Đề Xuất Danh Mục Các Tài Liệu Cung Cấp Hỗ Trợ Sinh Viên


Cần đánh giá đội ngũ hỗ trợ đào tạo về số lượng, chất lượng, về khả năng, phương pháp, kỹ năng thực hiện công việc hỗ trợ.

Xây dựng/cập nhật các tiêu chuẩn/điều kiện của đội ngũ hỗ trợ đào tạo theo từng mảng công việc hỗ trợ (hỗ trợ hành chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn học tập, giáo vụ,...) đáp ứng yêu cầu về phương pháp, kỹ năng hỗ trợ người học trong môi trường đào tạo cử nhân ngành ATTT .

Tổ chức tuyển chọn đội ngũ hỗ trợ đào tạo căn cứ các tiêu chuẩn/ điều kiện đã đưa ra. Bố trí, sắp xếp đội ngũ hỗ trợ người học đảm bảo số lượng phù hợp với số lượng học viên.

Tổ chức tập huấn đội ngũ hỗ trợ về phương pháp và kỹ năng theo từng mảng nội dung hỗ trợ (hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hành ch nh, tư vấn học tập, hỗ trợ học tập,…).

- Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên:

Căn cứ vào qui trình tổ chức đào tạo cử nhân ngành ATTT, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ sinh viên với những hoạt động cụ thể và phân công đội ngũ hỗ trợ theo từng nội dung như hỗ trợ hành chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn phương pháp – lựa chọn chương trình học, hỗ trợ hoạt động tương tác trên lớp học, hỗ trợ tương tác giảng viên-sinh viên-sinh viên trong quá trình tổ chức đào tạo. Từ đó, nhà trường bố tr đội ngũ hỗ trợ đã được tập huấn có đủ khả năng, kỹ năng tốt để thực hiện hỗ trợ sinh viên. Đối với sinh viên, hoạt động của đội ngũ hỗ trợ nhằm duy trì và phát huy động lực học tập của sinh viên. Định kỳ nhà trường đánh giá hoạt động hỗ trợ bằng các hình thức như: qua hệ thống tự động theo dõi các hoạt động hỗ trợ, thông qua khảo sát online, qua phản hồi của sinh viên. Từ đó có cơ sở đánh giá để điều chỉnh qui trình hỗ trợ hoặc có cơ chế để đội ngũ hỗ trợ làm việc hiệu quả.

- Thông báo rộng rãi cho sinh viên:

Ban hành, thông báo trên hệ thống thông tin truyền thông của nhà trường tới sinh viên: qui trình hỗ trợ sinh viên, các hoạt động hỗ trợ sinh viên, qui trình quản lý đào tạo.


Cung cấp cho sinh viên các tài liệu như đề xuất tại bảng 3.3, dưới nhiều hình thức như video, tờ rơi, pano,…

Bảng 3.1: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên


TT

Loại tài liệu

Tên tài liệu

1

Qui định, nội qui

- Qui định về tổ chức, quản lý đào tạo của nhà trường (tuyển sinh, thời gian học, CTĐT, điều kiện thi kết thúc học phần, cách t nh điểm, điều kiện tốt nghiệp,…)

- Nội qui sinh viên tham gia di n đàn

- Qui chế thi kết thúc học phần

- Qui định khen thưởng, kỷ luật

- Hệ thống các câu hỏi thường gặp liên quan đến tất cả các lĩnh vực, vấn đề sinh viên cần hỗ trợ

2

Qui trình, hướng dẫn

- Qui trình đăng ký tuyển sinh

- Qui trình tuyển sinh (thi/xét tuyển)

- Qui trình, thủ tục nhập học

- Hướng dẫn chuẩn bị thiết bị học tập

- Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng học

- Hướng dẫn đăng nhập và sử dụng hệ thống phần mềm học ATTT cho các hoạt động học tập (xem/tải học liệu, trao đổi thảo luận trên di n đàn, trao đổi thảo luận trên lớp học, làm bài luyện tập, tra cứu thông tin,…)

- Hướng dẫn đăng ký kế hoạch học tập

- Hướng dẫn đăng ký xét mi n giảm học phần

- Hướng dẫn các thủ tục hành chính (chuyển lớp, chuyển ngành, chuyển địa điểm học, bảo lưu, học lại,…)

- Hướng dẫn các hình thức nộp học phí

- Qui trình, thủ tục thi/xét tốt nghiệp

- Qui trình tổ chức trao bằng tốt nghiệp

- Hướng dẫn sinh viên đến dự l tốt nghiệp

- Hệ thống các câu hỏi thường gặp liên quan đến tất cả các lĩnh vực, vấn đề sinh viên cần hỗ trợ

3

Thông tin

- Chương trình đào tạo

- Kế hoạch học tập của từng lớp học phần

- Danh mục tài liệu tham khảo

- Thông tin giảng viên, cố vấn học tập, cán bộ hỗ trợ

- Địa điểm học, thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 23


TT

Loại tài liệu

Tên tài liệu



- Kết quả học tập

- Thông tin về học phí, lệ phí

- Thông tin giới thiệu việc làm

- Các thông tin về nhà trường và đơn vị đào tạo (đội ngũ lãnh đạo, quản lý, số liệu báo cáo về tình hình hoạt động đào tạo – NCKH của nhà trường, các tin tức, bài viết về nhà trường)

- Các thông báo khác

- Hệ thống các câu hỏi thường gặp liên quan đến tất cả các lĩnh vực, vấn đề sinh viên cần hỗ trợ


d) Điều kiện thực hiện giải pháp

Ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn như: Qui định các tiêu chuẩn đội ngũ hỗ trợ sinh viên; Qui định nhiệm vụ của đội ngũ hỗ trợ sinh viên; Tài liệu tập huấn về phương pháp và kỹ năng hỗ trợ sinh viên; Qui định chế độ làm việc, thù lao, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ hỗ trợ sinh viên.

Có cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện công tác hỗ trợ và tư vấn sinh viên.

Có nguồn lực tài chính và có chế độ thù lao xứng đáng cho đội ngũ hỗ trợ, phù hợp với đặc thù công việc hỗ trợ trong đào tạo cử nhân ngành ATTT.

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm mục đ ch thăm dò ý kiến đánh giá của nhà khoa học, chuyên gia và cán bộ quản lý các trường đại học có ĐT cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội đã đề xuất nhằm chứng minh t nh đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ra.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm đánh giá t nh cần thiết và tính khả thi của toàn bộ 06 giải


pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội đã được đề xuất.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

Luận án đã sử dụng phương pháp dùng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của chuyên gia, giảng viên và CBQL (xem phụ lục 4). Các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm đánh giá từ 1 đến 4, cụ thể: Mức 4: Rất cần thiết/Rất khả thi; Mức 3: Cần thiết/Khả thi; Mức 2: Ít cần thiết/Ít khả thi; Mức 1: Không cần thiết/Không khả thi.

3.3.4. Khách thể khảo nghiệm

Tổng số khách thể khảo nghiệm là 240 khách thể gồm: CBQL; GV và chuyên gia.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả nghiên cứu đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất được chúng tôi tổng hợp tại Bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp



Các giải pháp

Mức độ cần thiết


Điểm TB


Thứ bậc

Không cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay


0


0.0


55


22.9


108


45.0


77


32.1


3.09


5

Giải pháp 2: Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin


11


4.6


35


14.6


41


17.1


153


63.7


3.40


1



Các giải pháp

Mức độ cần thiết


Điểm TB


Thứ bậc

Không cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Giải pháp 3:Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội


0


0.0


29


12.1


103


42.9


108


45.0


3.33


2

Giải pháp 4: Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội


7


2.9


36


15.0


46


29.2


151


52.9


3.32


3

Giải pháp 5: Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT


8


3.3


47


19.6


115


47.9


70


29.2


3.03


6

Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo


0


0.0


29


12.1


149


62.1


62


25.8


3.14


4


Tất cả các khách thể được khảo sát đều khẳng định rằng, 6 giải pháp mà luận án đưa ra đều có tính cần thiết ở mức độ cao. Trong số các giải pháp đề xuất thì giải pháp 2 “Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin”, được đánh giá ở mức độ cao nhất với điểm đánh giá trung bình là 3,40 xếp thứ bậc 1.

Tiếp đến là các giải pháp 3“Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” với điểm đánh giá trung bình là 3,33, xếp thứ bậc 2 ; giải pháp 4“Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội” với điểm đánh giá trung bình 3,32, xếp thứ bậc 3. Có thể


nhận thấy rằng, các giải pháp trên đều thật sự cần thiết đối với đào tạo ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội tại trường đại học hiện nay. Trong đó, các nội dung như hoạt động cấu trúc lại chương trình đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên,… đều là những thành tố cầu thành nên chất lượng và hiệu quả đào tạo. Do vậy, nếu không chú trọng tới việc tìm ra các giải pháp quản lý hiệu quả các khía cạnh này thì việc mong muốn chất lượng và hiệu quả đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ không đáp ứng yêu cầu.

Các giải pháp còn lại như: “Tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay”; “Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT”; “Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo” mặc dù có tỷ lệ số người được hỏi đánh giá có mức độ cần thiết thấp hơn các giải pháp đã phân t ch ở trên. Tuy nhiên, điểm đánh giá trung bình vẫn đạt theo thứ tự là 3,09, 3,03 và 3,14.

- Về tính khả thi của các giải pháp đề xuất:

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp



Các giải pháp

Mức độ khả thi


Điểm TB


Thứ bậc

Không khả thi

Ít khả thi

Khả thi

Rất khả thi

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp

ứng nhu cầu xã hội hiện nay


22


9.2


139


57.9


60


25.0


19


7.9


2.31


6

Giải pháp 2: Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn

thông tin


62


25.8


69


28.7


29


12.2


80


33.3


2.53


5



Các giải pháp

Mức độ khả thi


Điểm TB


Thứ bậc

Không khả thi

Ít khả thi

Khả thi

Rất khả thi

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Giải pháp 3:Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo

hướng đáp ứng nhu cầu xã hội


10


4.2


62


25.8


120


50.0


48


20.0


2.86


3

Giải pháp 4: Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu

xã hội


0


0.0


38


15.9


187


77.9


15


6.2


2.90


1

Giải pháp 5: Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT


19


7.9


94


39.2


96


40.0


31


12.9


2.58


4

Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo


19


7.9


36


15.0


137


57.1


48


20.0


2.89


2


Tất cả các khách thể được khảo sát đều khẳng định rằng, 6 giải pháp mà luận án đưa ra đều có tính khả thi ở mức độ cao. Trong đó, giải pháp 4 về “Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội” (với điểm đánh giá trung bình 2,90), và giải pháp 6 về “Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo” (với điểm đánh giá trung bình 2,89) là những giải pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất. Trên thực tế, có thể d dàng nhận thấy các giải pháp này có thể được các trường tổ chức thực hiện và quản lý chủ động trong điều kiện của các trường và các nguồn lực hiện tại mà trường đang có. Tuy nhiên, giải pháp 3” Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” với điểm đánh giá


trung bình 2,86 và giải pháp 5 về “Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT” với điểm đánh giá trung bình 2,58 được đánh giá có tính khả thi thấp hơn do các giải pháp này đòi hỏi điều kiện của nhà trường cần đầu tư về nguồn lực thực hiện mạnh, về nhân lực có chuyên môn và đòi hỏi kinh ph đầu tư lớn về con người, về cơ sở vật chất, công nghệ. Còn giải pháp 2 về “Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin” (điểm đánh giá trung bình 2,53) được đánh giá về tính khả thi thấp hơn, các chuyên gia và nhà quản lý còn chưa tin tưởng do đó là giải pháp cần có sự phối hợp với đơn vị sử dụng nhân sự hoặc cần có phương pháp tổ chức thực hiện đảm bảo độ tin cậy, chính xác, phản ánh đúng bản chất của các số liệu, từ đó mang lại hiệu quả cho quản lý thông tin đầu ra.

3.4. Thử nghiệm một giải pháp

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, căn cứ vào điều kiện thực tế và thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học ở Việt Nam, NCS không thể tổ chức thử nghiệm cho tất cả các giải pháp. Một giải pháp được thử nghiệm là giải pháp 2: “Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin”.

1) Mục đích khảo sát

Thu thập ý kiến nhận xét và đánh giá của người học và người sử dụng sinh viên tốt nghiệp ngành ATTT về nội dung chương trình đào tạo (CTĐT) ngành ATTT của Học viện Kỹ thuật mật mã.

Kết quả khảo sát là căn cứ để Khoa và các bộ môn ngành ATTT có những điều chỉnh và cập nhật về nội dung CTĐT nhằm đáp ưng yêu cầu của người sử dụng và nhu cầu của xã hội.

Hoạt động khảo sát góp phần triển khai công tác tự đánh giá – kiểm định chất lượng CTĐT tại Học viện Kỹ thuật mật mã.

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 24/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí