Bản Giốc, du khách sẽ được tham quan một số khu vườn dẻ của người dân địa phương nơi đây.
- Ngoài ra, Cao Bằng còn có nhiều món ăn nổi tiếng và để lại dấu ấn sâu sắc cho du khách như: Bánh cuốn, bánh coóng phù (bánh trôi), bánh áp chao, bánh trứng kiến (Pẻng rày), lợn sữa quay, phở chua “món ăn ngày hè”, khẩu Sli, bánh Khảo, quả mác mật, mận Bảo Lạc, lê Đông Khê, rượu Tắc kè, rượu Táp ná, bột nghệ đen, bột nghệ vàng, mật ong rừng, rau dạ hiến, rau ngót rừng,...
- Chè, dược liệu:
+ Chè Dây: là một loại thảo dược quý được sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi ở các huyện Thông Nông, Nguyên Bình, Hà Quảng, Hòa An. Theo kinh nghiệm dân gian, chè Dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý, giúp tiêu hóa tốt, dễ ngủ, những người có bệnh đau dạ dày, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau.
+ Chè Giảo Cổ Lam: là một loại cây cỏ thân bò, mọc hoang dã rải rác trên vùng núi đá Cao Bằng. Trong hơn 100 loại Saponin có trong Giảo Cổ Lam có nhiều loại cấu trúc giống với saponin có trong nhân sâm và tam thất. Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid có tác dụng chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, còn có các axit amin, vitamin, các nguyên tố vi lượng Zn, Fe, Se. Có công dụng: giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, phòng và ngừa một số biến chứng bệnh tim mạch tiểu đường...
+ Chè đắng: với đặc điểm riêng biệt búp non màu hồng tía, vừa là chè uống, vừa có tác dụng là dược liệu với 3 hương vị: vị thơm, vị hơi đắng và vị ngọt mát đọng lại rất lâu khi thưởng thức nó.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.1.4.1. Hệ thống giao thông vận tải
Cao Bằng có 2 cửa khẩu chính (Tà Lùng và Trà Lĩnh) và 4 cửa khẩu phụ (Sóc Giang, Thị Hoa, Lý Vạn, Pò Peo) kết nối với Trung Quốc (Hình 2.2). Do
điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, loại hình giao thông vận tải duy nhất là đường bộ.
Tổng các tuyến giao thông đường bộ có chiều dài 4.608,9 km gồm các tuyến QL, đường tỉnh, đường huyện và đường liên xã, đạt tỷ lệ 8,98km/1000 dân và 0,69km/km2 (mức trung bình cả nước là 0,33 km/km2). Hệ thống đường QL có 4 tuyến hoặc đoạn tuyến với tổng chiều dài 413km (bao gồm 106 km QL 3, 47 km QL 4A, 17 km QL 4C; và 193 km QL 34), là đường cấp IV đến cấp V miền núi, trong đó: phần có chất lượng mặt đường loại tốt chiếm 50%, loại khá chiếm 40% [15].
QL 3 từ Hà Nội qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, TP Cao Bằng đến cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa) dài 315km (trong địa phận Cao Bằng 105km), là tuyến giao thông huyết mạch liên kết Cao Bằng với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng ở phía nam và với Trung Quốc ở phía bắc, vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển KT - XH nói chung và ngành DL nói riêng của tỉnh Cao Bằng.
QL 4A từ TP Cao Bằng qua Đông Khê đến Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, có thể đi cửa khẩu Hữu Nghị, một cửa khẩu lớn về các mặt hàng tiêu dùng và đồ điện tử của Trung Quốc rất thu hút đông đảo nhân dân và du khách, hoặc theo QL 1A về Hà Nội dài 286km [15].
QL 34 theo chiều đông - tây từ Khau Đồn - Nguyên Bình - Tĩnh Túc - Bảo Lạc - Pác Nhùng, dài 186km (nối tiếp sang Hà Giang).
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có tuyến đường Hồ Chí Minh từ QL 3 rẽ lên Khu di tích Pác Bó (Hà Quảng) dài hơn 50km.
Các tuyến nội tỉnh: toàn tỉnh có 18 tuyến phân bố khắp các huyện thị với chiều dài lên tới 607,4km, chủ yếu từ cấp IV đến cấp VI miền núi và loại giao thông nông thôn A - B [15].
Như vậy, Cao Bằng là một tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc - thị trường thương mại và DL lớn có nhiều tiềm năng, có nhiều cửa khẩu trong đó
có cửa khẩu quốc gia, quốc tế đường bộ, là yếu tố thuận lợi cho việc thông thương giữa hai nước.
CSHT nói chung và giao thông nói riêng mặc dù đang được hoàn thiện từng bước nhưng vẫn còn ở tình trạng kém phát triển, đặc biệt là các huyện vùng sâu vùng xa, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH nói chung và DL nói riêng. Việc phát triển các dự án CSHT không chỉ có ý nghĩa tạo sự lưu thông, thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn giúp thực hiện chính sách của Đảng, chính phủ đối với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng xa.
2.1.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính - viễn thông là cơ sở để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích đến người dân, đặc biệt là đồng bào các xã vùng xa, vùng biên giới. Nhiều dịch vụ mới được triển khai như: dịch vụ thoại trên nền Internet, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Internet băng thông rộng, dịch vụ chuyển phát nhanh,... Hiện nay có các nhà cung cấp chính đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như VNPT, Viettel, EVN telecom...vùng phủ sóng điện thoại di động đang được mở rộng rất nhanh, chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao.
Mạng lưới thông tin của tỉnh đang được chú trọng và từng bước được cải thiện, phục vụ trước hết cho nhu cầu phát triển KT - XH của tỉnh, nhu cầu của nhân dân địa phương cũng như nhu cầu của du khách, tạo thuận tiện cho việc tiếp cận các điểm, cụm và tuyến DL, việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ DL, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ du khách, đem lại sức hấp dẫn và hiệu quả trong kinh doanh.
2.1.4.3. Hệ thống điện và hệ thống cấp, thoát nước
* Hệ thống cấp điện
Điện là nhân tố quan trọng phục vụ cho sự phát triển của ngành DL, đảm bảo cho sự phát triển của các ngành dịch vụ DL hiện đại, nhất là vấn đề nghỉ ngơi và giải trí của du khách. Nguồn điện của Cao Bằng hiện nay sử dụng
nguồn và hệ thống cung cấp lưới điện quốc gia. Hệ thống điện lưới quốc gia của tỉnh hiện có 1 trạm E16 Cao Bằng 110KV từ trạm 220KV Thái Nguyên, công suất 56MVA. Trạm xây dựng từ năm 1993 nên công suất đã bị quá tải.
* Hệ thống cấp, thoát nước
Nguồn nước mặt tương đối phong phú do có nhiều sông, suối, ao, hồ, nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Hiện nay, việc cung cấp nước sạch chỉ có một nhà máy nước tại TP Cao Bằng với tổng công suất trên 5.000m3/ngày đêm, cung cấp cho gần 100% dân ở trong TP, còn lại, các phường, xã ven TP, các thị trấn trong tỉnh hầu hết sử dụng nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý cho sinh hoạt.
2.1.4.4. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng DL, KDL, bungalow...Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của KDL, nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.
2.1.5. Hợp tác đầu tư cho du lịch
Các hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư phát triển DL đã có những chuyển biến tích cực, đã có nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đăng ký đầu tư tại Cao Bằng. Đây thực sự là những tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm DL, đáp ứng mục tiêu thu hút khách DL có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới.
Ngành DL phát triển, vừa là động lực thúc đẩy, vừa có sức lan tỏa hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, CSHT được đầu tư, cảnh quan được bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa. Nhận thức được vai trò to lớn đó, các cấp chính quyền địa phương có nguồn TNDL đều định hướng chọn DL làm ngành mũi nhọn để kích thích phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thu hút vốn đầu tư.
Năm 2010, toàn tỉnh có 101 dự án. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 11 dự án với tổng vốn đầu tư là 34,1 triệu USD. Dự án có vốn đầu tư trong
nước là 90, với tổng mức đầu tư là trên 22.000 tỷ đồng. Tổng đầu tư xã hội Cao Bằng còn thấp, chủ yếu là đầu tư của Nhà nước (chiếm trên 75%) và phần nhỏ là đầu tư doanh nghiệp tư nhân. Đầu tư CSHT tập trung vào củng cố hệ thống giao thông, hệ thống đô thị, mạng lưới điện, viễn thông và một số công trình hạ tầng dịch vụ như khách sạn.
2.1.6. Đánh giá chung
- Thuận lợi
Cao Bằng có vị trí địa lý rất thuận lợi, là cửa ngõ giao thương với Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển DL - thương mại nói riêng.
TNDL Cao Bằng tương đối phong phú, đa dạng, đặc biệt là TNDL tự nhiên như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, các di tích lịch sử cách mạng như Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó và Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo gắn liền với truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, với những phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc,… TNDL phân bố tương đối tập trung ở mỗi vùng, theo cụm, là tiền đề cho việc hình thành một số loại hình DL, các cụm DL hấp dẫn có sức thu hút khách và có khả năng cạnh tranh được với các KDL các tỉnh lân cận.
- Những khó khăn, hạn chế:
Nhiều TNDL có giá trị của Cao Bằng nằm xa khu dân cư, điều kiện tiếp cận còn khó khăn, trình độ phát triển thấp so với nền chung của cả nước nên việc đầu tư khai thác để biến tài nguyên thành điểm DL còn gặp nhiều khó khăn.
Một số điều kiện tự nhiên và tai biến thiên nhiên gây ra những cản trở không nhỏ đối với hoạt động DL (khí hậu, thời tiết, địa hình, thiếu nước vào mùa khô…), tạo nên tính mùa vụ cao, gây tình trạng mất cân đối cung - cầu trong hoạt động DL.
Một vài loại tài nguyên đã và đang bị xâm hại do các hoạt động dân sinh và các hoạt động kinh tế khác cần được quan tâm nghiên cứu để khai thác hợp lý…
Một số lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, các nét sinh hoạt văn hóa dân gian…trong thời gian qua ít được đầu tư nên ít nhiều bị mai một dần, bị thương mại hóa cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đây là một hạn chế nếu không khắc phục sớm sẽ hạn chế tính hấp dẫn khách DL.
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập
Thời gian qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương cho phát triển DL, hoạt động kinh doanh DL Cao Bằng bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ. Ngành DL Cao Bằng đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Hoạt động đầu tư DL cũng thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên ngành, có uy tín, có thương hiệu; kết cấu hạ tầng và CSVCKT phục vụ DL không ngừng được đầu tư phát triển, không gian DL mở rộng, sản phẩm, dịch vụ DL được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ. Tăng trưởng DL, thu nhập xã hội từ DL (được tính bằng doanh thu DL nhân với 2,2) ngày càng tăng cao. (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu Du lịch Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015
Năm | ||||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tăng trưởng DL (%) | 10,5 | 18,0 | 21, 0 | 21,5 | 11,6 | 18,0 |
Thu nhập xã hội từ DL (Triệu đồng) | 108.204 | 125.400 | 158.400 | 190.885 | 213.177 | 251.548 |
Trong đó: Du lịch(*) (%) | 0,87 | 0,83 | 0,88 | 0,90 | 0,92 | 0,95 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ
- Các Cảnh Quan Du Lịch Tự Nhiên Tiêu Biểu
- Các Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Khác
- Hiện Trạng Doanh Thu Từ Du Lịch Của Tỉnh Cao Bằng Giai Đoạn 2005 - 2015
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Các Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến 2030
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng [38]
Ngành DL Cao Bằng đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần khai thác, bảo tồn các di tích và bảo vệ môi trường tự nhiên.
2.2.1. Quy mô khách du lịch
2.2.1.1. Tổng lượng khách du lịch
Từ năm 2006 đến năm 2010, lượng khách DL tăng bình quân tăng 15 - 17%/năm; Năm 2014, Cao Bằng đón 572.321 lượt, tăng 10,2%. Năm 2015, lượng khách đạt 646.722, tăng 13% so với năm trước, tăng 77,6% so với năm 2011, đạt 107,7% so với chỉ tiêu giao (600 nghìn lượt khách) (Bảng 2.4)
Bảng 2.4. Số khách du lịch đến Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2015
Tổng số (Lượt khách) | Trong đó | ||||
Khách Quốc tế | Khách nội địa | ||||
Số khách (Lượt khách) | Tỷ trọng (%) | Số khách (Lượt khách) | Tỷ trọng (%) | ||
2005 | 50.300 | 4.001 | 7,95 | 46.299 | 92,05 |
2006 | 167.778 | 8.765 | 5,22 | 159.013 | 94,78 |
2007 | 199.899 | 7.289 | 3,65 | 192.702 | 96,40 |
2008 | 251.000 | 9.800 | 3,90 | 241.200 | 96,10 |
2009 | 286.522 | 12.537 | 4,38 | 273.985 | 95,62 |
2010 | 317.176 | 15.730 | 4,96 | 301.446 | 95,04 |
2011 | 364.000 | 17.130 | 4,70 | 346.780 | 95,30 |
2012 | 459.600 | 24.170 | 5,26 | 435.430 | 94,74 |
2013 | 519.348 | 27.518 | 5,30 | 491.830 | 94,70 |
2014 | 572.321 | 28.453 | 4,97 | 543.868 | 95,03 |
2015 | 646.722 | 33.005 | 5,10 | 613.717 | 94,90 |
Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng [8].
- Tổng cục Du lịch Việt Nam [30]
Lượng khách tăng nhanh do nhu cầu DL nội địa và quốc tế tăng, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Trong thời kỳ hội nhập, tỉnh Cao Bằng đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển DL với các tỉnh lân cận trong vùng, các tỉnh khác trong nước và với nước láng giềng Trung Quốc. Có nhiều hoạt động, nhiều chính sách đầu tư, xúc tiến, quảng bá DL
trong các sự kiện lớn tại các địa bàn phát triển DL trọng điểm của cả nước. Hơn nữa, từ sau khi thực hiện các kế hoạch, quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với một số điểm, di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, Cao Bằng đã mạnh dạn đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều hạng mục liên quan đến CSHT, các dự án DL quy mô lớn với nhiều điểm DL, KDL mới hấp dẫn du khách vào hoạt động có hiệu quả (điển hình là DTQGĐB Pác Bó, KDL Thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc…).
Về cơ cấu nguồn khách: nguồn khách nội địa luôn chiếm tỷ lệ cao hơn khách Quốc tế. Năm 2015, lượng khách nội địa là 95% và khách Quốc tế là 5% trong tổng số 646.722 lượt khách. Ngày lưu trú trung bình của khách do các cơ sở lữ hành phục vụ có xu hướng giảm: khách quốc tế giảm từ 2,5 ngày năm 2006 xuống còn 2,4 ngày năm 2010; khách DL nội địa giảm từ 2,2 ngày xuống còn 1,5 ngày. Tuy nhiên, tính chung toàn tỉnh thì khách quốc tế đến Cao Bằng lưu trú trung bình là 1 ngày và khách nội địa lưu trú từ 0,35 - 0,4 ngày. Nguyên nhân chính do DL Cao Bằng còn nhiều hạn chế về dịch vụ DL, sản phẩm DL, các du khách đến Cao Bằng chủ yếu là dân địa phương (khách nội tỉnh), chưa có các dịch vụ bổ sung để kéo dài thời gian của khách. Khách DL đến Cao Bằng đều tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động từ 50 -55%, tiếp đến là doanh thu từ phục vụ ăn uống, tỷ lệ này dao động từ 24% - 25%.
2.2.1.2. Khách du lịch quốc tế
Trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa, lượng khách quốc tế đến Cao Bằng còn thấp, năm 1995 mới có 61 lượt khách, năm 2000 chỉ đạt 929 lượt khách, năm 2005 đạt 4 nghìn lượt khách, năm 2010 đạt 15,7 nghìn lượt, năm 2015 đạt hơn 33 nghìn lượt khách, tăng 15,9% so với năm trước, giai đoạn 2005 - 2015 tăng 12,9 lần, tăng trung bình 59,6 nghìn lượt khách/năm.
Với cơ chế mở cửa, cũng như việc quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu như Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, KDL thác Bản Giốc, di tích lịch sử Pác