Giải Pháp 3: Chỉ Đạo Thực Hiện Điều Chỉnh Chương Trình Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Theo Hướng Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội


bao gồm khảo sát nhu cầu đào tạo của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu của học sinh phổ thông. Khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo nhân lực ngành An toàn thông tin là việc khó khăn, phức tạp, cần có phương pháp và quy trình thực hiện hợp lý. Tác giả luận án đề xuất các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Lựa chọn các tiêu chí và chỉ số cần thiết để đưa vào nội dung khảo sát;

Bước 2: Xác định vùng hay khu vực để tổ chức khảo sát;

Bước 3: Tổ chức khảo sát thử theo tiêu chí và chỉ số đã được xác định;

Bước 4: Xử lý kết quả khảo sát thử, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa các tiêu chí và chỉ số cần thiết;

Bước 5: Tiến hành khảo sát đại trà; Bước 6: Xử lý số liệu;

Bước 7: Phân t ch, đánh giá kết quả thu được để xác định nhu cầu đào tạo của xã hội.

+ Khảo sát người học về chương trình đào tạo cử nhân ngành ATTT của nhà trường.

Nhà trường lập kế hoạch khảo sát, lấy ý kiến định kỳ của người học về chương trình đào tạo cử nhân ngành ATTT của nhà trường. Kế hoạch cần xác định cụ thể nội dung cần khảo sát như: sự hài lòng về nội dung CTĐT; nội dung tài liệu và học liệu, nội dung giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; đội ngũ giảng viên và các hoạt động giảng dạy, đội ngũ hỗ trợ đào tạo và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đào tạo; công tác tổ chức đào tạo và quản lý của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Việc thu thập thông tin phản hồi của người học có thể thực hiện qua nhiều kênh thông tin để kết quả thu được đảm bảo tính khách quan, chính xác. Nhà trường cần chỉ đạo, giám sát quá trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học theo đúng qui trình, đồng thời chỉ đạo việc phân tích, xử lý


Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 21

số liệu, tổng hợp báo cáo chính xác, hiệu quả và chỉ đạo việc sử dụng kết quả khảo sát thông tin đầu ra làm cơ sở điều chỉnh hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường.

+ Thu thập thông tin về tình trạng việc làm của người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành ATTT.

Cần xây dựng kế hoạch khảo sát, lấy ý kiến định kỳ của người học sau khi tốt nghiệp về tình trạng việc làm. Kế hoạch cần xác định cụ thể nội dung cần khảo sát như: tình trạng việc làm, ngành nghề làm việc, loại hình cơ quan/doanh nghiệp, chức vụ, mức lương, thu nhập, sự phát triển (về vị trí, chức vụ, mức lương, thu nhập,...), sự hài lòng về việc làm, nhu cầu và mong muốn hoặc ý kiến đóng góp của người học cho chương trình đào tạo cử nhân ngành ATTT của nhà trường,...

Từ kết quả thông tin đầu ra về việc làm của sinh viên tốt nghiệp, nhà trường cần chỉ đạo việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, phối hợp thường xuyên với các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng nhân sự để có thể cập nhật được những thông tin liên quan đến nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng nhân sự, làm cơ sở cho công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp; đồng thời, tiếp nhận và quản lý có hệ thống những thông tin phản hồi từ đơn vị sử dụng nhân sự về những vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo của nhà trường.

d) Điều kiện thực hiện giải pháp

- Lãnh đạo nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết phải thành lập Trung tâm khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo nhân lực ở nhà trường.

- Lãnh đạo nhà trường phải lựa chọn và bồi dưỡng một số cán bộ chuyên trách có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm.

- Nhà trường phải thiết lập được mạng lưới các đối tác có nhu cầu và sử dụng nhân lực thuộc lĩnh vực an ninh mạng và an toàn thông tin để phối hợp


hoạt động với Trung tâm.

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và tài ch nh cũng như phương tiện làm việc cho Trung tâm.

3.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội

a) Mục đích của giải pháp

Việc điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin phải dựa trên chọn lọc những nội dung đào tạo cần thiết, phù hợp với thực ti n mà xã hội đang cần ở giai đoạn hiện nay về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực an toàn thông tin của những người trải qua quá trình đào tạo ở nhà trường. Thông qua điều chỉnh chương trình đào tạo cũng nhằm giúp cho đào tạo của nhà trường gắn lý luận với thực ti n, gắn hoạt động đào tạo của nhà trường với người sử dụng lao động qua đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

b) Nội dung của giải pháp

Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin là yếu tố có tính quyết định việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hôi của nhà trường. Điều này đòi hỏi nhà trường phải đào tạo cái mà xã hội cần, chứ không phải đào tạo cái mà nhà trường có. Hiện nay, các trường đại học được trao quyền tự chủ trong thiết kế chương trình đào tạo của mình thì sau khi xác định được nhu cầu đào tạo của xã hội, nhà trường cần phải rà soát lại và điều chỉnh chương trình đào tạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội đặt ra. Cho nên giải pháp này đòi hỏi phải thực hiện các nội dung sau đây:

- Phân tích các thông tin thu thập được từ khảo sát nhu cầu của xã hội về đào tạo nhân lực an toàn thông tin, tập trung vào các yêu cầu mà xã hội đòi hỏi về kiến thức, phẩm chất và kỹ năng mà nhân lực an toàn thông tin cần có. Phân loại theo tầm quan trọng và tính cấp thiết của từng loại yêu cầu để phục vụ cho việc lựa chọn loại kiến thức ưu tiên.


- Rà soát lại Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin hiện đang thực hiện trong nhà trường và đối chiếu với những kết luận rút ra từ phân tích nhu cầu của xã hội về kiến thức, phẩm chất và kỹ năng mà xã hội muốn kỹ sư an toàn thông tin phải có.

- Thiết kế lại cấu trúc Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng mô đun hóa các khối kiến thức, đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

c) Tổ chức thực hiện giải pháp

- Thành lập Tiểu ban điều chỉnh Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin: Thành phần Tiểu ban bao gồm đại diện lãnh đạo nhà trường, trưởng hoặc phó Phòng đào tạo, trưởng các khoa chuyên môn và giám đốc Trung tâm khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo nhân lực.

- Xác định các khối kiến thức và kỹ năng mà một kỹ sư chuyên ngành An toàn thông tin cần có theo đề xuất của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp có sử dụng loại nhân lực này. Để làm được điều đó, các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin phải tổ chức khảo sát, phân t ch và đánh giá nhu cầu của các doanh nghiệp, của các cơ quan sử dụng nhân lực an toàn thông tin về yêu cầu kiến thức, kỹ năng ở từng vị tr lao động mà họ đang có nhu cầu về nhân lực để từ đó xác định các mảng kiến thức và kỹ năng cần đào tạo.

- Thiết kế lại cấu trúc Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo khối kiến thức và kỹ năng hành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Để thực hiện nội dung này, nhà trường cần tổ chức hội thảo để phân tích chương trình đào tạo hiện có, đối chiếu với các khối kiến thức và kỹ năng mà xã hội có nhu cầu đào tạo, thiết kế lại Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin thành tập hợp các khối kiến thức tương ứng với nhu cầu của xã hội đã được khảo sát. Những phần còn lại của Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin được giữ nguyên để đáp ứng yêu cầu đào tạo dài hạn.


- Xây dựng mục tiêu và nội dung các khối kiến thức và kỹ năng ngành An toàn thông tin:

+ Xây dựng mục tiêu đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội: Mục tiêu đào tạo là những năng lực mà sinh viên phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành đào tạo. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động và để sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm, mục tiêu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Đồng thời, mục tiêu đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin cần phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp an ninh mạng.

Chuẩn nghề nghiệp là những năng lực mà người lao động phải có để có thể thực hiện được các nhiệm vụ nghề nghiệp được giao. Do vậy, để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu đào tạo của các khối kiến thức và kỹ năng ngành An toàn thông tin phải hướng tới chuẩn nghề nghiệp kỹ sư an toàn thông tin, để sinh viên tốt nghiệp có năng lực thực hiện các công việc liên quan đến an toàn thông tin.

Để xây dựng chuẩn đầu ra của các khối kiến thức và kỹ năng ngành An toàn thông tin, nhà trường cần liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị để tổ chức thiết kế lại mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra.

+ Thiết kế nội dung các khối kiến thức và kỹ năng ngành An toàn thông tin theo hướng gắn với nhu cầu xã hội:

* Lựa chọn những nội dung phù hợp với nhu cầu xã hội trong Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin hiện đang sử dụng. Chương trình hiện hành vốn được thiết kế theo diện rộng nên nhiều nội dung của Chương trình còn phù hợp với nhu cầu xã hội, nên sử dụng tiếp cho việc xây dựng Chương trình mới.

* Tinh giản nội dung: Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin hiện nay đang quá nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành. Nhiều nội dung được cấu trúc theo môn học nên nhiều kiến thức không cần thiết. Với


những nội dung này nên tinh giản khi cấu trúc lại Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng gắn với nhu cầu xã hội.

* Hiện đại hóa nội dung: Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin hiện nay đang sử dụng vốn được xây dựng từ nhiều năm qua trong khi khoa học công nghệ thông tin và vấn đề an ninh mạng đã có những phát triển rất lớn về quy mô và phạm vi tác động. Vì vậy, nội dung Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin cần được hiện đại hóa cho phù hợp với bổi cảnh phát triển ngành An toàn thông tin hiện nay.

* Bổ sung những nội dung còn thiếu theo yêu cầu của các tổ chức làm công tác bảo mật và an toàn thông tin: Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin hiện hành được thiết kế với diện nghề quá rộng nên đào tạo dàn trải, không sâu, trong khi các tổ chức lại có nhu cầu đào tạo theo diện hẹp và chuyên sâu, nhất là thời gian thực hành phải đủ để thực hiện thành thạo các công việc của kỹ sư an toàn thông tin ở các tổ chức. Vì thế, cần bổ sung thêm vào Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin những nội dung mới theo nhu cầu của các doanh nghiệp và của các tổ chức chính trị. Để làm được việc này cần phải lôi cuốn được sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng mục tiêu đào tạo, cấu trúc cũng như nội dung chương trình đào tạo. Vì hơn ai hết, người sử dụng lao động hiểu rõ là họ cần gì ở người lao động và phải đào tạo như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

d) Điều kiện thực hiện giải pháp

- Ban lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trưởng Phòng đào tạo và các Trưởng Khoa chuyên môn cần có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc cấu trúc lại chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học, của các doanh nghiệp và của xã hội nói chung.

- Lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng một số giảng viên có


đủ năng lực để thiết kế Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng theo nhu cầu xã hội.

- Các trường đại học cần thiết lập mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động của mình và có ch nh sách để lôi cuốn họ tham gia vào cấu trúc lại Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Cần có kinh ph để thực hiện.

3.2.4. Giải pháp 4: Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội

a) Mục đích của giải pháp

Mục đ ch của giải pháp này là nhằm tạo dựng một đội ngũ giảng viên đủ mạnh về chuyên môn ngành An toàn thông tin, đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm, đủ về số lượng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu xã hội trong bối cảnh CNTT ngày càng phát triển và mất an toàn, an ninh mạng phức tạp hiện nay.

b) Nội dung của giải pháp

Đội ngũ giảng viên ở các trường đại học có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng là nhiệm vụ chiến lược của các trường đại học hiện nay. Riêng trong lĩnh vực đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin, vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên càng có tính cấp thiết. Giải pháp “Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội” bao hàm các nội dung sau đây:

Nâng cao nhận thức của giảng viên về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội.

Khảo sát hiện trạng số lượng, cơ cấu, năng lực giảng viên và xác định nhu cầu về đội ngũ giảng viên đáp ứng qui mô và yêu cầu đào tạo của xã hội.

Xây dựng kế hoạch tuyển chọn giảng viên dựa trên chương trình đào tạo


cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng giảng viên mới tham gia giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin, đáp ứng những yêu cầu cần thiết để thực hiện hoạt động giảng dạy có chất lượng.

Quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Định kỳ đánh giá giảng viên, khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng viên.


Xác định nhu cầu về đội ngũ giảng viên

Khảo sát hiện trạng, số lượng, cơ cấu, năng lực g.viên

Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng g.viên

Quản lý, giám sát hoạt động giảng dạy của g.viên

Định kỳ đánh giá, lấy ý kiến người học về g.viên


Hình 3.1: Qui trình phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin

c) Tổ chức thực hiện giải pháp

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Phòng tổ chức-cán bộ phối hợp với các khoa tiến hành khảo sát nhu cầu về số lượng giảng viên cho từng bộ môn, tập trung vào khảo sát hiện trạng đội ngũ giảng viên về cơ cấu, số lượng và năng lực giảng viên. Đánh giá thực trạng về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của từng giảng viên nhằm để phân nhóm nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại đối tượng cho phù hợp.

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu này, nhà trường lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng mới. Sau khi đã phân nhóm nhu cầu bồi dưỡng, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng nhóm trong từng năm học theo từng chuyên đề khác nhau để tổ chức các lớp bồi dưỡng cho phù hợp với tiến độ của kế hoạch dạy học cho từng lớp, từng khóa học của trường và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của từng giảng viên.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giảng viên mới đáp ứng những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm có liên quan đến trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức mới về phương pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2023