giảng dạy – tương tác với người học, về ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Giám sát việc thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các hoạt động như định kỳ đánh giá giảng viên, khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng viên. Việc giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên được phân cấp cho Khoa chuyên môn, Phòng Đào tạo và Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo. Các đơn vị thực hiện đánh giá giảng viên theo chức năng quản lý được phân công. Định kỳ, nhà trường thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của sinh viên về giảng viên các nội dung như: phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức của giảng viên; sự phản hồi của giảng viên đối với ý kiến, câu hỏi của sinh viên; sự hấp dẫn, hữu ích của bài giảng hoặc các tài liệu mà giảng viên cung cấp trên lớp học ATTT. Kết quả khảo sát được phân tích, tổng hợp và đưa ra kết quả làm cơ sở để điều chỉnh các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ đánh giá chất lượng giảng viên.
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
- Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá giảng viên, Hội đồng tuyển dụng giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin. Đồng thời, ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn như: Qui định các tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin, các tiêu ch đánh giá giảng viên; Qui định nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy cử nhân ngành An toàn thông tin.
- Các Khoa chuyên môn quản lý giảng viên phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng giảng viên. Các Khoa đào tạo ngành ATTT giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Cung cấp hoặc có chế độ cho giảng viên trang bị các phương tiện làm việc như máy t nh, mạng internet, thiết bị di động, tạo điều kiện để giảng viên thực hiện hoạt động giảng dạy thuận tiện nhất. Ngoài ra, đảm bảo cung cấp môi trường lớp học ATTT có các công cụ tương tác qua mạng với người học như di n đàn, chat, …
- Có nguồn lực tài chính và có chế độ thù lao cho giảng viên xứng đáng, phù hợp với đặc thù công việc giảng dạy ATTT để tạo động lực cho giảng viên phát huy vai trò, trách nhiệm, lòng nhiệt huyết với nghề khi làm việc trong một môi trường đòi hỏi chuyên môn cao, kỹ năng tốt và khả năng sáng tạo.
3.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Chung Thực Trạng Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Việt Nam Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Đào Tạo Cử Nhân Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội Tại Các Trường Đại Học Việt Nam
- Giải Pháp 3: Chỉ Đạo Thực Hiện Điều Chỉnh Chương Trình Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin Theo Hướng Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Đề Xuất Danh Mục Các Tài Liệu Cung Cấp Hỗ Trợ Sinh Viên
- Chuẩn Đầu Ra Của Ctđt Đáp Ứng Yêu Cầu Của Thị Trường Lao Động
- Khuyến Nghị Với Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo:
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
a) Mục đích của giải pháp
Giải pháp này có mục đ ch như sau: Thông qua cập nhật, phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT với nội dung phù hợp với nhu cầu của người học, của xã hội về an toàn thông tin, đặc biệt là học liệu điện tử, hệ thống mạng và các phần mềm chuyên dụng giúp sinh viên tiếp cận tri thức ATTT một cách thuận tiện, d dàng trên máy tính và các thiết bị, thuận lợi cho việc tự học mọi lúc mọi nơi. Nhờ đó mà có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, giúp cho người học tiếp cận được nội dung học tập tốt với cách học thuận tiện; giúp cho những đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực làm việc có được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu.
b) Nội dung của giải pháp
Việc quản lý phát triển nội dung học liệu và phương tiện CNTT có vai trò rất quan trọng để phát triển nội dung theo hướng phù hợp với yêu cầu thị trường lao động và đáp ứng nhu cầu người học. Để quản lý phát triển học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT, các trường cần tập trung quản lý việc thiết kế, triển khai xây dựng nội dung học liệu và phương tiện CNTT phù hợp; quản lý công việc thẩm định, xét duyệt; quản lý việc khai thác và vận hành hệ thống học liệu và phương tiện CNTT; quản lý việc rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ và thường xuyên học liệu điện tử của toàn bộ các môn học. Giải pháp này có các nội dung sau đây:
- Xác định những bất cập cần điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp, bổ sung đối với học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo: Rà soát học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT; Phân tích các ý kiến phản hồi của người học về học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo; Tiếp nhận, cập nhật các nội dung giảng dạy mới theo CTĐT; Khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng học liệu trên các phương tiện học tập.
- Xác định nội dung cần điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp, bổ sung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT: Kiểm tra (chuyên môn và kỹ thuật) và xác định nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp, bổ sung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT; xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Tổ chức xây dựng kịch bản sư phạm của học liệu: Phân công, theo dõi giảng viên kết hợp với chuyên gia thiết kế bài giảng để thống nhất xây dựng kịch bản bài giảng đáp ứng kế hoạch và yêu cầu đặt ra (các nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp, bổ sung), đảm bảo t nh sư phạm cho người học.
- Tổ chức xây dựng kịch bản tổng thể học liệu (về sư phạm, kỹ thuật): Phân công, theo dõi giảng viên kết hợp chuyên gia thiết kế bài giảng và chuyên gia kỹ thuật học liệu để thống nhất xây dựng kịch bản bài giảng, học liệu phần mềm trên cơ sở kịch bản sư phạm được thông qua về nội dung chuyên môn.
- Tổ chức phát triển nội dung học liệu phần mềm: Phân công, theo dõi chuyên gia kỹ thuật thực hiện ứng dụng các hiệu ứng kỹ thuật xây dựng bài giảng theo kịch bản đã thống nhất ở trên.
- Tiếp thu các ý kiến từ chuyên gia, người học về học liệu để hoàn thiện: Tiếp thu các ý kiến đánh giá, thẩm định của chuyên gia; ý kiến khảo sát người học thử để chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Thông qua Hội đồng nghiệm thu học liệu: Họp hội đồng nghiệm thu về nội dung và kỹ thuật của học liệu.
- Hoàn thiện học liệu: Chỉnh sửa các nội dung theo ý kiến trong biên bản họp Hội đồng nghiệm thu.
- Nghiệm thu và đưa vào sử dụng: Hội đồng nghiệm thu; Ký ban hành học liệu và đưa lên hệ thống đào tạo cử nhân ngành ATTT.
c) Cách thức tổ chức thực hiện
Việc thực hiện giải pháp này phải tiến hành theo các bước cụ thể sau đây:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Kế hoạch phát triển nội dung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT phải được thể hiện trong kế hoạch hàng năm của nhà trường. Kế hoạch này phải bao gồm các hoạt động như rà soát, đánh giá nguồn học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đang được sử dụng, xác định nhu cầu điều chỉnh, nâng cấp, cập nhật, bổ sung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Tổ chức thực hiện: Nhà trường cần ban hành qui trình phát triển nội dung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT. Ban lãnh đạo nhà trường cần thành lập các nhóm phát triển học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo. Thành phần của các nhóm này có thể bao gồm các cán bộ, giảng viên có khả năng và đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ, cụ thể là: giảng viên chuyên môn; chuyên gia thiết kế nội dung học liệu; chuyên gia kỹ thuật xây dựng nội dung; cán bộ quản lý điều phối chung. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các nhóm phát triển học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo về qui trình mới và bổ sung kiến thức, kỹ năng để thực hiện đối với từng hoạt động cụ thể.
- Chỉ đạo thực hiện: Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nội dung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội theo kế hoạch và qui trình đã ban hành, bám sát các tiêu chuẩn đặt ra. Tổ chức giám sát việc thực hiện theo từng giai đoạn để đảm bảo yêu cầu và kế hoạch đặt ra, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ
giữa các thành viên trong nhóm phát triển nội dung học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo, đảm bảo việc giám sát, thẩm định học liệu trong từng giai đoạn. Học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo sau khi hoàn thành được thông qua tại Hội đồng đánh giá, nghiệm thu của nhà trường, từ đó nhà trường ra quyết định chính thức sử dụng học liệu điện tử vào giảng dạy.
Thành lập Ban chỉ đạo
Lập kế hoạch phát triển học liệu và phương tiện CNTT
Phân nhóm triển khai phát triển học liệu và phương tiện CNTT
Điều phối các hoạt động phát triển học liệu và phương tiện CNTT
Đánh giá hiệu quả phát triển học liệu và phương tiện CNTT
Ban hành và sử dụng học liệu và phương tiện CNTT
trong đào tạo
Điều
Lấy ý chỉnh,
kiến cập
phản nhật,
hồi của bổ
người sung
học hàng năm
Hình 3.2: Quy trình tổ chức phát triển học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, cần các điều kiện sau đây:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện gồm: Quyết định thành lập Hội đồng rà soát học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội có sự tham gia của các đơn vị chuyên môn và đơn vị quản lý, sử dụng học liệu và phương tiện CNTT; Quyết định thành lập Ban chỉ đạo; Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu học liệu có sự tham gia của các chuyên gia theo ngành phù hợp và đơn vị quản lý, sử dụng học liệu. Ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn như: Qui định các tiêu chuẩn xây dựng học liệu điện tử; Qui trình xây dựng, cập nhật học liệu điện tử; Tài liệu tập huấn xây dựng, cập nhật học liệu điện tử cho giảng viên
và cho các cán bộ thiết kế học liệu, các cán bộ kỹ thuật; qui định chế độ, thù lao cho giảng viên vá các cán bộ tham gia thực hiện.
- Đội ngũ cán bộ quản lý cần có trình độ, hiểu biết nhất định đối với hình thức đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Có đủ đội ngũ tham gia thực hiện bao gồm: đội ngũ giảng viên, đội ngũ thiết kế học liệu, đội ngũ kỹ thuật xây dựng học liệu.
- Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện công tác xây dựng, cập nhật học liệu điện tử như: phòng studio có đủ diện tích phục vụ buổi giảng làm học liệu điện tử, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc ghi âm, ghi hình, có đầy đủ phần mềm xử lý, đóng gói, thử nghiệm học liệu.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù công việc nhằm khuyến khích những người tham gia và thúc đẩy công tác xây dựng, cập nhật học liệu và phương tiện CNTT đảm bảo kế hoạch và yêu cầu.
3.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo
a) Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vượt qua được những khó khăn và thách thức xuất hiện trong quá trình học tập tại trường, th ch nghi được với môi trường đào tạo ở trường đại học, từ đó có động lực và tâm huyết theo học ngành An toàn thông tin, và từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
b) Nội dung của giải pháp
- Rà soát, cập nhật qui trình quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT, qui trình hỗ trợ sinh viên, soạn thảo những nội dung còn chưa xây dựng qui trình, ban hành qui trình hỗ trợ sinh viên.
- Rà soát, xây dựng những nội dung sinh viên được nhà trường hỗ trợ từ khi sinh viên đăng ký học đến khi tốt nghiệp và sau tốt nghiệp.
- Quản lý đội ngũ hỗ trợ sinh viên đáp ứng yêu cầu tổ chức và quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT.
Xác định các hoạt động hỗ trợ sinh viên (nội dung và yêu cầu)
Khảo sát hiện trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên (cơ cấu, số lượng, năng lực đội ngũ, nhu cầu hoạt động hỗ trợ)
Xác định cơ cấu, số lượng yêu cầu đối với đội ngũ hỗ trợ sinh viên
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng đội ngũ hỗ trợ sinh viên
Phân công, quản lý đội ngũ hỗ trợ sinh viên
Tổ chức các hoạt động sinh viên
Giám sát các hoạt động hỗ trợ sinh viên
Lấy ý kiến phản hồi của người học, định kỳ đánh giá các hoạt động hỗ trợ và đội ngũ hỗ trợ
Hình 3.3: Qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên
c) Tổ chức thực hiện giải pháp
- Hoàn thiện qui trình quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT, qui trình hỗ trợ sinh viên của nhà trường:
Rà soát các văn bản quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT, quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên hiện đang ban hành.
Đánh giá hiệu quả, hiệu lực của văn bản quản lý đang thực hiện. Cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng qui trình thực tế.
Đối với qui trình hỗ trợ sinh viên:
Xác định các nội dung, yêu cầu hỗ trợ cần thiết cho người học và quá trình dạy-học.
Xây dựng/cập nhật qui định, qui trình công việc đối với đội ngũ hỗ trợ đào tạo cử nhân ngành ATTT. Qui định, qui trình cần thể hiện những công việc đội ngũ hỗ trợ đào tạo cần thực hiện khi sinh viên mới nhập học, trong quá trình học tập. Qui định về công tác hỗ trợ người học cần đảm bảo thời gian xử lý, giải quyết công việc được đặt ra cho đội ngũ hỗ trợ thực hiện đúng thời hạn phản hồi cũng như hình thức xử lý khi họ không thực hiện đúng thời hạn. Qui định cũng cần xác định rõ những hình thức, phương tiện để thực hiện công việc hỗ trợ người học.
Xây dựng tài liệu tập huấn cho đội ngũ hỗ trợ ở từng vai trò (hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hành ch nh, tư vấn học tập, hỗ trợ học tập,…) về mục đ ch, ý nghĩa, phương pháp, kỹ năng thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ người học đáp ứng yêu cầu học tập. Bộ tài liệu cần bao gồm cách thức sử dụng hệ thống phần mềm, các thiết bị kỹ thuật cá nhân, cách thức thao tác để thực hiện các hoạt động hỗ trợ người học một cách chủ động. Tài liệu tập huấn cần định kỳ cập nhật, nâng cấp khi cần thiết.
Công tác tập huấn cần được xây dựng kế hoạch định kỳ, khi triển khai tập huấn có bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành, cần có đánh giá công nhận sau khi kết thúc khoá tập huấn để đảm bảo đội ngũ hỗ trợ thành thạo sử dụng hệ thống, thiết bị và có thể thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ đào tạo của mình.
- Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên:
Rà soát các tài liệu hướng dẫn, tài liệu hỗ trợ sinh viên hiện đang ban hành Đánh giá và cập nhật, chỉnh sửa phù hợp với qui trình quản lý hoạt động
hỗ trợ sinh viên và nhu cầu thực tế của sinh viên
- Quản lý đội ngũ hỗ trợ sinh viên: