATTT là 5 năm. Qua khảo sát trên 88% số người được hỏi đều đồng ý với khoảng thời gian đào tạo này.

Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về thời gian đào tạo



Người sử dụng lao động

Cựu sinh viên

Số lượng

%

Số lượng

%

Đồng ý

40

88,9

142

93,4

Không đồng ý

5

11,1

10

6,6

Ý kiến khác

-

-

-

-

Tổng số

45

100,0

152

100,0


Một số ý kiến bổ sung thêm:

- Nên tăng thời lượng thực hành vì sinh viên cần có kỹ năng làm việc.

- Nên rút ngắn những môn học không cần thiết

3.2. Số lượng môn học tự chọn (chiếm trên 5% tổng số tín chỉ)

Với tỷ lệ chiếm 5% trên tổng số tín chỉ toàn khóa học, tương đương từ 6 đến 9 tín chỉ, phần lớn các đối tượng được khảo sát đều đồng ý số lượng các môn học tự chọn hiện nay tại Học viện Kỹ thuật mật mã. Tuy nhiên có một số góp ý sau đây:

- Tăng tỷ lệ môn tự chọn lên 8-10%

- Thêm các môn học mới để sinh viên có nhiều lựa chọn

- Tổ chức tư vấn cho sinh viên lựa chọn môn tự chọn theo nhóm nghề nghiệp

Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá về số lượng môn học tự chọn



Người sử dụng lao động

Cựu sinh viên

Số lượng

%

Số lượng

%

Đồng ý

37

82,3

126

82,9

Không đồng ý

7

15,5

20

13,1

Ý kiến khác

1

2,2

6

4,0

Tổng số

45

100,0

152

100,0


3.3. Cấu trúc kiến thức của CTĐT ngành ATTT

Cấu trúc Chương trình đào tạo cử nhân ngành ATTT được chia thành 4 khối kiến thức: Khối lượng kiến thức giáo dục đại cương (61 TC); Khối kiến thức cơ sở chuyên ngành (61 TC); Khối kiến thức chuyên ngành (42 TC); thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp (11 tín chỉ).

Đánh giá về tính hợp lý của cấu trúc này, đa số những đối tượng được khảo sát đều đồng ý về sự phân bố số tín chỉ như trên. Tuy nhiên có nhiều ý kiến góp ý nên giảm số lượng tín chỉ khối kiến thức đại cương và tăng số tín chỉ thực tập tốt nghiệp vì sinh viên ra trường cần có nhiều kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bảng 3.9: Đánh giá cấu trúc kiến thức của Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin


Người sử dụng lao động

Cựu sinh viên

Số lượng

%

Số lượng

%

Đồng ý

38

84,4

110

72,4

Không đồng ý

7

15,6

35

23,0

Ý kiến khác

-

-

7

4,6

Tổng số

45

100,0

152

100,0


Một số ý kiến bổ sung:

- Các môn đại cương nên cắt giảm và tập trung vào các môn có liên quan tới chuyên ngành về sau, có những môn học sau khi học xong sinh viên không biết áp dụng vào việc gì.

- Cần bố tr lại các môn đại cương nên hoàn thành trong 4 học kỳ đầu tiên. Vì những môn triết học không nên để đến năm 3 mới học, vì lúc này sinh viên nên tập trung vào nghiên cứu chuyên ngành.

- Nên yêu cầu bắt buộc sinh viên phải thực tập tối thiểu là 4-6 tháng trước khi tốt nghiệp.

- Giảm bớt giáo dục đại cương để tăng cường giáo dục chuyên nghiệp


(trong đó có các môn tự chọn)

3.4. Đào tạo ngoại ngữ, các kỹ năng mềm và NCKH

Đánh giá về nội dung và thời lượng đào tạo các học phần như: ngoại ngữ, kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch,…) và hoạt động nghiên cứu khoa học, tỉ lệ đồng ý của các bên liên quan có sự khác biệt rõ rệt giữa đào tạo ngoại ngữ (58,4% – 63,7% đồng ý) với các nội dung còn lại (91,8% – 95,9% đồng ý).

Bảng 3.10: Đánh giá về đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm và NCKH



Nội dung

Tỷ lệ đồng ý, %

Người sử dụng

lao động

Cựu sinh viên

1. Đào tạo ngoại ngữ trong chương trình đào

tạo với 12 t n chỉ là hợp lý

63,7

58,4

2. Các học phần đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học

trong chương trình đào tạo là hữu ch


95,9


91,8


II. Nhận xét và đề xuất

1. Nhận xét

Tác giả Luận án đã tổ chức thử nghiệm giải pháp “Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin” nhằm phục vụ cho hoạt động điều chỉnh, cập nhật CTĐT của Học viện Kỹ thuật mật mã, đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến các nhà sử dụng lao động, các cựu sinh viên của Trường về nội dung CTĐT của các ngành An toàn thông tin tại Học viện, với số lượng thu được là 45 nhà sử dụng lao động, 152 cựu sinh viên của nhà trường.

Kết quả thu được từ các đối tượng được khảo sát cho thấy, hầu hết các nội dung về Chuẩn đầu ra và cấu trúc CTĐT cử nhân ngành An toàn thông tin đều được đánh giá đồng ý với tỉ lệ trên 75%. Tuy nhiên, nội dung về Chuẩn đầu ra và đào tạo ngoại ngữ tại Học viện chưa được sự đồng ý cao từ các bên


liên quan (khoảng 55 – 60%). Vì vậy, Học viện Kỹ thuật mật mã cần xem xét và có những điều chỉnh hợp lý đối với nội dung này.

Khảo sát cũng đã thu được 197 ý kiến (Người sử dụng lao động: 45 ý kiến; Cựu sinh viên: 152 ý kiến) đóng góp thêm của các bên liên quan về những nội dung đào tạo mà Học viện Kỹ thuật mật mã cần bổ sung, điều chỉnh để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Đề xuất

Để kết quả khảo sát được sử dụng hiệu quả trong quá trình cập nhật, điều chỉnh CTĐT cử nhân ngành An toàn thông tin, phòng ĐBCL phối hợp với Khoa/Bộ môn ngành An toàn tông tin triển khai những hoạt động như sau:

- Xem xét, đánh giá và lựa chọn các ý kiến đóng góp của các bên liên quan về nội dung mà ngành đào tạo cử nhân An toàn thông tin cần chỉnh sửa, bổ sung;

Lập kế hoạch, tiến trình để cập nhật những nội dung trên vào CTĐT hiện tại của Khoa/Bộ môn;

Có kế hoạch đánh giá hiệu quả việc sử dụng kết quả khảo sát các bên liên quan trong việc cập nhật CTĐT.


Kết luận chương 3


Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam, trong Chương 3 luận án đã đề xuất được 6 giải pháp tập trung vào nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, khảo sát nhu cầu xã hội, điều chỉnh chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ GV, cung ứng học liệu, hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên. Các giải pháp quản lý đào tạo đã đề xuất cần thiết và khả thi, đáp ứng yêu cầu cơ bản của ĐT cử nhân ngành An toàn thông tin trong các trường đại học Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực An toàn thông tin phục vụ nhu cầu xã hội. Hệ thống các giải pháp quản lý này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc bảo đảm t nh pháp lý, hệ thống và đồng bộ, kế thừa, hiệu quả và khả thi, đồng thời đáp ứng yêu cầu đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2023