Tiếp Nhận Edgar Poe Trong Sáng Tác Thời Kì 1976 -1986


chống, hàn gắn, dung hoà và những khoảng trống cần lấp đầy. Có thể coi như một giai đoạn “nhận đường” và “nhìn lại” trong văn học.

Giai đoạn đầu thế kỉ đến 1945, văn học phát triển theo hướng hiện đại hoá như đầu chương 1, 2 đã nêu. Giai đoạn 45-75, hai cuộc kháng chiến đã đặt văn học bắt buộc đi theo xu thế cách mạng hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá. Và, theo Nguyễn Văn Long, xu thế lớn của văn học từ sau 1975 là “vận động theo hướng dân chủ hoá” [145, 48]. Ba xu hướng khác nhau của ba giai đoạn phát triển của văn học trên dẫn đến những khác biệt căn bản trong quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng của văn học. Hai đầu thế kỉ XX và XXI có một sự lặp lại về nhiệm vụ phản ánh thực tại của văn học, sự thức tỉnh ý thức cá nhân và sáng tạo văn học nghệ thuật. Nhưng giai đoan sau 75, do tính chất đa chiều kích, đa thanh, đa dạng của hiện thực cuộc sống đầy biến chuyển phức tạp từ chiến tranh sang hoà bình, từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường…, văn học không còn đi theo những công thức, những lối mòn mà “người ta đi mãi thành đường” như giai đoạn 45-75 với nhiệm vụ duy nhất là cổ vũ tinh thần cách mạng vì độc lập tự do của tổ quốc. Văn học thời đại mở cửa này không chấp nhận lối minh hoạ chủ trương đường lối theo một công thức đơn điệu như một dàn đồng ca trước đây mà phải mang tính chất đối thoại, tranh luận thậm chí đối lập tạo thành bức tranh đa sắc màu cho diện mạo văn học sau 1975 đến nay.

Quan niệm về nhà văn ngày nay cũng khác các giai đoạn trước. Nếu trước 1945, các văn thi sĩ chúng ta tự cho mình là “con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi” (Xuân Diệu) hay “là Ma, là Yêu Tinh…” (Chế Lan Viên), là “người Mơ..” (Hàn Mặc Tử); giai đoạn 45-75 là những người “chiến sĩ” “nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Hồ Chí Minh) thì đòi hỏi của thời hiện đại này họ phải là tất cả, hơn thế nữa còn phải là “một nhà tư tưởng, một nhà hoạt động xã hội để không chỉ soi sáng mà còn khơi gợi suy nghĩ của họ để c ng bàn bạc, đối thoại về mọi vấn đề trong cuộc sống” [145, 50]. Do vậy, những tiếng nói cá nhân được trân trọng, mỗi nhà văn có ý thức cao hơn những gì mình đã chọn lựa.

Ba mươi năm này, đất nước ta đã và đang trải qua biết bao cuộc thử nghiệm, canh tân quyết liệt về mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá văn học…để kịp hoà vào dòng chảy chung của thế giới. Tiếp nhận văn chương nước ngoài thập kỉ đầu chỉ có


một dòng chính thống là văn học Nga-Xô viết và các nước phe xã hội chủ nghĩa. C ng với công cuộc đổi mới đất nước, đến “cuối những năm 80, vấn đề con người lại thu hút những người cầm bút, âm hưởng hiện sinh lại được dấy lên trong sáng tác, đặc biệt của những nhà văn trẻ.” (Huỳnh Như Phương). Mở rộng giao lưu văn hoá văn học với các nước Đông Nam Á, rồi Tây Âu và Bắc Mỹ được khởi động từ sau 1986, xu thế hội nhập giao lưu quốc tế đã đem lại cho diện mạo văn học hiện đại Việt Nam những bứt phá mới, thành tựu mới cuối thế kỉ XX và nở rộ đầu thế kỉ XXI. Nhiều trào lưu triết học, lý luận phê bình mới được tiếp nhận, ứng dụng. Nhiều xu hướng sáng tác mới định hình làm tiền đề cho sự tiếp nhận văn học thế giới, trong đó có văn học Mỹ và E.A.Poe ở Việt Nam. Một lần nữa, Edgar Poe, nhà văn Mỹ từng được thế hệ người đọc đầu tiên chọn lựa đầu thế kỉ XX, đã trở lại với văn học Việt Nam với những giá trị mới, phục vụ những nhu cầu thị hiếu mới của một thời đại nhiều biến cố, đổi thay tận gốc rễ.

2.3.2. Tiếp nhận Edgar Poe trong sáng tác thời kì 1976 -1986


Thống nhất về lãnh thổ - không gian địa lý, về thể chế chính trị, về đời sống xã hội nhưng cũng không có nghĩa đã sớm đồng nhất được những quan điểm sáng tác và nội dung phản ánh hiện thực. Đây là giai đoạn vừa hợp nhất vừa phân hoá đội ngũ rất rò nét của đời sống văn học. Ở miền Bắc, vẫn tiếp tục sáng tác theo khuynh hướng sử thi, ca ngợi Đảng, đất nước, nhân dân và chiến thắng vĩ đại thống nhất đất nước. Ở miền Nam, v ng đất bị coi là đầy nọc độc của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, mọi ấn phẩm văn hoá của chế độ cũ hầu như bị xoá sổ. Tiếng Nga thay thế cho tiếng Anh, tiếng Pháp trong nhà trường. Tất cả các hoạt động văn hoá, giáo dục, nghệ thuật thống nhất cả nước theo một công thức chung. Dư âm của chiến tranh và hệ quả của nó vẫn còn nặng nề. Chỉ có một dòng văn học cách mạng và yêu nước theo phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa được đề cao. Thơ Mới, Tự lực văn đoàn đều bị coi là ảnh hưởng quan điểm tư sản đồi truỵ, suy đồi cần phê phán. Đội ngũ sáng tác cũng phân hoá, ly tán, và cũng không tránh khỏi những hoang mang ngộ nhận. Một số khép kín, quay về quá khứ với những biên khảo, dịch thuật. Một bộ phận văn học Việt Nam ở hải ngoại với nhiều quan điểm phức tạp và định kiến. Bức tranh toàn cảnh này đòi hỏi một giai đoạn thử nghiệm mới: “nhận đường”. Việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.


tiếp nhận Edgar Poe trong sáng tác hoàn toàn vắng bóng giai đoạn này, c ng số phận chung với thơ Mới. Thậm chí có lúc còn bị coi là “quan niệm bệnh hoạn về cái Đẹp”, bị phê phán, phủ định…

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 19

2.3.3. Tiếp nhận Edgar Allan Poe trong sáng tác từ 1987 đến nay


Công cuộc đổi mới đất nước từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đem lại sức sống mới cho văn học nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đột phá xuất hiện và tất nhiên gây nên những cơn chấn động đòi hỏi một sự “nhìn lại - đổi mới” trong tư duy văn học, ph hợp với hiện thực mới của đất nước. Năm 1992, Liên Xô và Đông Âu tan rã, ảnh hưởng văn học Nga - Xô Viết cũng chựng lại. C ng với nhiều chính sách mở cửa về kinh tế, ngoại giao, ảnh hưởng văn hoá văn học phương Tây đã a tràn vào Việt Nam như một làn sóng mới và được người đọc háo hức đón nhận. Công tác hành chính, kiểm duyệt văn hoá nới lỏng hơn. Nhu cầu, thị hiếu công chúng cũng thay đổi, văn học Anh - Mỹ trở thành một trong những xu thế tiếp nhận thời thượng. Nhiều tác giả văn học Mỹ trước 1975 đã có mặt trở lại khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1986) như Hemingway, Pearl Buck, Mark Twain… Trong nền kinh tế thị trường, các nhà xuất bản, công ty sách cũng cạnh tranh mạnh mẽ hơn để có những đầu sách ăn khách nhất theo quy luật cung-cầu. Nhiều truyện kinh dị, trinh thám, viễn tưởng của E.A. Poe, A. Conan Doyle, Stephen King, Agatha Christie đã xuất hiện trở lại bên nhiều cây bút mới. Những truyện “best-seller” của Mỹ vừa xuất bản ở New York, Washington, vài tháng sau đã thấy ở các nhà sách Việt Nam. Một “thế giới ph ng” đã mở ra trên con đường hội nhập văn hoá và với quan điểm tiếp nhận mới, giao lưu văn học được mở rộng. Quan niệm về hiện thực và tư duy sáng tác cũng buộc phải thay đổi do đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống. Do thông tin, trao đổi học thuật ngày càng mở rộng, môi giới văn tự và cá nhân ở hai giai đoạn trước đây đang dần mở rộng thêm một loại thứ ba là môi giới hoàn cảnh. Sáng tác của Poe, lần thứ hai, được tiếp nhận một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn ở nhiều mặt, cả ở lĩnh vực thơ, truyện lẫn các lý thuyết phê bình. Đội ngũ tiếp nhận giai đoạn này vẫn là thiểu số chọn lọc. Nhiều cây bút có phong cách huyễn tưởng có nét gần cách thể hiện


của Poe, song tiếp nhận trong sáng tác là điều rất phức tạp. Chúng tôi chỉ chọn đi sâu phân tích một số trường hợp tiêu biểu có nhiều dấu vết cụ thể từ Edgar Poe.

2.3.3.1. Thái Bá Tân và Edgar Poe


Thái Bá Tân, dịch giả, nhà giáo, nhà văn là người từng tiếp cận Edgar Poe qua bản dịch hai bài thơ nổi tiếng của Poe là ‘Eldorado’ và ‘Annabel Lee’ năm 2000. Ngoài hàng ngàn bài thơ cổ điển Đông –Tây đã dịch, Thái Bá Tân còn có hơn 1000 trang thơ (chưa xuất bản) đầy tìm tòi sáng tạo trong bút pháp được ông gọi là thơ ba chữ, thơ bốn chữ, năm chữ…rồi quay về với Đường thi. Kinh nghiệm dịch thơ Byron, sonnet của Shakespeare in đậm dấu ấn trong thơ ông. Ảnh hưởng Edgar Poe có thể nhận diện qua một số bài sử dụng motif cái tôi phân thân đầy triết luận như một sự đấu tranh giằng xé của tâm hồn chính mình: “Tôi mang tang cho tôi” (Thơ ba câu, bài 47), “Sống dễ. Lười. Hèn/ Cũng vì yêu tôi/Mà tôi rất ghét tôi” (Bài 85, trang 36). Không chỉ là motif song tr ng hiện thân - phản thân như của Poe, Thái Bá Tân còn đưa vào thơ cái -Tôi -thứ - ba trung lập đầy trăn trở: “Hai con người cá nhân và xã hội/Đang giằng xé trong anh/Hai con người lương tâm và giả dối/Đang giằng xé trong anh/Và tất nhiên giữa hai con người ấy/Anh ủng hộ ai/Hay bàng quan mặc kệ/Anh, người thứ ba” (Thơ tám câu, bài 29, trang 87). Còn có thể nghe âm vọng của ‘Annabel Lee’ và ‘The ells’ trong bài ‘Anh thổi tắt’ (trang 353) và ‘Tiếng chuông chiều’ của Thái Bá Tân.

Nhiều truyện ngắn có yếu tố kì ảo của ông có nhiều dấu vết từ E.Poe. Truyện của Thái Bá Tân khá đa dạng ở đề tài, cách xử lý nhẹ nhàng, không quá triết lý phức tạp. Ông chia văn xuôi của mình thành các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ma. Đọc 44 truyện ma của Thái Bá Tân [371], có thể thấy rò ý thức kết hợp phương pháp hiện thực và huyễn tưởng trong bút pháp kể chuyện của ông. Nhiều chuyện đọng lại trong lòng người đọc chút thực hư lẫn lộn nhưng gợi lên những suy ngẫm về thiện ác, về nhân tình thế thái và gói trong nó những bài học nhân quả thiết thực. Có truyện mang màu sắc chuyện tình liêu trai Bồ T ng Linh như “Ngủ với ma”, “ ạch Ngọc”,” a hiền”… nhưng không gợi sự kinh sợ mà đầy lòng trắc ẩn về những cô gái bất hạnh khao khát yêu đương tuổi thanh xuân trần thế. Riêng hai


truyện “Người bán tuổi” và “Đổi đời” có chi tiết kết cuộc hầu như được gợi ý từ “Sự thật về trường hợp ông aldemar” và Khám phá bí mật thôi miên” của Edgar Poe. Truyện thứ nhất là một chàng sinh viên tỉnh lẻ nghèo, tự trọng, vì cần tiền đã dẫn đến một bản hợp đồng quái dị: bán tuổi trẻ của mình cho lão già chủ hiệu cầm đồ. Và anh chàng “sinh viên năm thứ ba bỗng biến thành một ông già lụ khụ sáu bảy mươi tuổi” [246, 33]. Còn ông lão “đồ đệ của Mephisto” đã mua 20 tuổi xuân của anh, trở thành một trung niên trạc 40. Cuối truyện, do một tai nạn, ông ta chết. Kì lạ là “lúc ông ta tắt thở, các bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy toàn thân ông ta rữa ra và bốc hơi rất nhanh, cuối c ng chỉ còn lại ít xương mủn trên chiếc giường bệnh trải ga trắng ông ta vừa nằm. [246,35]. Còn truyện thứ hai thì kinh dị hơn, nhờ uống một loại thuốc đặc biệt rất đắt tiền mà ông lão bảy mươi tên Lương mắc bệnh ung thư đã chết gần một năm vẫn giữ cơ thể không bị phân huỷ, thậm chí còn trẻ lại ba mươi tuổi, vì quá yêu một cô gái bao hạng sang (Diễm Hạnh). Cô ta bòn rút tiền của ông, cuối c ng hết tiền, không có thuốc, ông ta chết trên giường. Cô gái kinh hãi khi đêm trước còn ân ái nồng nàn, sáng ra, trước mắt cô chỉ còn là một xác chết đang thối rữa, thối rữa rất nhanh và ngay trước mắt nàng.”(Đổi đời). Còn Valdemar của Poe, sau bảy tháng duy trì sự sống bằng thôi miên cũng chỉ còn là “một đống lầy nhầy ghê tởm” [123,192].

Tuy chỉ chọn dịch hai bài thơ ‘Eldorado’ và ‘Annabel Lee’ của Edgar Poe, nhưng ngoài yếu tố tự phân thân trong một số bài thơ ba câu, năm câu hết sức cô đọng, ảnh hưởng của E.Poe lại thể hiện rò hơn trong truyện ngắn, đặc biệt là những truyện ma hiện đại của Thái Bá Tân thông qua cách kể chuyện cô đọng, hoặc mượn một số chi tiết, hình ảnh của Poe làm chất liệu. Nổi bật là yếu tố kì ảo, kinh dị ở kết thúc nhiều truyện ngắn của ông. Cái thực và cái ảo đan xen trong truyện khiến gấp sách rồi mà người đọc vẫn suy ngẫm về cái triết lý “nhân - quả” mà tác giả rất ý thức khi chọn lựa, gợi lên một tình người xót xa đau đáu cho tác phẩm.

2.3.3.2. Ngô Tự Lập và Edgar Poe


Có lẽ trong các tác giả đương đại, Ngô Tự Lập là người tiếp nhận Edgar Poe một cách toàn diện, đầy đủ nhất từ lý thuyết truyện ngắn, quan niệm sáng tác, đề tài, kĩ thuật tạo hiệu ứng đưa nôi trong điệp khúc của Edgar Poe (đã nêu ở


trang 68), và là người vận dụng những yếu tố kì ảo trong sáng tác một cách có ý thức. “Đêm tối, du ngoạn, ảo giác, thôi miên, cái ngoại lai, và đặc biệt là mộng tưởng là những thành tố huyễn tưởng của Edgar Poe”[38,190], hầu như có mặt đầy đủ trong sáng tác của Ngô Tự Lập. Song, truyện của Ngô Tự Lập không chú ý “kết hợp những yếu tố huyễn tưởng r ng rợn với óc phân tích logic mang yếu tố tâm lý học”[38,190] như Poe, mà lằn ranh giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và hậu hiện đại cứ chồng chéo lên nhau, tạo nên một dung mạo lắm khi làm bối rối người đọc do sự “mã hoá” hoàn toàn mới lạ trong sáng tác của cây bút đa tài này.

Trong sáng tác, “Tán đồng lối thơ siêu thực của E. Poe, Ngô Tự Lập cho rằng viết văn thực chất là giải bài toán tối ưu mang tính trí tuệ c ng những tính chất nghề nghiệp trong thao tác biểu đạt.” [356]. Tuy nhiên, ông rất đề cao “sứ mệnh của vần điệu” trong thơ. Thơ của Ngô Tự Lập không nhiều, hầu hết mang dáng dấp những tư duy trăn trở về những vấn đề của con người trong ‘ iên đạn bắn vào đêm đen’, ‘6 tỉ -1=6 tỉ”. ‘Thuyền trưởng’ thì mang ám ảnh về mê lộ của nỗi buồn vĩnh cửu: “Chỉ có một con đường tên là vô tận/ Chỉ có một lỗi lầm tên là quá khứ/Chỉ có một màn đêm tên là đại dương’. ‘Con quạ’ và nỗi cô đơn ám ảnh, một điển cố đầy ám gợi của Edgar Poe và văn học phương Tây đã được vận dụng trong bài thơ ‘Số phận’: “Lũ quạ bay nôn nao trời đất/ Những mảnh đêm đen cô đơn phiêu bạt/ Cũng ch ng cô đơn và phiêu bạt hơn ta.” Tự nhủ mình từ bỏ “kí ức về cái chết”, nhà thơ sử dụng điệp khúc “Phía bên kia h n có một lâu đài” ở mỗi khổ thơ như tự động viên, nhắn nhủ mình về một niềm tin tương lai phía trước d vẫn mênh mang một nỗi sầu lạc lòng giữa trần thế đến chính mình còn thấy xa lạ với mình: “Tôi sẽ thấy mình trong một mảnh gương/Thấy tên mình trong một câu thơ tình cờ nhặt được” (Không tưởng).

Sáng tác của Ngô Tự Lập chủ yếu là truyện ngắn. Trong inh triết của giới hạn, tác giả đã kh ng định “điểm quan trọng nhất của truyện là ở chỗ nó là sản phẩm của trí tuệ, chứ không phải là sự sao chép hiện thực” [125, 29]. Tiếp nhận Edgar Allan Poe một cách chủ động và đầy ý thức sáng tạo, Ngô Tự Lập có thuận lợi lớn là có trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm đọc sắc sảo của một “người đọc lý tưởng”. Đi


nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, tiếp thu nhiều nguồn tri thức lý luận văn học mới mẻ ngồn ngộn từ các công trình khoa học nước ngoài, Ngô Tự Lập có nhiều thử nghiệm khá thành công trong sáng tác. Quan niệm “kỳ ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật” và “nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật tự đã trở nên bó buộc, vừa đáng ghét, vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt thành dấu hỏi” [125,181], nên hầu hết truyện ngắn của ông được hư cấu bởi những yếu tố huyền ảo. Khi làm đậm nét những tập tục lâu đời, đặc biệt là những quy luật bất thành văn thiêng liêng của những người thuỷ thủ; khi lại kì ảo - phi thiêng hoá những mảnh vỡ của hiện thực; khi trộn lẫn cái giễu nhại đầy chua chát. Đề tài về biển của ông đầy những cái chết “Xác chết trả th ”, Lửa trong lòng biển”, “ ão lạc m a”...nhưng không nhằm gây nỗi sợ hãi mà mang nét tự hào về phẩm chất đẹp đẽ đầy giá trị nhân văn của những người con của biển.

Ngô Tự Lập còn đi vào kiểu truyện phân tích tâm lý trong “Thợ đào đá truyền kiếp” (Tháng có 15 ngày). Tác phẩm đặt ra vấn đề người ta đã phạm tội ác phi lý như thế nào? Một phút giây ham muốn thấp hèn. Tâm lý sợ hãi vì sợ bị phát giác. Những ám ảnh tội lỗi và niềm tin vào cái lương tâm “bản thiện” của con người khi kẻ phạm tội hoá điên và tự trừng phạt mình suốt kiếp. Trong tập truyện ngắn “Giấc ngủ kì lạ của ông Lương Tử an” (2005), 13 truyện là 13 cuộc thử nghiệm tìm tòi độc đáo với “khát vọng chống trả sự đơn điệu/ hỗn loạn, vĩnh cửu và vô tận” (“Những đường bay của mê l ”). “Chuyến b hành là một sự thử nghiệm giữa bản nguyên pha trộn chút huyễn hoặc của Allan Poe. Người ta có thể trần truồng trên đường phố, và sự đi tìm cảm giác, đối mặt với những biểu tượng cuộc sống, và rồi kết thúc bởi anh cũng không thể chịu nổi sự khác người đó. Sự trần trụi đó bị dìm đi, bởi dòng nước xoáy mạnh.” [369]. Câu chuyện kì lạ của một anh nhà báo nghèo kiết, vì món cược

10.000 đô-la -có mơ cũng khó tin- không thể cưỡng nổi, đã chấp nhận cái điều kiện quái dị như một bản giao kèo với quỷ, trần truồng đi trên phố. Để tránh mặt những đồng nghiệp, tránh những con mắt soi mói và chính đứa con gái nhỏ của mình, hắn đã cúi thấp xuống, cúi thấp xuống…Cuối c ng, hoá thành một con mèo đầy lông lá. Có bóng dáng cả Kafka lẫn Edgar Poe. Giấc ngủ kì lạ của ông Lương Tử an là một thể nghiệm khác. Dòng độc thoại của nhân vật duy nhất khiến người đọc phải suy ngẫm về cái “m i của sự cô đơn đến tuyệt vọng. Con người không thoát nổi sợi dây


vô hình. Những mắt xích của số phận, của sự hèn nhát, và của niềm hy vọng?” [369]. Kết cấu“Gã trốn lính” với kỹ thuật ghi chú những số liệu ngoài truyện để giải thích các chi tiết trong truyện cũng là kiểu “Lời ghi chú bên lề” (the Marginalia) mà Edgar Poe rất thích sử dụng. Nhiều truyện bộc lộ sức tưởng tượng và cách diễn đạt mới mẻ của tác giả với một ý thức cách tân rò rệt trong “Cu c thảm sát”, “T i lỗi đầu tiên của Thánh ah Gahn”, “ ảng chữ cái”.

Truyện ngắn của Ngô Tự Lập đậm chất triết lý về con người và những trăn trở về cuộc đời hiện tại. Tư duy duy lý, đối thoại; sử dụng yếu tố kì ảo đậm đặc nhưng chất liệu cuộc sống đầy tính thời sự tươi mới là một thế mạnh trong ngòi bút của anh ở mọi thể loại. Tổng hợp nhiều phong cách trong tiếp nhận văn học nước ngoài, tái tạo và sáng tạo đều có mặt một cách đầy ý thức trong nghiên cứu, phê bình, dịch thuật và sáng tác của Ngô Tự Lập. Và như tác giả tự thức nhận, Edgar Poe “con người kỳ lạ của những truyện ngắn và bài thơ kỳ lạ, đã động viên và ủng hộ tôi từ hàng thế kỷ trước lúc tôi cất tiếng chào đời.” [125, 35].

2.3.3.3. Tiếp nhận Edgar Poe trong một số tác giả khác


Dấu ấn Edgar Poe còn có thể thấy trong nhiều sáng tác đa dạng, phức tạp của một số cây bút trẻ đương đại. Tạ Duy Anh trong “Đi tìm nhân vật” có nhiều nét gần gũi Poe. Tác giả đã vào truyện bằng một mẩu tin trên báo về cái chết bí ẩn của một cậu bé đánh giầy, hung thủ là một kẻ bệnh thần kinh, mở ra không khí một truyện trinh thám - vụ án cổ điển (như kiểu mở đầu truyện của E.Poe). Nhưng kết thúc không phải là việc tìm ra hung thủ mà tác giả dẫn dắt người đọc qua nhiều mảnh kí ức của nhân vật TÔI - Chu Quý- kẻ chuyên “sưu tập các kiểu chết”, khơi dậy những ám ảnh vô thức mà hắn không sao hiểu nổi qua 15 chương của truyện. Hắn như trong cơn mộng du, trở về quá khứ tuổi thơ đau đớn của gia đình, về sự hèn nhát, bất lực của bản thân. Cảm giác ám ảnh mình là tên tội phạm của mọi cái chết khiến hắn như một kẻ tâm thần. Motif cái bản ngã song tr ng được xây dựng qua hình tượng Tiến sĩ N, người anh sinh đôi của Chu Quý, người cho hắn mượn bóng tối v.v…cũng gợi đến sự phân thân quen thuộc trong William Wilson của Poe. Nguyễn Bình Phương trong tác phẩm gây xôn xao dư luận gần đây:“Ngồi” có chi tiết thay hồn - đổi xác kì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022