Khuyến Nghị Với Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo:


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang di n ra mạnh mẽ trên toàn cầu, bên cạnh những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại cho các quốc gia thì vẫn có những thách thức đang đặt ra ngày càng lớn: đó là vấn đề an ninh mạng và an toàn thông tin. Để vượt qua thách thức này, việc đào tạo nhân lực an toàn thông tin, trong đó có đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin càng trở nên cấp bách. Việc nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội được tác giả luận án lựa chọn nhằm tìm ra giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động này, phù hợp với yêu cầu của thực ti n Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về an toàn thông tin và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực an toàn thông tin, đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong khi đó vấn đề quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Việt Nam chưa được nghiên cứu thấu đáo. Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý và quản lý đào tạo, dựa vào mô hình quản lý đào tạo CIPO và kết hợp với các chức năng quản lý, luận án đã vận dụng cách tiếp cận này vào nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở trường đại học.

Kết quả nghiên cứu thực trạng đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học cho thấy, mức độ đáp ứng cơ sở hạ tầng CNTT đào tạo cử nhân ngành ATTT, hệ thống học liệu, hệ thống quản lý học tập, đội ngũ giảng viên, quá trình tổ chức dạy học trong đào tạo cử nhân ngành ATTT ở mức độ khá. Về đội ngũ nhân lực hỗ trợ các hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT ở mức độ trung bình.. Các nội dung quản lý như: quản lý tuyển sinh và tư vấn học; quản lý học liệu phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT; quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo; quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT; đầu ra và tốt nghiệp đào tạo cử nhân


ngành ATTT ở các trường thực hiện ở mức độ khá. Về điều kiện triển khai đào tạo; đội ngũ giảng viên; kiểm tra đánh giá đào tạo cử nhân ngành ATTT; thông tin đầu ra của đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học được nghiên cứu có mức độ thực hiện trung bình.

Nguyên nhân của những hạn chế về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học ở Việt Nam là do: quản lý các điều kiện triển khai đào tạo cử nhân ngành ATTT còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phù hợp với bối cảnh và theo kịp xu thế phát triển; Các điều kiện đảm bảo chất lượng còn chưa đồng bộ, chưa được quan tâm th ch đáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Để khắc phục các hạn chế trong quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội, Luận án đã đề xuất 6 giải pháp quản lý, đó là:

Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay;

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 25

Giải pháp 2: Tổ chức khảo sát nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin;

Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội;

Giải pháp 4: Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội;

Giải pháp 5: Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT;

Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo.

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Mở rộng hành lang tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các cơ sở GDĐH thuộc nhóm ngành ATTT, giao cho các trường tự chủ xây dựng chương trình đào tạo, phương án tuyển sinh, phương thức đào tạo trên cơ sở


qui định của Luật giáo dục, nhưng đảm bảo có tính linh hoạt, mềm dẻo để thuận lợi cho việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Xác định xu thế của các quốc gia trong khu vực và thế giới, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội học tập và học suốt đời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hiện thực hoá bằng việc đề xuất với Chính phủ hoặc đưa ra các ch nh sách đầu tư trọng điểm cho phát triển đào tạo cử nhân ngành ATTT, đặc biệt phát huy vai trò của các trường đại học Việt Nam, trên cơ sở tham khảo mô hình đào tạo chuyên ngành này ở các đại học trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường đầu tư về hạ tầng công nghệ cho đào tạo cử nhân ngành ATTT một cách đồng bộ cho các trường đại học thực hiện đào tạo chuyên ngành này.

Có chính sách và tiêu chuẩn đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong đào tạo cử nhân ngành ATTT, từ đó tăng cường bồi dưỡng đội ngũ để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đào tạo cử nhân ngành ATTT và đạt chuẩn trong khu vực và quốc tế.

Đầu tư tập trung cho phát triển nội dung học liệu ở các trường nhằm đạt chuẩn về nội dung chuyên môn và kỹ thuật, từ đó xây dựng hệ thống kho dữ liệu quốc gia để cung cấp nguồn bài giảng, học liệu điện tử đạt chuẩn quốc gia, phát huy nguồn lực của các nhà trường đóng góp vào tài nguyên chung của quốc gia, thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng xã hội học tập và học suốt đời.

2.2. Khuyến nghị với các trường đại học

Có chính sách bồi dưỡng, qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý có tầm hiểu biết, trình độ, kỹ năng th ch ứng với bối cảnh và xu thế mới. Đổi mới tư duy, nhận thức về đào tạo trong thời kỳ mới - cách mạng công nghiệp 4.0.

Đổi mới, hoàn thiện qui trình quản lý đối với các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra của đào tạo cử nhân ngành ATTT tại nhà trường phù hợp với điều kiện bối cảnh và xu thế phát triển hiện nay của thế giới, khu vực và Việt Nam.


Tăng cường liên kết, hợp tác toàn diện, trao đổi thông tin giữa các cơ sở GDĐH có đào tạo cử nhân ngành ATTT để giảm bớt khoảng cách về chất lượng giữa các trường và các khu vực. Tạo ra sự thống nhất trong cách thức tuyển sinh, đánh giá năng lực thực hiện, chuẩn đầu ra giữa các cơ sở đào tạo.

Tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên đề về đổi mới quản lý, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo ngành ATTT trên phạm vi cả nước, từ đó sẽ có được những thông tin hữu ích của các chuyên gia, nhà sử dụng lao động về nguồn nhân lực đã, đang và sẽ được đào tạo trong cơ sở GDĐH, làm căn cứ cho việc điều chỉnh chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng, các thiết bị làm việc, học tập để đảm bảo các hoạt động đào tạo đào tạo cử nhân ngành ATTT trong nhà trường.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguy n Tân Đăng (2019), “Đào đạo chuyên ngành An toàn thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, (số đặc biệt, tháng 6 năm 2019), tr 1-3.

2. Nguy n Tân Đăng (2020), “Kỹ năng cơ bản trong chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở Học viện Kỹ thuật mật mã”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, (số 211 kỳ 2, tháng 2 năm 2020), tr 109-111.

3. Nguy n Tân Đăng (2020), “Xu thế phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên thế giới và vấn đề đặt ra ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý giáo dục, (số 2, tháng 2 năm 2020), tr 9-17.

4. Nguy n Tân Đăng (2020), “Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin hiện nay”, Tạp chí Quản lý giáo dục, (số 3, tháng 3 năm 2020), tr 160-165.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo

2. Đặng Quốc Bảo (2006), Vấn đề quản lý nhà trường nhận diện qua các sơ đồ, Thông tin quản lý giáo dục số 2-2006 (42)

3. Trịnh Văn Biểu (2012), “Một số vấn đề về đào tạo ATTT(e-learning)”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 40: 86-90

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007),Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007),

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (ngày 16 tháng 4 năm 2015).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở, Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông văn bằng giáo dục đạo học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân(ngày 08 tháng 09 năm 2015).

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Báo cáo số 46/BC- BGDĐT ngày 28/01/2016 sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”

8. Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 5444 /BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017 về việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2017-2020.


9. Bộ Thông tin và truyền thông, Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

10. Chính phủ (2004), Báo cáo về tình hình giáo dục Việt Nam trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội XI ngày 15/11/2004

11. Chính phủ (2010), Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông”

12. Chính phủ (2005), Đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”

13. Chính phủ (2005), Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005

14. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012

15. Võ Thúy Diệp (2012), E-learning (đào tạo trực tuyến) sự lựa chọn của thời đại, chương trình Vietnamlearning - Công ty GK www.vietnamlearning.vn.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Ch nh trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Mai Đình Đoài (2014), “Kinh nghiệm triển khai e-Learning ở Trường đào tạo

cán bộ BIDV”, Online Management Training, http://omt.vn/kinh-nghiem- trien-khai-e-learning-o-truong-dao-tao-can-bo-bidv/

18. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội

19. Trần Thị Thu Giang (2013) “Nghiên cứu xây dựng hệ thống e-learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ,

20. Trần Thị Thu Giang (2017), “Một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin tại Việt nam”, Học viện Bưu ch nh Vi n thông.

21. Vũ Thị Hạnh (2013), “Nghiên cứu hệ thống đào tạo elearning và xây dựng thử nghiệm bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Công nghệ Bưu ch nh Vi n thông. Hà Nội

22. Lê Huy Hoàng (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy học, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội


23. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy và học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

24. Đặng Vũ Hoạt (2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

25. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

26. Nguy n Thị Lệ (2012), “Nghiên cứu về E-learning và đề xuất giải pháp triển khai E-learning trong trường phổ thông”, Học viện Công nghệ Bưu chính vi n thông

27. Nguy n Hồng Minh (2017), “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam”, đăng tải ngày 17/8/2017, http://caodangquany1.edu.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-va- nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-he-thong-giao-duc-nghe-nghiep-viet-nam.htm

28. Vũ Trà My, https://www.qdnd.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trong-nuoc/nang-cao- chat-luong-dao-tao-nhan-luc-an-ninh-mang-550091

29. Quỳnh Nga (2015), Công nghệ thông tin Việt Nam - Top tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nguồn: http://baocongthuong.com.vn/cong-nghe-thong-tin-viet- nam-top-tang-truong-nhanh-nhat-the-gioi.html, đăng ngày 25/6/2015

30. Thái Kim Phụng, Trương Việt Phương (2016), “Ảnh hưởng của chất lượng thông tin đến kiến thức thu nhận của sinh viên qua hệ thống e-learning: Một nghiên cứu tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số 2 (47), 90-101

31. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục

32. Lê Quang Sơn (2010), Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 6(41).2010, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

33. Nguy n Phước Tài (2011), Đào tạo ATTT mảnh đất giàu tiềm năng, Phòng Thanh tra Đào tạo – Trường ĐH Đồng Tháp

34. Bùi Kiên Trung, Lê Trung Thành và Đàm Quang Vinh (2015), “Đào tạo từ xa ATTT tại Việt Nam: Mô hình phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Dạy – Học – Chia sẻ: Hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 12/2015, tr.72-78

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2023