môn, sổ tay giáo viên, các báo cáo thu hoạch....
Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV. Đảm bảo đầy đủ phương tiện, công cụ hoạt động bồi dưỡng, có phòng tư vấn, hỗ trợ HS với đủ ánh sáng, trang thiết bị đa dạng và có chất lượng. Cập nhật và đầu tư các phương tiện, thiết bị mới hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLTVHN cho GV
Đây là một chức năng hết sức quan trọng của nhà quản lí. Nhờ có chức năng này, người quản lí (Hiệu trưởng) có thể xác định mức độ đạt được của mục tiêu đã đề ra. Theo đó, để kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan, người hiệu trưởng phải xây dựng các tiêu chuẩn, đề ra các yêu cầu cụ thể tương ứng với các nội dung của hoạt động bồi dưỡng, cụ thể:
- Kiểm tra mức độ nhận thức, sự quan tâm, số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng;
- Kiểm tra nội dung bồi dưỡng phải là những vấn đề hữu ích, thiết thực;
- Kiểm tra phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV phong phú và có tính hấp dẫn cao;
- Kiểm tra cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV;
- Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Kiểm tra đánh giá năng lực của giáo viên sau quá trình bồi dưỡng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhiệm Vụ Cơ Bản Của Giáo Dục Hướng Nghiệp Ở Trường Phổ Thông
- Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên
- Mục Tiêu Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên Ở Trường Thcs
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Về Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Hs
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh Về Yêu Cầu Đối Với Năng Lực Của Giáo Viên Làm
- Thực Trạng Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh.
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Ngoài ra, việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng được thực hiện thông qua kiểm tra kế hoạch tư vấn, việc xây dựng các nội dung TVHN phù hợp với thực tế không.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở trường THCS
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Năng lực quản lí của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người lãnh đạo và dẫn dắt nhà trường thực hiện sứ mạng
của mình, khác với người quản lí là người thực thi các quyết định của lãnh đạo nhà trường và đưa những quyết định đó thành kết quả thực tế. Vì thế, Hiệu trưởng phải là người có tầm nhìn xa, bởi đó là một trong những điều kiện tiên quyết để nhà trường có thể đi đúng hướng và đi xa.
Một năng lực quan trọng của Hiệu trưởng phải là khả năng đánh giá đúng người khác, và khả năng thu phục nhân tâm, vì nhiệm vụ trọng yếu bậc nhất của Hiệu trưởng là đặt đúng người vào đúng chỗ.
Hiệu trưởng là người phải ra quyết định trong nhiều vấn đề quan trọng của nhà trường, vì thế người ta chờ đợi Hiệu trưởng là người kiên định trong mục tiêu, đồng thời mềm dẻo trong giải pháp. Đặc biệt, Hiệu trưởng phải cân nhắc mọi quyết định trên cơ sở lợi ích của nhà trường chứ không phải lợi ích của nhóm nhỏ và càng không phải là dựa trên được, mất của cá nhân mình.
Hiệu trưởng sử dụng những cách thức dưới đây để dẫn dắt, lãnh đạo phát triển nhà trường:
Xây dựng bầu không khí dân chủ: Cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển khả năng của mình;
Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lí thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc;
Mỗi CBQL, GV, NV trong trường đều có bản mô tả công việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ;
Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách dạy và học;
Làm cho HS biết là các em được yêu thương, được quan tâm chăm sóc;
Cố gắng bảo đảm cho HS có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha/mẹ các em;
Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV trong đó đề
cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy học của GV;
Tóm lại, Hiệu trưởng nhà trường là người có năng lực quản lí, lãnh đạo, có năng lực tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực trong quá trình quản lí hoạt động bồi dưỡng NL TVHN cho GV.
1.5.1.2. Trình độ chuyên môn và năng lực của GV
Chất lượng đội ngũ luôn là mối quan tâm hàng đầu, bởi nó quyết định đến chất lượng dạy học và giáo dục HS. Vì vậy, khi đưa ra các quyết định quản lí nói chung, hoạt động bồi dưỡng NLTVHN nói riêng, nhà quản lí đặc biệt chú trọng vấn đề này. Thực tế tại nhiều trường THCS cho thấy, rất nhiều GV có trình độ chuyên môn tốt, song năng lực tư vấn hướng nghiệp cho HS còn hạn chế, đa số CBQL, GV chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về công tác TVHN một cách bài bản, nhiều giáo viên đề cao vai trò dạy kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến công tác TVHN. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng NLTVHN. Do đó, trong quá trình lựa chọn GV làm công tác tư vấn, nhà quản lí cần lựa chọn GV vừa có chuyên môn tốt, vừa có khả năng TVHN cho HS.
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Môi trường làm việc
Xây dựng một tập thể đoàn kết đoàn kết, nhất trí, chia sẻ, tương trợ nhau trong công việc là hết sức cần thiết. Từ chỗ hiểu về điều kiện, hoàn cảnh, năng lực chuyên môn để giúp đỡ nhau vươn lên. Xây dựng văn hoá nhà trường là môi trường thuận lợi để thực hiện có hiệu quả công tác TVHN cho HS.
Thực tế cho thấy ở nơi nào tập thể GV đoàn kết, nhất trí cao thì tại đó GV sẽ thực sự yên tâm cống hiến, phát huy hết mọi khả năng của bản thân để thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất. Ngược lại, bản thân GV sẽ cảm thấy bị ức chế, phân tâm, thậm chí chán nản nếu tại nơi làm việc không có được sự ổn định, nội bộ đơn vị thường xuyên lục đục và như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lí hoạt động giáo dục và dạy học của Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đó.
1.5.2.2. Sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội
Gia đình - Nhà trường - Xã hội cùng tác động đến HS với cùng một mục đích là giáo dục và hoàn thiện nhân cách HS, đồng thời chúng cũng có những tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Giáo dục trong nhà trường tuy có tính độc lập tương đối, nhưng không thể thực hiện giáo dục thành công nếu chỉ bó hẹp giáo dục trong nhà trường. HS có bao nhiêu mối quan hệ thì cũng có bấy nhiêu sự tác động đến, lẽ đương nhiên trong đó có những tác động tích cực và cũng có những tác động tiêu cực. Vì vậy Gia đình - Nhà trường - Xã hội cùng phải có vai trò trong việc TVHN cho HS.
Trên thực tế, có những nội dung giáo dục phải nhờ các lực lượng xã hội mới tổ chức thành công. Nếu các tổ chức xã hội của địa phương cùng thực hiện tốt vai trò hỗ trợ TVHN trong nhà trường, đồng thời xây dựng môi trường xã hội tốt ngoài nhà trường thì HS sẽ rất thuận lợi trong việc biến những nhận thức của mình thành hành vi mang tính chuẩn mực.
Gia đình là môi trường gần gũi nhất, thuận lợi nhất cho HS trong quá trình hình thành nhân cách và các hành vi chuẩn mực. Những chuẩn mực tốt của HS (tính tích cực trong học tập, có kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp,...) đều có thể được phát huy và hoàn thiện trong môi trường gia đình.
1.5.2.3. Tác động của công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin đã góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học, đồng thời công nghệ thông tin cũng từng bước làm thay đổi phương thức quản lý nhà trường, quản lý hệ thống giáo dục. Hiện nay các đơn vị, trường học gần như phổ biến triển khai các hệ thống quản lý như: Quản lý thi, Quản lý tài chính-tài sản, Quản lý cán bộ-giáo viên, Quản lý học sinh, sinh viên, quản lý thông tin giáo dục,...Các hệ thống này thực sự đã mang lại hiệu quả cao trong đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Ứng dụng công nghệ thông trên mạng giáo dục phong phú, nở rộ. Nhiều
tổ chức xã hội tham gia phát triển các dịch vụ trên mạng Internet như đào tạo trực tuyến, quản lý giáo dục trực tuyến...
Mạng giáo dục là nền tảng đầu tiên xây dựng mô hình giáo dục điện tử. Nhờ có mạng giáo dục, người học ở mọi lứa tuổi sẽ có điều kiện phát huy tính tích cực tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc và học tập suốt đời, mềm dẻo, hiệu quả.
Với nhiều ưu điểm của công nghệ thông tin nhà quản lí cần biết khai thác các thế mạnh, hạn chế các mặt trái để thục hiện có hiệu quả công tác quản lí hoạt đọng bồi dưỡng năng lực TVHN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo viên được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Bên cạnh việc quan tâm bồi dưỡng năng lực dạy học, năng lực giáo dục, cần chú trọng bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau THCS.
Bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên THCS là quá trình bổ sung, cập nhật kiến thức để hoàn thiện các thành phần của năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV, đảm bảo thực hiện thành công hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Việc xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp giúp cho hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.
Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV trường THCS được tiếp cận theo chức năng quản lý. Bao gồm: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và Đánh giá kết quả bồi dưỡng. Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho GV các trường THCS chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan như: Năng lực quản lý của hiệu trưởng; Trình độ của GV; Môi trường làm việc;...
Những vấn đề lý luận trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi để khảo sát, nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Gia Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Ninh với diện tích tự nhiên 10752,8 ha, dân số 93242 người và 28192 hộ gia đình. Các đơn vị hành chính của huyện Gia Bình gồm 1 thị trấn và 13 xã, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Gia Bình; phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Tây giáp huyện Thuận Thành.
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Gia Bình đã quan tâm đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, từ chỗ trắng về công nghiệp thì đến nay toàn huyện đã có 45 doanh nghiệp, 3 HTX và 4.120 hộ cá thể hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 8.000 lao động.
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện để huyện Gia Bình đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở. Từ chỗ cả huyện chưa có một mét đường bê tông thì trong 19 năm qua huyện đã đầu tư kinh phí đầu tư xây dựng gần 1.500 tỷ đồng xây dựng các tuyến huyện lộ, đường liên xã, thôn có chiều dài trên 400 km, để đến hôn nay bê tông hoá nối dài đến từng ngõ xóm, từng khu dân cư. Huyện Gia Bình đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ về phong trào làm đường giao thông nông thôn và tất cả các xã, thị trấn đã hoàn thành các tiêu chuẩn trong việc xây dựng nông thôn mới, hoàn thành về đích năm 2019. Đặc biệt được sự quan tâm của tỉnh, đường nối tỉnh lộ 282 - cầu qua Sông Đuống với Quốc lộ 18 được đầu tư xây dựng mở ra cơ hội, triển vọng phát triển mới của huyện trong tương lai.
Nhìn lại chặng đường 19 năm sau ngày tái lập huyện, tuy thời gian chưa phải là dài, nhưng đã kịp để huyện Gia Bình bứt phá đi lên và đạt được những
kết quả to lớn. Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong 18 năm qua, của cán bộ và nhân dân huyện Gia Bình đã có hàng trăm lượt tập thể, cá nhân được phong tặng, tặng thưởng các danh hiệu khen thưởng của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh. Trong đó huyện đã 2 lần được Đảng - Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động. Đặc biệt dịp kỷ niệm 19 năm tái lập huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Bình lại vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, khẳng định những công lao, thành tích đầy tự hào.
Phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng và những thành tựu qua nhiều thời kỳ xây dựng, phát triển, đặc biệt là qua 19 năm tái lập, đang là động lực to lớn, nguồn cổ vũ động viên để Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Bình tiếp tục đẩy mạnh thi đua, đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh, xứng đáng với truyền thống quê hương anh hùng.
2.2. Khái quát về giáo dục bậc Trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Đáp ứng sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục của huyện Gia Bình nói riêng đã có những thay đổi lớn về cơ cấu, cơ chế và chính sách…Riêng trong lĩnh vực giáo dục được đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng luôn coi “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”, đến nay các trường THCS trong huyện Gia Bình đã phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Tổng số toàn huyện hiện nay có 15 trường THCS.
Công tác quản lý có nhiều đổi mới, chỉ đạo sát thực tế, tạo sự đồng thuận trong ngành và xã hội; Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, lạm thu trong trường học; thực hiện có hiệu quả Đề án "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030" của tỉnh.
Quy mô, mạng lưới trường, lớp ổn định, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân; công tác phổ cập giáo dục được chỉ đạo tích cực, đạt kết quả vững chắc; huy động học sinh trong các độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ