Đặc Điểm Tâm Lý, Nhân Cách Của Sinh Viên Có Liên Quan Tới Xu Hướng Nghề

nhau. Vì thế việc chăm sóc, giáo dục, tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động... cho trẻ đòi hỏi cao sự mẫu mực về nhân cách của người GV, cũng như vai trò chủ đạo và nghệ thuật sư phạm của người GVMN.

Phương tiện lao động của người GVMN

Phương tiện lao động chủ yếu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác của người GVMN chính là nhân cách của bản thân họ. Sự tác động vào thế giới trẻ thơ bằng nhân cách của người GV vừa mang tính chất như là hình mẫu để trẻ bắt chước, vừa mang tính chất “ám thị sư phạm” tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức, niềm tin của trẻ. Sự mẫu mực về nhân cách của người GVMN luôn luôn là tấm gương, là nội dung giáo dục, là phương tiện giáo dục có hiệu quả đối với trẻ mầm non. Vì thế GVMN phải không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình.

Vốn kiến thức khoa học về lĩnh vực giáo dục mầm non, về việc chăm sóc giáo dục trẻ và khả năng thu hút trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động đa dạng, phù hợp và cả năng lực ngôn ngữ... là những phương tiện quan trọng của người GVMN, đồng thời nó còn là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của người GV trong công việc.

Để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, cùng với những phương tiện lao động trên cũng không thể thiếu được những phương tiện hỗ trợ mang tính vật chất như đồ chơi, đồ dùng dạy học và các trang thiết bị kỹ thuật... Đây là những phương tiện hỗ trợ mạnh mẽ giúp cho hoạt động của người GVMN đạt kết quả cao.

Thời gian lao động của GVMN

Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng lao động, công việc của người

GVMN đòi hỏi phải đi sớm về muộn so với giờ giấc lao động của các bậc cha mẹ để đón trả trẻ nhằm đảm bảo thời gian lao động của họ. Thời gian lao động của họ vượt ra ngoài khuôn khổ của 8 giờ lao động hành chính. Trong thời gian trẻ ở trường mầm non từ 8 đến 10 giờ cô luôn bận rộn với công việc để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực. Việc chuẩn

bị để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ, đòi hỏi người GV cũng phải đầu tư

không ít thời gian và công sức cho việc chuẩn bị giáo án, đặc biệt là các đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ... Người GV yêu nghề, yêu trẻ không chỉ công phu, tỉ mỉ chuẩn bị những đồ vật đó, mà còn luôn sáng tạo tìm cách cải tiến nó, làm phong phú nó....

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Môi trường lao động của GVMN

Đối tượng lao động của GVMN là trẻ nhỏ. Ở nhà sống trong gia đình trẻ luôn luôn được những người thân yêu ruột thịt đùm bọc, quan tâm.. tạo cho trẻ cảm giác an toàn về tâm lý và thể chất. Do đó, khi trẻ đến trường toàn bộ hoạt động sư phạm của cô phải cho trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn, được sống trong không khí gia đình với sự đùm bọc, yêu thương, âu yếm, chở che của cô giáo như tình cảm và tấm lòng của người mẹ như ở gia đình. Vì

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 5

thế môi trường lao động của người GVMN là sự tích hợp của môi trường sư

phạm và môi trường gia đình, trong đó giáo viên vừa là nhà giáo dục vừa là

người mẹ

thứ hai của trẻ.

Đó là môi trường thuận lợi không chỉ cho sự hình

thành và phát triển nhân cách của trẻ mà còn thuận lợi cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi GV.

Sản phẩm lao động của GVMN

Lao động sư phạm của GVMN có đối tượng là trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, sản phẩm lao động của họ chính là nhân cách đứa trẻ được giáo dục. Mức độ hình thành và phát triển nhân cách của trẻ là biểu hiện cụ thể của hiệu quả lao động của GVMN.

Để có sản phẩm là những đứa trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, nhân hậu, hồn nhiên, thông minh, giàu xúc cảm tình cảm, biết yêu quí giữ gìn cái đẹp... GVMN phải lao động bền bỉ, kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo, sáng tạo bằng cả sức lực, trí tuệ và cả trái tim mình.

Tóm lại, từ những đặc điểm trình bày ở trên cho chúng ta thấy lao động sư phạm của GVMN là sự tổng hoà các đặc điểm lao động của nhà giáo dục ­ lao động của người mẹ và lao động của người thầy thuốc. Đây là loại hình lao động

vừa tinh tế vừa phức tạp. Nó đòi hỏi người GVMN phải có nhận thức sâu sắc về nghề, phải có lòng yêu nghề tha thiết, thương yêu trẻ như tình yêu của người mẹ, sẵn sàng, tận tuỵ vì trẻ, có sự mẫu mực nghiêm túc và nghệ thuật ứng xử sư phạm.

1.3. Xu hướng nghề sư phạm của sinh viên

1.3.1. Đặc điểm tâm lý, nhân cách của sinh viên có liên quan tới xu hướng nghề

1.3.1.1. Khái niệm về sinh viên

Thuật ngữ

SV có nguồn gốc từ

tiếng Latinh

student có nghĩa là người

làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. SV là nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội, là lực lượng bổ sung cho đội ngũ trí thức với nghiệp vụ cao. SV là giai

đoạn thứ 2 của tuổi thanh niên (18­25) và đã đạt trình độ cao của sự trưởng

thành về thể chất, phát triển cao về tâm lý và quan hệ xã hội. Lứa tuổi SV có vị trí ý nghĩa đặc biệt ­ có tính chuyển tiếp từ vị trí của người học nghề lên vị trí người lao động nghề có trình độ chuyên môn cao.

Tác giả Nguyễn Thạc cho rằng: “SV là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt gồm hàng triệu SV trên thế giới, nhóm này rất cơ động mà mục đích hoạt động của họ được tổ chức theo một chương trình nhất định của việc thực hiện vai trò xã hội và nghề nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất và tinh thần. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn gốc bổ sung cho đội ngũ tri thức. SV được đào tạo để trở thành người lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng, có ích cho xã hội” [35, tr. 58].

1.3.1.2.Đặc điểm tâm lý, nhân cách của sinh viên

Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: Khi bước chân vào các giảng đường CĐ, ĐH, các tân SV phải đối mặt với những thay đổi to lớn về nề nếp sinh hoạt hằng ngày và phương pháp học tập tại đây. Chính vì vậy, trở thành SV ở các trường CĐ, ĐH đồng nghĩa với việc các em phải thích

nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống mới, môi trường và phương pháp học tập mới. Sự thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ... Để các em có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có phương pháp học tập tốt nhất, việc tư vấn, cung cấp cho các em kỹ năng sống, phương pháp học tập... là thực sự cần thiết.

Sự phát triển nhận thức của SV: Nếu như trong môi trường học tập phổ thông, HS ở đây được trang bị kiến thức chung thì trong môi trường học tập ở

bậc CĐ, ĐH, SV được trang bị

những kiến thức chuyên ngành để

có thể

trở

thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình được đào tạo. Hoạt động nhận thức của SV luôn gắn liền với tính tự giác và chủ động cao. Do đó, giảng viên sẽ trang bị cho các em kỹ năng tự học, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành... Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của SV ở các trường CĐ và nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của các em.

Tự ý thức của SV: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của SV cũng phát triển hoàn thiện hơn. Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, các em có những đánh giá phù hợp với bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục hạn

chế, phát huy những mặt mạnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân mình.

Trong sự đánh giá của SV, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc diễn ra không như mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết năng lực, sở trưởng của bản thân.

Đời sống xúc cảm, tình cảm: Đa số SV tại các trường CĐ, ĐH có độ tuổi từ 18 – 25. Có thể nói đây là giai đoạn đẹp nhất của đời người. Thế giới xúc cảm, tình cảm của các em biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hằng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống xúc

cảm, tình cảm của SV, điều không thể không đề cập đến là tình yêu đôi lứa. Đó là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với các em và là động lực để các em học

tập, rèn luyện bản thân. Trong tình yêu đôi lứa của SV cũng cần có sự định

hướng đúng đắn để tình yêu của các em luôn gắn liền với trách nhiệm của bản thân cũng như để tình yêu đó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của mình.

Động cơ và định hướng giá trị của SV: Động cơ và định hướng giá trị của SV cũng có sự phát triển phong phú, đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em. Trong môi trường tập thể, SV dần chấp nhận những phong cách, lối sống, giá trị sống của người khác và hướng đến những giá trị sống cho là phù hợp với mình. Có thể nói, việc định hướng giá trị sống cho SV là việc làm cần thiết để hướng các em vào những mục đích, giá trị cao đẹp.

1.3.1.3. Sinh viên mầm non

SV mầm non là những người học tập trong ngành sư phạm mầm non. Bên cạnh những đặc điểm tâm lý, nhân cách như SV nói chung, nhân cách SV mầm non cũng có những nét đặc thù riêng trong hoạt động học tập và rèn luyện hướng vào việc hình thành, phát triển nhân cách người chuyên làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ 0 – 6 tuổi. Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trong môi trường CĐ, ĐH, XHN của SV mầm non dần thể hiện rõ nét hơn qua việc các em tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp để hướng tới mục tiêu trở thành GVMN trong tương lai. Có thể nói, chính quá trình đó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong nghề nghiệp của SV sau này. Khi đã có XHN rõ ràng, SV mầm non sẽ có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về lĩnh vực nghề mình học tập. Chính những kiến thức đó thôi thúc các em tích cực hơn nữa trong hoạt động học tập và trau dồi tri thức của mình. Cũng thông qua quá trình học tập và rèn luyện, các em nhận biết những hạn chế của bản thân cũng như những phẩm chất tâm lý nào cần phải hình thành để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mình theo học, từ đó xác định rõ nhiệm vụ cho bản thân tiếp tục rèn luyện, trau đồi...

1.3.2. Khái niệm xu hướng nghề sư phạm của sinh viên

1.3.2.1. Khái niệm xu hướng nghề

XHN là những hiểu biết và tiếp nhận bên trong các mục đích và nhiệm vụ của hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến hứng thú, niềm tin, quan điểm và tâm thế đối với hoạt động này [35, tr 82].

Tác giả Nguyễn Thạc cho rằng: XHN được hiểu là có hứng thú đối với nghề và có khuynh hướng chiếm lĩnh nó. XHN cũng có thể được hiểu là ý định của cá nhân muốn sử dụng những tri thức, kinh nghiệm, năng lực của mình vào lĩnh vực nghề nghiệp nhất định mà mình đã chọn. XHN là những hiểu biết và tiếp nhận bên trong các mục đích và nhiệm vụ của hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến hứng thú, niềm tin, quan điểm và tâm thế đối với hoạt động này [36].

XHN còn được hiểu là ý định hướng tới nghề nào đó trong một thời gian lâu

dài, nhằm thoả mãn những nhu cầu hay hứng thú của cá nhân đối với nghề

nghiệp hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình.

Từ những quan điểm trên của các tác giả về khái niệm XHN, chúng tôi hiểu nội hàm khái niệm XHN theo các dấu hiệu biểu hiện, đồng thời là các thành tố tâm lý tạo thành XHN. Khái niệm XHN được hiểu như sau:

Xu hướng nghề là ý định hướng tới một nghề nào đó, được biểu hiện ở các dấu hiệu sau:

Nhận thức về nghề mà cá nhân hướng tới: Nhận thức về nghề là phải nhận thức được những yêu cầu đặc trưng của nghề, nhận thức được yêu cầu của xã

hội đối với nghề nghề.

và nhận thức những đặc điểm tâm lý cá nhân cần thiết với

Thái độ của cá nhân đối với nghề: Thái độ đối với nghề được biểu hiện ở

nguyện vọng, tình cảm đối với nghề cá nhân hướng tới.

Hành vi của cá nhân để thực, hiện hoạt động nghề mà cá nhân hướng tới: Là hành động tích cực tự giác trong học tập và rèn luyện nghề và được biểu hiện ở kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra của nhà trường.

1.3.2.2. Khái niệm xu hướng nghề sư phạm

XHNSP là một phạm vi cụ

thể

của XHN. Có thể

nêu ra ba hướng định

nghĩa về bản chất XHNSP của nhiều tác giả khác nhau như sau:

Hướng thứ nhất: XHNSP được xem xétnhư là yếu tố thể hiện thái độ cảm xúc

­ giá trị đối với nghề GV, thể hiện sự nhận thức về công việc của người thầy giáo. Đại diện là các tác giả: A.K Marcova, N.V Cudơmina, Ia.L Colominxki, G.A Tomilova, X.A Zimicheva, L.M Akhmedzianova...

Hướng thứ hai: XHNSP được xem như là phẩm chất có ý nghĩa nghề nghiệp của nhân cách người giáo viên hay một thành phần của năng lực sư phạm. Đại diện là L.M Minina, Ph.N Gonobolin, A.I Serbacov, V.A Slastenhin, A.N Leonchiev...

Hướng thứ

ba:

XHNSP được xem như

là yếu

tố biểu hiện hành vi thực

hiện các nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên là tổ chức các hoạt động của học sinh. Đại diện là Iu.N Ciliutkin, G.X Xukhovxcaia, X.G Verxlovxki...

Như vậy các hướng định nghĩa trên về XHNSP đều đúng, vì chúng nhấn

mạnh đến các khía cạnh khác nhau của XHNSP. Xuất phát từ chúng tôi hiểu khái niệm XHNSP như sau:

khái niệm trên

XHNSP là ý định hướng tới lĩnh vực hoạt động giáo dục, thể hiện ở nhận thức đúng về nghề sư phạm, thái độ tích cực đối với nghề sư phạm và hành vi tích cực để thực hiện hoạt động nghề sư phạm của cá nhân.

Trên cơ sở khái niệm XHNSP, trong luận văn này XHNSP của SV mầm non

là ý định hướng tới lĩnh vực hoạt động giáo dục ở bậc mầm non, thể hiện ở

nhận thức đúng về nghề sư phạm, thái độ tích cực đối với nghề sư phạm và

hành vi tích cực trong học tập rèn luyện nghề sư phạm.

1.3.2.3. Sự hình thành và phát triển xu hướng nghề sư phạm

Xu hướng là nguyện vọng biểu lộ ở con người muốn tham gia vào một

hoạt động nhất định nào đó. XHN được hình thành rất sớm, có mầm mống từ khi các em còn nhỏ tham dự các trò chơi phân vai, khi các em học phổ thông, đặc biệt được hình thành nhanh, mạnh trong quá trình đào tạo ở các trường nghề và nó còn tiếp tục được hình thành khi cá nhân trực tiếp tham gia độc lập vào hoạt động nghề mà mình lựa chọn. XHNSP được hình thành theo các giai đoạn sau:

Thứ nhất: Trong thời kỳ học ở phổ thông, dưới tác động của GV, mặt trí tuệ và đạo đức của HS được hình thành, thế giới quan và XHN cũng dần phát triển.

Đây được xem là thời kỳ hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người GV tương lai, nó hình thành ở các em mong muốn được tham gia vào lĩnh vực sư phạm, vào công tác dạy dỗ đào tạo thế hệ trẻ.

Thứ

hai: Một giai đoạn mới cực kỳ

quan trọng trong việc hình thành

XHNSP của người GV tương lai được mở ra khi người đó bước chân vào trường sư phạm (khoa sư phạm). Đó là thời kỳ nắm vững các kiến thức khoa học, thời

kỳ hình thành thế

giới quan khoa học, tình cảm nghề

nghiệp và các niềm tin

nghề nghiệp.

Trong quá trình học tập, việc kiến tập, thực hành, thực tập sư phạm có một ảnh hưởng hết sức lớn lao đến việc hình thành XHNSP ở SV. Đây chính là lúc các em được rèn luyện tay nghề, hun đúc lòng yêu nghề. SV tăng thêm lòng yêu nghề hay giảm đi nhiệt huyết với nghề phụ thuộc nhiều vào các đợt thực tập này.

Thứ ba: Giai đoạn tiếp theo trong việc hình thành XHNSP của người giáo viên là công tác độc lập trong nhà trường. Chính ở đây, trong quá trình lao động sư phạm thật sự sáng tạo và đầy tinh thần trách nhiệm, XHNSP, các phẩm chất năng lực sư phạm của cá nhân được thực sự hình thành một cách thực tế, linh hoạt và phong phú.

XHNSP của GVMN cũng được hình thành theo các giai đoạn như vậy. Tuy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024